Một số nghiên cứu đã có về dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa thận tiết niệu bệnh viện bạch mai (Trang 29 - 31)

1.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài

cứu khác của Janardhan V. và cộng sự (2011) trên 66 người bệnh chạy thận nhân tạo chu kì cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng đánh giá theo SGA chiếm 91%, trong số đó phần lớn người bệnh suy dinh dưỡng nhẹ và vừạ Có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa SGA với nồng độ albumin huyết thanh, transferrin nhưng không thấy có mối liên quan với tuổi tác, protein, creatinin huyết thanh [44].

Nghiên cứu của Espahbodi F. và cộng sự (2014) cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở người bệnh chạy thận nhân tạo chu kì và có sự khác biệt về mức độ suy dinh dưỡng theo SGA giữa nam và nữ. Không có sự khác biệt đáng kể về mức độ suy dinh dưỡng với tuổi người bệnh. Nghiên cứu này còn chỉ ra SGA là công cụ tốt nhất để đánh giá dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối[35].

1.3.2. Một số nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của Nguyễn Thị Vân Anh (2008) trên 100 NB suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kì ở khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai cho thấy có 77% NB bị SĐ nhẹ, 3% SĐ nặng khi đánh giá theo phương pháp SGA và không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỉ lệ SĐ theo thang điểm SGA ở nam và nữ [1].

Nghiên cứu của Trần Văn Vũ (2011) tiến hành trên 90 NB suy thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế tại khoa Thận bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy tỉ lệ SĐ ở nhóm người bệnh này dao động từ 22,2-79,8% tùy thuộc vào từng phương pháp đánh giá và có mối tương quan nghịch rất chặt giữa phương pháp SGA và nồng độ albumin huyết thanh. Đồng thời cho thấy SGA là một phương pháp đáng tin cậy và thích hợp cho NB suy thận mạn giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế[19].

Năm 2011, nghiên cứu của Vũ Thị Thanh trên 150 NB suy thận mạn chạy thận nhân tạo chu kì tại khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai cho thấy có 44% SĐ nhẹ và 18% SĐ nặng khi đánh giá theo phương pháp SGẠ Đồng thời nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ dinh dưỡng nặng theo SGA có liên quan với BMI thấp (<18,5) có ý nghĩa thống kê[16].

Nghiên cứu của Nguyễn An Giang và cộng sự (2013) trên 144 NB suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kì cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng theo SGA

là 98,6% trong đó SĐ mức độ nhẹ và trung bình chiếm 92,9%, mức độ nặng và rất nặng chiếm 7,1%, tuy nhiêu chỉ có 25% người bệnh có albumin máu thấp và 39,6% người bệnh có BMI thấp hơn 18,5 kg/m [6]

Năm 2013, nghiên cứu của Đinh Thị Kim Dung trên 74 người bệnh STM đang điều trị thay thế bằng LMB liên tục ngoại trú tại tại khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai có 35% số NB có BMI dưới mức bình thường (<18.5), 46% số NB có BMI bình thường (từ 18,5-24.9) và chỉ có 3% số NB (2 NB) có BMI trên mức bình thường (tiền béo phì) và không có ai béo phì. Kết quả còn cho thấy 38% số NB có nồng độ Albumin thấp <35g/l so với mức bình thường Albumin máu trung bình là 35,9± 4,84g/l [4].

Ở Việt Nam đã có một số đề tài đánh giá về dinh dưỡng bằng phương pháp SGA ở những người bệnh bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế cũng như người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ nhưng chưa có đề tài đi sâu nghiên cứu về vấn đề dinh dưỡng ở những người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú. Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như giảm tỉ lệ tử vong ở người nhóm người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú, xuất phát từ thực tế trên chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu nàỵ

Hơn nữa kết quả nghiên cứu có được sẽ là cơ sở để có cái nhìn bao quát ban đầu về thực trạng dinh dưỡng của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc màng bụng liên tục ngoại trú ở khu vực miền bắc, từ đó nâng cao chất lượng thực hành chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa thận tiết niệu bệnh viện bạch mai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)