4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của BN là 44,7 ± 12,3 tuổị Kết quả này tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (năm 2016) tại khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai là 44,82 ± 12,28 tuổi[14]và nghiên cứu của Trần Văn Vũ (năm 2010) trên 90 BN LMB liên tục ngoại trú tại Bệnh viện Chợ Rẫy là 44,8 ± 14,9 tuổi[19]. Như vậy, hầu hết các người bệnh LMB đều nằm trong lứa tuổi lao động do đó tạo ra một gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hộịỞ nước ta, đa phần các người bệnh đều đến bệnh viện khi tình trạng bệnh tiến triển nặng, vì vậy thời gian để điều trị bảo tồn chức năng thận là rất ngắn.Nguyên nhân có thể là đời sống kinh tế ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn khiến người dân không có điều kiện để khám sức khỏe định kì phát hiện bệnh sớm hơn.Ở những nước phát triển, khi mà đời sống được nâng cao thì nhu cầu được khám và chăm sóc sức khỏe định kì là rất lớn.
Người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ hơn so với nhóm người bệnh trong nghiên cứu của Yanowsky và cộng sự có tuổi trung bình là 62,85 ± 1,53[9]và nghiên cứu của tác giả Chung S.H. và cộng sự, trong đó độ tuổi trung bình là 53,9 ± 12,15 tuổi [34]. Điều này có thể giải thích là do sự khác biệt về nguyên nhân gây STM là khác nhaụ Ở nước ta nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận giai đoạn cuối vẫn là bệnh lý cầu thận mạn và bệnh thận kẽ, trong khi đó ở các nước phát triển nguyên nhân hàng đầu là đái tháo đường và tăng huyết áp [34], [36]. Hơn nữa,
những người bệnh mắc bệnh thận mạn tính ở nước ta còn chưa được theo dõi và điều trị tốt nên diễn tiến đến bệnh thận giai đoạn cuối cũng sớm hơn.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người bệnh nam giới chiếm tỷ lệ 57,3 % cao hơn so với nữ giới (chiếm tỷ lệ là 42,7 %). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (năm 2016), trong đó BN nam chiếm tỷ lệ 60,8 % cao hơn so với nữ giới (tỷ lệ là 39,2 %)[14]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của tác giả Trần Văn Vũ (năm 2010), trong đó tỉ lệ BN nam sử dụng LMB là 53,8 % cao hơn tỉ lệ BN nữ LMB (tỉ lệ là 46,2 %) [18] và nghiên cứu của tác giả Cao Thị Như cũng cho kết quả tương tự, trong đó tỉ lệ nam giới chiếm 54 % cao hơn so với nữ giới (tỉ lệ là 46 %)[12]. Sự khác biệt này có thể là do thời điểm và môi trường nghiên cứu khác nhaụ
4.1.2. Thời gian lọc màng bụng và biến chứng khi vào viện
Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh có thời gian LMB dưới 5 năm chiếm 63,1% và tỷ lệ người bệnh có thời gian LMB trên 5 năm chiếm 36,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương (năm 2016)có 78,4 % BN có thời gian LMB dưới 5 năm và 21,6 % BN LMB trên 5 năm[14] và cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Cao Thị Như (thời gian LMB trung bình của BN là 44,99 ± 36,11 tháng)[11]. Nhưng nghiên cứu của tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Trần Văn Vũ trên 90 người bệnh LMB tại Bệnh viện Chợ Rẫy có thời gian LMB trung bình là 21,9 ± 15 tháng. Có sự khác biệt này có thể do địa điểm và thời gian nghiên cứu của tôi, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương và tác giả Cao Thị Như (tại Khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai năm 2015 - 2016)khác nghiên cứu của tác giả Trần Văn Vũ (tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2010 - khi mà LMB mới đi vào phát triển tại Việt Nam được vài năm).
Trong kết quả nghiên của chúng tôi ở biểu đồ 3.5 cho thấy nguyên nhân bệnh thận mạn tính đứng hàng đầu là do viêm cầu thận mạn chiếm tỉ lệ 73,8%. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Quỳnh (năm 2015)[13], trong đó viêm cầu thận mạn là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thận mạn tính (80,0%). Ngoài ra
kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với một số nghiên cứu khác như của các tác giả Nguyễn Trọng Giống [7] và Nguyễn Thị Huyền [12]. Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu chúng tôi lựa chọn đã loại bỏ các nguyên nhân gây STM do đái tháo đường, viêm cầu thận lupus vì đái tháo đường và hội chứng thận hư có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.