Bàn luận về mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa thận tiết niệu bệnh viện bạch mai (Trang 60 - 80)

số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng

4.3.1. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm SGA với một số triệu chứng lâm sàng

Theo kết quả nghiên cứu của tôi từ bảng 3.14 cho thấy tỉ lệ SĐ (cả mức độ nhẹ và mức độ nặng) của nhóm người bệnh có phù (tỉ lệ là 79,6%) cao hơn so với nhóm người bệnh không phù (tỉ lệ là 75.9 %) và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này khác biệt so với đánh giá của tác giả Bùi Thị Quỳnh ở những người bệnh bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế, trong đó tỉ lệ SĐ ở nhóm người bệnh có phù chiếm tỉ lệ 83,3 % cao hơn so với nhóm người bệnh không phù chiếm tỉ lệ 64,1 % và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05)[11]. Kết

quả này cũng khác biệt so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (2016) khi nghiên cứu 51 người bệnh LMB liên tục nội trú, trong đó tỉ lệ SĐ ở nhóm người bệnh có phù chiếm tỉ lệ 72.7 % cao hơn so với nhóm người bệnh không phù chiếm tỉ lệ 44.4 % và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05)[70].Tình trạng phù trên người bệnh LMB liên lục ngoại trú không phụ thuộc nhiều vào tình trạng dinh dưỡng như những người bệnh STM chưa điều trị thay thế cũng như người bệnh LBM nội trú mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như bệnh lý suy tim, tình trạng giữ muối giữ nước…

Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.15 cũng cho thấy có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo SGA giữa 2 nhóm người bệnh có tăng huyết áp (tỷ lệ suy dinh dưỡng là 74.1%) và nhóm không tăng huyết áp (tỷ lệ suy dinh dưỡng là 81,6%) (p > 0,05). Điều này chứng tỏ rằng tình trạng dinh dưỡng của người bệnh bệnh thận giai đoạn cuối không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng huyết áp.

4.3.2. Mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm SGA với một số thông số cận lâm sàng

Thiếu máu là tình trạng phổ biến ở hầu hết những người bệnh có sự suy giảm chức năng thận. Nguyên nhân thiếu máu ở người bệnh suy thận là thận không thể sản xuất đủ lượng erythropoietin (EPO) cần thiết cho cơ thể, ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác góp phần gây nên tình trạng thiếu máu đó là thiếu chất sắt, tình trạng viêm cấp và mạn tính... Và theo tiến triển của BTM, chức năng thận càng giảm thì khả năng tạo ra EPO càng thấp và thiếu máu càng trở nên nghiêm trọng. Nếu không được điều trị, tình trạng thiếu máu ở những người bệnh suy thận có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỷ lệ tử vong ở người bệnh BTM [74]. Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.16 trong nhóm thiếu máu trung bình là 85% và thiếu máu nặng có tỉ lệ SĐ là 65.8% còn tỉ lệ này ở nhóm không thiếu máu 85.7 %. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương trên người bệnh LMB nội trú có tỷ lệ SĐ ở nhóm thiếu máu trung bình và nặng là 62.5%, SĐ ở nhóm không

thiếu máu và thiếu máu nhẹ là 62.9% và cũng không có ý nghĩa thông kê (p>0.05)[70]. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Yanowsky -Escatell F.G. và cộng sự [70]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh LMB ít bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu máụ Điều này có thể giải thích là tình trạng thiếu máu không chỉ do nguyên nhân suy dinh dưỡng mà còn bởi tình trạng thiếu hụt erythropoietin, giảm đời sống hồng cầu trong bệnh thận mạn, bên cạnh đó còn có tình trạng viêm mạn tính, cường cận giáp, chế độ ăn thiếu hụt sắt, vitamin B12, acid folic…

Kết quả nghiên cứu này trái ngược với nghiên cứu của Trần Văn Vũ(2015) khi tiến hành nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng trên 467 người bệnh STM tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy SĐ đóng vai trò quan trọng gây nên tình trạng thiếu máu ở người bệnh STM giai đoạn cuối do chiến lược điều trị thiếu máu của người bệnh trong nghiên cứu chưa được kiểm soát hiệu quả[19].

Theo kết quả ở bảng 3.17 cho thấy nồng độ sắt huyết thanh trung bình ở nhóm không SĐ là 11.4 ± 4.7µmol/l cao hơn so với nhóm SĐ là 10.8 ± 4.6 µmol/l và sự khác biệt này là không ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tình trạng dinh dưỡng ít ảnh hưởng tới nồng độ sắt huyết thanh. Điều này có thể do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú đang được điều trị hiệu quả bằng chế phẩm chứa sắt.

Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nồng độ ferritin và transferrin huyết thanh trung bình giữa 2 nhóm người bệnh không SĐ (nồng độ ferritin, transferrin trung bình lần lượt là 318 ± 224.7 ng/ml; 206.8± 40.2 mg/dl) và những người bệnh có SĐ (nồng độ ferritin, transferrin trung bình là 663.1 ± 883.8 ng/ml; 182.6 ± 41.8 mg/dl). Kết quả này trái ngược với kết quả đánh giá trên người bệnh bệnh thận giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế của tác giả Bùi Thị Quỳnh (trong đó nồng độ protein, albumin huyết thanh trung bình ở nhóm người bệnh SĐ (lần lượt là 65,15 ± 9,21 g/l, 34,72 ± 5,26 g/l)thấp hơn so với nhóm người bệnh không SĐ (lần lượt là 67,23 ± 8,34 g/l, 35,55 ± 4,73 g/l)[13]. Như vậy, nồng độ transferrin và ferritin huyết thanh chịu ảnh hưởng bởi tình trạng suy dinh dưỡng ở người bệnh bệnh thận giai đoạn cuốị

Kết quả ở bảng 3.18 cũng cho thấy nồng độ protein, albumin huyết thanh trung bình ở nhóm người bệnh không SĐ (lần lượt là 73.2 ± 5.9 g/l; 36.3 ± 3.04 g/l) cao hơn so với nhóm người bệnh SĐ (lần lượt là 67.1 ± 8.2 g/l; 33.2 ± 4.5 g/l).Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả này tương đồng với kết quả của Chung S.H. và công sự [68]. Cũng tương tự như nghiên cứu của Janardhan và cộng sự (năm 2011) khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên 66 người bệnh suy thận mạn bằng thang điểm SGA cho thấy có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng dinh dưỡng với nồng độ albumin và protein huyết thanh (p<0.01) [44]. Chúng tôi rút ra ý nghĩa là tình trạng dinh dưỡng đánh giá theo SGA bị ảnh hưởng bởi nồng độ albumin, protein huyết thanh.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấykhông có sự khác biệt về nồng độ ure, creatinin, acid uric calci huyết thanh trung bình ở nhóm người bệnh không SĐ và nhóm người bệnh SĐ và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả này tương tự như kết quả của của Yanowsky - EscatellF.G. và cộng sự [70].Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấy nồng độ PTH huyết thanh trung bình ở nhóm người bệnh không SĐ là 125.5 ± 88.7 pmol/l cao hơn so với nhóm người bệnh suy dinh dưỡng là 106.6 ± 81.5 pmol/l. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (năm 2016) khi nghiên cứu trên 51 người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối LMB nội trú [70].Điều này chứng tỏ rằng trong nghiên cứu này không có mối liên quan giữa SĐ với nồng độ ure, creatinin, acid uric, calci và PTH huyết thanh ở người bệnh bệnh thận mạn giai đoạn cuối do người bệnh đã được điều trị bằng phương pháp lọc màng bụng.

4.4. Bàn luận về mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng theo SGA với một số yếu tố khác số yếu tố khác

Tuy chưa đề cập đến trong phần kết quả nhưng qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy rằng tình trạng hôn nhân cũng ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng khi những người bệnh độc thân và đã ly dị có tỷ lệ suy dinh dưỡng khá cao là 95% và 71% tổng số người bệnh bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng rõ đến tình trạng SĐ của người bệnh, trình độ văn hóa càng cao thì tỷ lệ suy dinh dưỡng càng thấp. Chúng tôi thấy rằng người bệnh có trình độ văn hóa càng cao họ càng dễ dàng tiếp cận và áp dụng với nhiều kênh thông tin về chế độ dinh dưỡng cũng như những biến chứng nếu người bệnh không tự chăm sóc tốt về dinh dưỡng.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi trên 103 người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú điều trị tại khoa Thận - Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 03/2017 đến tháng 06/2017, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

1. Về tình trạng dinh dưỡng của nhóm người bệnh được nghiên cứu

- Đánh giá dinh dưỡng theo phương pháp SGA cho thấy:

+ Tỉ lệ người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng là 77.7%, trong đó nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ là 63.1% và nguy cơ suy dinh dưỡng nặng là 14.6%.

+ Tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm người bệnh nữ chiếm tỉ lệ 86.4% cao hơn nhóm người bệnh nam (tỉ lệ là 71.2%) và sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Không có sự khác biệt về tình trạng suy dinh dưỡng giữa 2 nhóm tuổi ≤ 40 và >40 (p>0,05).

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng đánh giá bằng phương pháp SGA chiếm 77.7%

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng khi đánh giá bằng chỉ số BMI chiếm tỉ lệ là 27.1%.

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng khi đánh giá bằng nồng độ albumin huyết thanh chiếm tỉ lệ là 33%.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng

- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng dinh dưỡng giữa 2 nhóm phù và không phù (p>0,05).

- Tình trạng suy dinh dưỡng không hoặc ít ảnh hưởng bởi tình trạng tăng huyết áp và tình trạng thiếu máu (p >0,05).

- Không có sự khác biệt nhiều về nồng độ sắt huyết thanh giữa 2 nhóm người bệnh suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng (p>0.05), tình trạng dinh dưỡng ít ảnh hưởng tới nồng độ sắt huyết thanh.

- Không có mối liên quan giữa suy dinh dưỡng với nồng độ ure, creatinin, acid uric, calci, PTH huyết thanh(p>0,05).

- Nồng độ protein toàn phần, albumin, ferritin, transferrin huyết thanh có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm người bệnh nghiên cứu với (p<0.05)

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết luận trên chúng tôi có những khuyến nghị về đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn điều trị LMB liên tục ngoại trú:

Do tỉ lệ suy dinh dưỡng cao ở người bệnh LMB liên tục ngoại trú cho nên những biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh là rất cần thiết.

1. Tăng cường đánh giá và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh trong thời gian người bệnh đến khám chờ kết quả xét nghiệm và chờ lĩnh dịch lọc hàng tháng giúp cho người bệnh nâng cao kiến thức, thực hành dinh dưỡng, giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh để người bệnh tự chăm sóc tại nhà.

2. Hướng dẫn và cung cấp cho người bệnh những thông tin cũng như phương tiện truyền thông tin cậy về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

3. Nên sử dụng phương pháp SGA để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh suy thận mạn đang điều trị thay thế bằng lọc màng bụng liên tục ngoại trú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thị Vân Anh (2008). Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kì và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Bạch Mai năm 2007, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Y Hà Nộị

2. Bộ môn sinh lý (2000). Sinh lí học tập I, 101-109, NXB Y học Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nộị

3. Đinh Thị Kim Dung (2004). Suy thận mạn tính, Bệnh thận nội khoa,, NXB Y

học, Hà Nộị

4. Đinh Thị Kim Dung (2013). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh

dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn điều trị lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại bệnh viện Bạch Mai, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Bạch maị

5. Nghiêm Trung Dũng (2008). Nghiên cứu chức năng màng bụng và đánh giá hiệu quả điều trị suy thận mạn bằng phương pháp lọc màng bụng liên tục ngoại trú thông qua chỉ số PEP và Kt/V, Luận văn bác sĩ nội trú bệnh viện, Trường Đại

học Y Hà Nộị

6. Nguyễn An Giang, Lê Việt Thắng và Võ Quang Huy (2013). Khảo sát tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kì bằng thang điểm đánh giá toàn diện. Y học thực hành. 5(2013), 159-161.

7. Nguyễn Trọng Giống (2006). Nghiên cứu mô hình bệnh thận tiết niệu ở người

cao tuổi điều trị nội trú tại khoa thận tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, Y học lâm

sàng, ed, Vol. 2, Bệnh viện Bạch Maị

8. Nguyễn Thị Hương (2014). Đánh giá nồng độ Albumin, Prealbumin huyết thanh

và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính chưa điều trị thay thế, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nộị

9. Nguyễn Thị Thanh Hương (2016). Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo thang

điểm SGA ở bệnh nhân lọc màng bụng điều trị nội trú tại khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nộị

10. Nguyễn Thị Huyền (2008). Nghiên cứu nồng độ β2 microglobulin huyết thanh và 1 số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy thận mạn vừa và nặng, Luận

văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện, chuyên ngành nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nộị

11. Cao Thị Như (2015). Đánh giá tình trạng dự trữ sắt và một số yếu tố liên quan

ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú, Trường Đại học Y Hà Nộị

12. Bùi Thị Quỳnh (2015). Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo thang điểm SGA

ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế tại khoa Thận – Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Trường Đại

học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nộị

13. Bùi Thị Quỳnh (2015). Đánh giá nguy cơ suy dinh dưỡng theo thanh điểm SGA

ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối chưa điều trị thay thế tại khoa Thận - tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học Y Hà Nộị

14. Lưu Ngân Tâm và Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2009). Tình trạng dinh dưỡng bệnh nhân lúc nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫỵ Tạp chí Y học thành phố Hồ

Chí Minh, 1(13), 305-312.

15. Lưu Ngân Tâm và Nguyễn Thùy An (2011). Tình trạng dinh dưỡng trước mổ và biến chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật gan mật tụy tại bệnh viện Chợ Rẫỵ

Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15(4), 387-396.

16. Vũ Thị Thanh (2011). Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn thực tế và kiến thức

– thực hành dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu có chu kì tại bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nộị

17. Nguyễn Thị Thu (2005). Bước đầu đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân lọc máu chu kì, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, chuyên ngành nội khoa,

trường Đại học Y Hà Nộị

18. Trần Văn Vũ (2010). Khảo sát sự biến đổi nồng độ calci, phospho và PTH trong máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 14, 632 - 638.

19. Trần Văn Vũ (2011). Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc thận. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15(4).

20. Trường Đại học Y Hà Nội (2002). Suy thận mạn tính, Bài giảng bệnh học nội khoa, NXB Y học, Hà Nộị

21. Lê Ngọc Tuấn (2009). Đánh giá tình trạng tăng huyết áp và một số yếu tố liên

quan ở bệnh nhân lọc màng bụng liên tục ngoại trú, Trường Đại học Y Hà Nộị

22. Đỗ Gia Tuyển (2007). Bệnh học nội khoa tập I, Suy thận mạn, NXB Y học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh lọc màng bụng liên tục ngoại trú tại khoa thận tiết niệu bệnh viện bạch mai (Trang 60 - 80)