Nghiên cứu áp dụng học thuyết về tự chăm sóc của Orem.
Dorothea Orem’s (1971) xác định việc chăm sóc điều dưỡng cần nhấn mạnh về việc người bệnh tự chăm sóc. Orem khẳng định việc tự chăm sóc người bệnh cần được hướng dẫn, chỉ dẫn họ cách thức để tự họ làm, người bệnh sẽ thích thú vì thấy đời sống của họ vẫn còn có ý nghĩa, sức khỏe được dần dần từng bước được nâng caọ Mục tiêu của học thuyết Orem là giúp người bệnh có năng lực tự chăm sóc. Khi họ có khả năng về tâm sinh lý và nhu cầu xã hội, việc nâng cao này được phát triển đến khi người bệnh tự làm lấy tất cả.
Học thuyết tự chăm sóc của Orem (1995) có hai khái niệm mạnh mẽ liên quan với tự chăm sóc thành công. Đó là nhu cầu tự chăm sóc trị liệu và khả năng thực hiện tự chăm sóc. Tự chăm sóc trị liệu là tổng hợp các khả năng của cá nhân để thực hiện các nhu cầu của tự chăm sóc liên quan đến điều kiện cuộc sống của cá nhân đó. Khả năng thực hiện tự chăm sóc là khả năng của một cá nhân để thực hiện các hoạt động tự chăm sóc, hoặc những hành vi hỗ trợ sức khỏe, để duy trì một lối sống lành mạnh. Đây là một hiện tượng phức tạp và được phát triển thông qua thực hành hàng ngàỵ Nó có thể được điều chỉnh thông qua sự giúp đỡ và hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Khi thực hiện nghiên cứu chúng tôi đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên người bệnh đang LMB liên tục ngoại trú sau đó tìm ra các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng, từ đó tìm ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh.