2.5.1. Hỏi tiền sử và thông tin cá nhân
Thông tin chung: Tên, tuổi, giới, nghề nghiệp… Tiền sử bệnh tật
+ Các bệnh thận tiết niệu hoặc các bệnh liên quan như tăng huyết áp, gout mạn tính...
+ Tiền sử các bệnh nội tiết, các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh lí tuyến giáp, bệnh lí tuyến thượng thận, xơ gan, bệnh ung thư.
2.5.2. Thăm khám lâm sàng
Nghiên cứu viên được chuyên gia dinh dưỡng của trung tâm dinh dưỡng lâm sàng bệnh viên Bạch Mai hướng dẫn về cách cân đo và phỏng vấn người bệnh theo thang điểm SGẠ
Người bệnh được thăm khám lâm sàng toàn thân theo mẫu bệnh án thống nhất nhằm phát hiện các triệu chứng bệnh cũng như bệnh lí phối hợp cần loại trừ.
Đo chiều cao, cân nặng.
Đánh giá tình trạng phù, thiếu máu, tăng huyết áp và mức độ của các tình trạng đó.
Đánh giá về tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể (BMI), theo albumin huyết thanh và theo phương pháp SGẠ
Cách tính điểm SGA:
- Phương pháp SGA không tính điểm bằng số.
- Điểm nguy cơ dinh dưỡng tổng thể không dựa vào mối nguy cơ riêng lẻ.
- Không nên sử dụng hệ thống tính điểm cứng nhắc dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể.
- Hầu hết tính điểm từ:
Phần 1: Sụt cân, khẩu phần ăn Phần 2: Giảm khối cơ và dự trữ mỡ Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “A”:
- Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng cân trở lạị
- Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn.
- Mất lớp mỡ dưới da tối thiểu hoặc không mất.
- Không giảm khối cơ hoặc giảm tối thiểụ Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “B”:
- Sụt cân tổng thể mức độ vừa đến nặng trước khi nhập viện (5-10%).
- Khẩu phần ăn có thay đổi (ăn ít hơn bình thường < 50%).
- Mất lớp mỡ dưới da khoảng 2cm, giảm khối cơ vừạ
- Sụt cân rõ hoặc tiến triển (thường ít nhất 10% cân nặng bình thường).
- Khẩu phần ăn có thay đổi nhiều (ăn ít hơn bình thường > 50%).
- Mất lớp mỡ dưới da > 2cm, giảm khối cơ nặng.Mức đánh giá SGA:
- Mức A: Không có nguy cơ dinh dưỡng.
- Mức B: Nguy cơ dinh dưỡng mức độ nhẹ.
- Mức C: Nguy cơ dinh dưỡng mức độ nặng.
Chú ý: Khi do dự giữa điểm A hoặc B thì chọn B. Khi do dự giữa điểm B hoặc C thì chọn B [32].
2.5.3. Các thăm dò cận lâm sàng
Công thức máu: Xét nghiệm số lượng hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố (Hb). Xét nghiệm được làm tại khoa Huyết học - bệnh viện Bạch Maị
Sinh hóa máu: Xét nghiệm ure, creatinin, SGOT, SGPT, acid uric, protein toàn phần, albumin, phospho, calci, sắt, ferritin, transferrin, PTH. Bệnh phẩm được lấy vào buổi sáng sớm ngay khi người bệnh đến khám trước 7 giờ 30 và nhịn ăn. Xét nghiệm được làm tại khoa Sinh hóa - bệnh viện Bạch Maị
Các dụng cụ cân đo, máy xét nghiệm đều có lý lịch máy rõ ràng và được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 của bệnh viện Bạch Maị
2.5.3.1. Các tiêu chí đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Chỉ số khối cơ thể (BMI):
BMI = cân nặng/ (chiều cao) (kg/m )
Đánh giá dinh dưỡng theo nồng độ albumin huyết thanh Đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo thang điểm SGA
2.5.3.2. Ngưỡng đánh giá các chỉ số:
Đánh giá mức độ tăng huyết áp: Phân loại tăng huyết áp theo JNC VII
Đánh giá mức độ thiếu máu dựa vào nồng độ hemoglobin theo WHO