KIỂM SOÁT CHI TRONG CÁC CƠ QUAN THỐNG KÊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2. KIỂM SOÁT CHI TRONG CÁC CƠ QUAN THỐNG KÊ

1.2.1. Khái quát về các khoản chi trong các cơ quan thống kê

1.2.1.1. Khái quát về cơ quan thống kê

Quyết định số 20/TCTK ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2011 đã Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chi cục Thông kê quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh như sau:

Chi cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phổ thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Chi cục Thống kê cấp huyện) là cơ quan trực thuộc Cục Thống kê; giúp Cục trưởng Cục Thống kê thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thống kê tại địa phương; tổ chức các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Cục trưởng Cục Thống kê giao; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chi đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định cùa pháp luật.

Chi cục Thống kê cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Các Chi cục Thống kê cấp huyện trực thuộc tỉnh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn:

Thứ nhất, Thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, năm và nhiều năm; đánh giá mức độ hoàn thành một số chỉ tiêu chủ yếu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện và phân tích thống kê chuyên đề theo chương trình, kế hoạch công tác của Cục trường Cục Thống kê giao; cung cấp thông tin kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo Đảng, Chính quyền huyện và cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, Chi cục Thống kê cấp huyện tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin báo cáo thống kê cơ sở, các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê theo phương án và hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.

Thứ ba, Tổng hợp các báo cáo thống kê và báo cáo kết quả điều tra thống kê do các phòng, ban, UBND xã, phường, thị trấn thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn huyện cung cấp.

Thứ tư, Chi cục Thống kê cấp huyện Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê khác.

Thứ năm, Chi cục Quản lý và thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ thống chi tiêu thống kê huyện, xã cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục trưởng Cục Thống kê.

Thứ sáu, các cơ quan này truy cập, khai thác, sao lưu, ghi chép các cơ sở dữ liệu thống kê ban dầu và hồ sơ đăng ký hành chính của các Phòng, ban, UBND xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện để sử dụng cho mục đích thống kê theo quy định của pháp luật. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Thứ bảy, Chi cục Thống kê cấp huyện phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về thống kê trên địa bàn. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt.

Thứ tám, Phối hợp với Thanh tra Cục Thống kê và các phòng nghiệp vụ Cục Thống kê thực hiện kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành pháp luật thống kê của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Thứ chín, Thực hiện cải cách hành chính; phòng chống tham nhũng và lãng phí.

Thứ mười, Chi cục luôn ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình hoạt động thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích, dự báo, phổ biến, lưu trữ thông tin thống kê và hoạt động quản lý hành chính.

Thứ mười một, Cơ quan có quyền quản lý biên chế, tiền lương, chế độ phụ cấp theo nghề thống kê và các chế độ chính sách đãi ngộ khác của cán bộ, công chức; thực hiện công tác thi dua. khen thưởng và đánh giá, phân loại công chức hàng năm đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

Thứ mười hai, Tiến hành lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Cục Thống kê; quản lý tài chính, tài sản và các dự án đầu tư xây dựng được giao theo quy định của pháp luật. Thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thống kê giao.

Tóm lại, các Chi cục Thống kê cấp huyện có nhiệm vụ và quyền hạn tương đương như một đơn vị sự nghiệp sử dụng NSNN.

1.2.1.2. Nội dung chi trong cơ quan thống kê

Các khoản chi trong các cơ quan thống kê là các khoản chi liên quan đến việc sử dụng NSNN, hay nói cách khác nó là việc phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của nhà nước theo những nguyên tắc nhất định.

Chi trong cơ quan thống kê là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Do đó về nguyên tắc chi trong cơ quan thống kê phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của chi NSNN đó là phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước.

Theo Thông tư 109/2016/TT-BTC quy định các khoản chi trong cơ quan thống kê bao gồm:

- Chi thanh toán cá nhân: Là các khoản chi thanh toán liên quan đến tiền lương, phụ cấp lương, các khoản phúc lợi tập thể...

- Chi nghiệp vụ chuyên môn: Là các khoản chi thanh toán cho các cuộc điều tra thống kê. Cụ thể:

+ Theo Điều 3 của Thông tư, nội dung chi cho các cuộc điều tra thông kê do ngân sách trung ương bảo đảm bao gồm: Chi hỗ trợ cơ quan chủ trì tổ chức điều tra thống kê, chi xây dựng sổ tay nghiệp vụ cho Điều tra viên thống kê, chi in tài liệu hướng dẫn Điều tra thống kê, sổ tay nghiệp vụ cho Điều tra viên, chi tập huấn nghiệp vụ điều tra thống kê, chi tiền công, chi công tác kiểm tra, giám

sát hoạt động điều tra thống kê, phúc tra phiếu điều tra, chi cho đối tượng cung cấp thông tin, chi vận chuyển tài liệu điều tra thống kê, chi xử lý kết quả điều tra thống kê, chi biên soạn ấn phẩm điều tra thống kê, chi công bố kết quả điều tra thống kê và các khoản chi liên quan khác đến cuộc điều tra thống kê.

+ Theo Điều 4 của Thông tư, nội dung chi cho các cuộc điều tra thống kê do ngân sách địa phương bảo đảm sẽ tùy thuộc vào tình hình thực tế tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách địa phương. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định nội dung, mức chi cụ thể cho phù hợp.

+ Theo Điều 5 của Thông tư, nội dung chi của tổng điều tra thống kê quốc gia bao gồm các khoản chi được quy định như Điều 3 của TT này và một số nội dung chi của tổng điều tra thống kê quốc gia như sau:

. Chi hỗ trợ cơ quan chủ trì tổ chức Tổng Điều tra thống kê quốc gia xây dựng phương án Tổng Điều tra thống kê quốc gia, lập mẫu phiếu Điều tra thống kê và tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả Tổng Điều tra thống kê quốc gia theo phương thức khoán.

. Chi Điều tra thử để hoàn thiện phương án, phương pháp, chỉ tiêu, định mức công, mẫu phiếu Tổng Điều tra thống kê quốc gia: Sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp về sự cần thiết và kinh phí thực hiện Điều tra thử, Thủ trưởng cơ quan chủ trì Tổng Điều tra thống kê quốc gia quyết định Điều tra thử trong phạm vi dự toán được giao để hoàn thiện phương án, phương pháp, chỉ tiêu, định mức công và mẫu phiếu Tổng Điều tra thống kê quốc gia.

. Chi thuê người rà soát, lập danh sách đối tượng được Điều tra thống kê; chi thuê người làm công tác vẽ sơ đồ địa bàn được Điều tra thống kê ở những địa bàn xét thấy cần thiết do Thủ trưởng cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Tổng Điều tra thống kê quốc gia xem xét, quyết định

. Chi thuê bảo quản phiếu Điều tra thống kê, chi mua sắm thiết bị nhập tin, xử lý dữ liệu; mua linh kiện thay thế cho các máy móc thiết bị sử dụng trong cuộc Tổng Điều tra thống kê quốc gia (nếu có).

. Chi khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong cuộc Tổng Điều tra thống kê quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

. Chi tuyên truyền về nội dung Tổng Điều tra thống kê quốc gia: Căn cứ nội dung tuyên truyền của cuộc Tổng Điều tra thống kê quốc gia được quy định trong phương án Tổng Điều tra thống kê quốc gia, Thủ trưởng cơ quan chủ trì tổ chức Tổng Điều tra thống kê quốc gia chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền đảm bảo nguyên tắc Tiết kiệm, hiệu quả, ưu tiên công tác tuyên truyền thông qua đài phát thanh xã, phường, thị trấn trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

1.2.2. Kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê

1.2.2.1. Khái niệm và vài trò của kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê

- Khái niệm: Kiểm soát chi trong cơ quan thống kê là việc các đơn vị sử dụng các công cụ nghiệp vụ của mình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi đó được thực hiện đúng đối tượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định và theo những nguyên tắc, hình thức, phương pháp quản lý tài chính của Nhà nước.

- Vai trò của việc kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất: Kiểm soát chi giúp nhà quản lý phát hiện và ngăn chặn các sai lầm trong việc sử dụng nguồn NSNN trước khi chúng trở nên nghiêm trọng, nhằm giúp cho các hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước cũng như các chủ thể kinh tế trên thị tnrờng thực hiện theo đúng định hướng của nhà nước.

Thứ hai: Kiểm soát chi giúp nhà quản lý theo sát và đối phó được với sự thay đổi của xã hội, tạo ra sự phù hợp của hệ thống kinh tế với sự thay đổi của xã hội.

Thứ ba: Kiểm soát chi giúp nhà quản lý hoàn thiện các quyết định quản lý của nhà nước, của hệ thống kế hoạch, đường lối và chính sách cùng pháp luật nhà nước.

Thứ tư: Kiểm soát chi giúp nhà quản lý phát hiện những cơ hội cũng như thách thức mà đơn vị sẽ đối mặt, nhằm chủ động trong việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả trong việc sử dụng NSNN.

1.2.2.2. Mục tiêu kiểm soát chi

Mỗi một đơn vị đều có các mục tiêu kiểm soát cần đạt được để từ đó vạch ra kế hoạch, chiến lược mà đơn vị cần thực hiện, đó có thể là mục tiêu chung cho toàn đơn vị hay là mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động hoặc từng bộ phận trong đơn vị cần thực hiện.

Có thể chia ra các mục tiêu kiểm soát của đơn vị cần thiết lập thành 3 nhóm như sau:

- Nhóm mục tiêu về hoạt động. Nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động của cơ quan tổ chức bao gồm việc sử dụng nguồn lực, lập dự toán của đơn vị, tổ chức.

- Nhóm mục tiêu về báo cáo. Nhấn mạnh đến tính trung thực, kịp thời và đáng tin cậy của báo cáo tài chính mà đơn vị, tổ chức cung cấp. Mục tiêu này dựa trên những yêu cầu, kỳ vọng của đơn vị, tổ chức.

- Nhóm mục tiêu về tuân thủ. Nhấn mạnh đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Cho nên, mục tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào ách thứ tổ chức các hoạt động nằm trong sự kiểm soát của đơn vị, tổ chức.

1.2.2.3. Một số sai phạm thường gặp đối với các khoản chi trong các cơ quan thống kê

Trong các đơn vị HCSN, cụ thể là tại các cơ quan thống kê, những sai phạm thường gặp đối với việc chi NSNN chủ yếu xoay quanh các trường hợp sau: - Lập kế hoạch yếu kém: Việc lập kế hoạch không phù hợp dẫn đến việc nhận và sử dụng NSNN sẽ không hợp lý, tình trạng thừa, thiếu ngân sách làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

- Không liên kết giữa làm kế hoạch, chính sách và ngân sách. - Quản lý chi tiêu kém.

- Thiếu quỹ cho quá trình hoạt động và duy trì hoạt động.

- Thiếu mối quan hệ giữa quan niệm về ngân sách với thực hiện ngân sách. - Hệ thống kế toán, kiểm toán yếu kém

- Quản lý viện trợ bên ngoài yếu - Quản lý tiền mặt yếu kém

- Thiếu báo cáo kết quả thực hiện tài chính và đội ngũ cán bộ yếu.

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI TRONG CÁC CƠ QUAN THỐNG KÊ QUAN THỐNG KÊ

1.3.1. Nhân tố bên trong

Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy kiểm soát chi tại các đơn vị sự nghiệp; tổ chức bộ máy kiểm soát chi cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ kiểm soát chi tại các đơn vị sự nghiệp.

1.3.1.1. Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy kiểm soát chi tại các đơn vị sự nghiệp bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng

trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu các bộ phận của bộ máy kiểm soát chi tại các đơn vị sự nghiệp. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tác quản lý ngân sách nhà nước nói chung và kiểm soát chi tại các đơn vị sự nghiệp tại các cơ quan thống kê nói riêng. Nếu năng lực của người lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực tế thì việc kiểm soát chi tại các đơn vị sự nghiệp sẽ không hiệu quả, dễ gây tình trạng chi vượt quá thu, chi đầu tư dàn trải, phân bổ chi không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội...

Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình. Đây cũng có thể được coi là một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát, lãng phí, tham nhũng,... trong công tác kiểm soát chi tại các các cơ quan thống kê.

Năng lực chuyên môn của các bộ phận kiểm soát chi tại các cơ quan thống kê lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi ngân sách nhà nước. Đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)