Nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 39)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2. Nhân tố bên ngoài

1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên

Mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ờ nơi xây dựng công trình. Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều người sinh sống, lại hay xảy ra lũ lụt thì chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địa hình đó. Vì vậy, kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương.

1.3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Kiểm soát chi trong các các cơ quan thống kê cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế xã hội. Với môi trường kinh tế ổn định, NSNN sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm, Nhà nước sẽ giảm bớt kinh phí, chi NSNN giảm. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến kiểm soát chi trong các các cơ quan thống kê.

1.3.2.3. Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về kiểm soát chi trong các đơn vị sự nghiệp

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê nói riêng. Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo sự công bằng, an

toàn và hiệu quả đòi hòi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ. Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến kiểm soát chi trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ quan thống kê nói riêng sẽ có tác dụng kìm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không hiệu quả chi.

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới kiểm soát chi trong các các cơ quan thống kê. Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi tiêu. Cùng là một trong những chi tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền địa phương. Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phẩn không nhỏ trong việc kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Hay như sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc kiểm soát chi trong các các cơ quan thống kê cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác kiểm soát chi trong các đơn vị này. Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác kiểm soát chi trong các các cơ quan thống kê đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của. Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượng kiểm soát chi trong các các cơ quan thống kê.

1.3.2.4. Khả năng về nguồn lực ngân sách nhà nước

Dự toán về chi trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và các cơ quan thống kê nói riêng được lập luôn luôn dựa và tính toán có khoa học của nguồn

thu ngân sách, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách các năm trước và dự báo tăng thu trong năm nay mà để ra kế hoạch thu ngân sách. Vì vậy, chi trong các các cơ quan thống kê không được vượt quá thu ngân sách dành cho các hoạt động, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương để lập dự toán chi hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào Ngân sách Trung ương cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi ngân sách và kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tầm quan trọng của chi NSNN trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước đã đặt ra cho thực tiễn nghiên cứu thực trạng kiểm soát chi cho các đơn vị sự nghiệp nói riêng và các cơ quan thống kê nói chung. Trong chương 1, luận văn đã đề cập đến các nội dung liên quan KSNB trong khu vực công để làm nền tảng đề cập đến kiểm soát chi, các khoản chi trong các cơ quan thống kê, kiểm soát chi và qui trình kiểm soát chi. Những vấn đề lý luận trên đây sẽ được vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chi trong Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ở chương 2 và là cơ sở để đưa ra các giải pháp trong chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI TẠI CHI CỤC THỐNG KÊ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI CỤC THỐNG KÊ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh

2.1.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội huyện Vĩnh Thạnh

Huyện Vĩnh Thạnh nằm phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, Tây và Tây Bắc giáp các huyện An Khê và K'Bang (Gia Lai), Kon Plong (Kon Tum) và huyện An Lão; Đông và Đông bắc nối liền các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát. Phía Nam sát cánh cùng huyện Tây Sơn và Vân Canh.

Vĩnh Thạnh vốn là những làng của người dân tộc Bana. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, người Kinh lên vùng đất này lập nghiệp dựng xóm ấp cho đến cuối năm 1945, những làng vùng này thuộc Tổng Vĩnh Thạnh của huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) và Tổng Kim Sơn của huyện Hoài Ân.

Tháng 4 năm 1947 tỉnh Bình Định lập 4 huyện miền núi: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Kim Sơn và An Lão. Tên huyện Vĩnh Thạnh bắt đầu từ đó.

Khoảng cuối năm 1952, theo chủ trương của Khu 5, huyện Vĩnh Thạnh nhập vào tỉnh Gia-Kon, đến tháng 7-1954 trở về thuộc tỉnh Bình Định. Cho đến năm 1954 toàn huyện Vĩnh Thạnh gồm 50 làng thuộc 11 xã: Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Kim, Vĩnh Châu, Vĩnh Trường, Vĩnh Bình, Vĩnh Nghĩa, Vĩnh Hưng và Vĩnh Thuận.

Năm 1961, nhằm động viên nhân dân bước vào cuộc chiến đấu mới chống giặc Mỹ xâm lược và để giữ bí mật, lãnh đạo tỉnh đã lấy tên sông núi, tên người có công đặt tên cho xã (như núi Yang Điêng thay cho tên gọi xã Vĩnh Hiệp, suối LơPin là xã Vĩnh Trường, Bok Toih là xã Vĩnh Bình…) và các chữ

cái kèm con số đặt tên cho một số làng từ đó mới có các tên mật danh: M6 (làng Lơ Ye), K11 (Kon Kriêng), N3 (Đe Klăng), O5 (Kon Trinh) …

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) do đòi hỏi của các công tác chống địch và sản xuất, việc tách, nhập làng ở Vĩnh Thạnh luôn luôn xảy ra (cuối năm 1955 toàn huyện có 60 làng, đến năm 1971 còn 40 làng, đến năm 1974 là 45 làng).

Năm 1976, hai huyện Vĩnh Thạnh và Bình Khê hợp thành huyện Tây Sơn. Năm 1982 lập lại huyện Vĩnh Thạnh gồm 6 xã trong đó có 5 xã miền núi (Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa) và xã trung du Bình Quang.

Năm 1986 tỉnh điều chỉnh địa giới 3 xã Bình Quang, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo thành 4 xã: Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang.

Hiện nay toàn huyện có 59 thôn, làng nằm trong 8 xã, 01 thị trấn: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh và thị trấn Vĩnh Thạnh.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh

Căn cứ vào Quyết Định số 775/QĐ-TCTK ngày 20-06-2006 của Tổng Cục trưởng Cục Thống kê về việc “Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và chế độ làm việc của Chi cục Thống Kê Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”.

Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh là Chi cục thực hiện nghiệp vụ của Cục Thống kê Tỉnh Bình Định đặt tại Huyện và là tham mưu tổng hợp của UBND Huyện, được thành lập theo Quyết định số 36/QĐ-CTK ngày 23- 06-1995 của Cục trưởng Cục Thống kê Tỉnh Bình Định.

Chi cục Thống kê huyện chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức, biên chế, quỹ lương, tài chính của Cục Thống kê Tỉnh

Bình Định; là đơn vị dự toán phụ thuộc, có con dấu, tài khoản để giao dịch công tác theo hướng dẫn của Tổng Cục Thống kê.

Chi cục trưởng: Nguyễn Đức Tuấn Điện thoại: (0256) 3.886.387

Địa chỉ: Thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Email: chicucthongke@vinhthanh.binhdinh.gov.vn

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh

2.1.2.1. Chức năng

- Là cơ quan trực thuộc Cục Thống kê tỉnh, tổ chức hoạt động thống kê theo kế hoạch công tác của Cục Thống kê và lĩnh vực cung cấp thông tin kinh tế - xã hội, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo, Đảng chính quyền địa phương.

- Chi cục Thống kê có tư cách pháp nhân, có dấu riêng, có trụ sở làm việc và được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước theo quy định của pháp luật.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

- Thực hiện báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội tháng, quý, năm và nhiều năm, đánh giá mức độ hoàn thành 1 số chỉ tiêu chủ yếu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

- Tổ chức thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin báo cáo thống kê trên cơ sở các cuộc điều tra, tổng điều tra thống kê theo phương pháp và hướng dẫn của Tổng cục Thống kê.

- Tổng hợp báo cáo kết quả điều tra do các phòng Ban, xã, phường, thị trấn thuộc huyện cung cấp.

- Thực hiện công bố, cung cấp thông tin thống kê kinh tế- xã hội thuộc hệ thống chỉ tiêu kinh tế cấp huyện cho Cục thống kê và cho địa phương.

- Phối hợp với thanh tra Cục thống kê và các phòng nghiệp vụ Cục thống kê thực hiện kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc chấp hành luật thống kê của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh

Ghi chú: Quan hệ trực tiếp Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Chi cục trưởng Phó Chi cục trưởng Bộ phận công nghiệp - xây dựng Bộ phận Thương mại - Giá - Giao thông vận tải Bộ phận Dân số - Văn xã (XHMT) Tổng hợp chung Bộ phận Nông - Lâm - Thủy sản (Kiêm kế toán)

2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh

2.1.4.1. Bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán tại Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh bao gồm: Kế toán trưởng, kế toán viên và thủ quỹ. Trong đó:

- Kế toán trưởng là người tham mưu trực tiếp báo cáo cho lãnh đạo Chi

cục về tình hình hoạt động tài chính của Chi Cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh. Chịu trách nhiệm trực tiếp tổ chức và điều hành hoạt động của bộ máy kế toán đồng thời chịu trách nhiệm về thực hiện chế độ Tài chính của Nhà nước.

- Kế toán viên: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu theo yêu cầu chung của toàn đơn vị, thực hiện ghi sổ nhật ký cho các phần hành và lập báo cáo kế toán theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất.

- Thủ quỹ: Làm nhiệm vụ theo dõi kiểm soát tiền mặt tại Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh.

2.1.4.2. Hình thức ghi sổ, chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo

* Hình thức ghi sổ: Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh đang áp dụng chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Hiện tại Chi cục sử dụng phần mềm kế toán Misa Mimosa.Net 2019. Phần mềm này là phần mềm kế toán HCSN đáp ứng tốt mọi nghiệp vụ kế toán cho Chi cục, tích hợp được nhiều chức năng khác nhau như: kế toán thuế, kế toán tiền lương, kế toán tổng hợp, ….các chức năng này được thiết lập chặt chẽ và liên thông với nhau một cách hợp lý giúp việc phân tích các kết quả kế toán được dễ dàng. Chi cục đang ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.

2.1.5. Tình hình chi tại Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh

Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Nguồn kinh phí của Chi cục được Cục Thống kê

phân bổ hàng năm được tính toán trên cơ sở biên chế được giao hàng năm cho Chi cục. Kinh phí được bố trí để chi trả cho các hoạt động thường xuyên hàng năm như: Chi lương, các khoản phụ cấp, phúc lợi, các khoản thanh toán cá nhân, dịch vụ công cộng, công tác phí ( bao gồm cả công tác phí các cuộc điều tra thường xuyên)..; chi thường xuyên, kinh phí sữa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn và các khoản chi thường xuyên khác phát sinh tại đơn vị. Sau khi nhận được kinh phí Cục Thống kê giao, kế toán sẽ chi và quyết toán kịp thời nguồn kinh phí được sử dụng trong năm.Tình hình thực hiện các nội dung chi giai đoạn 2017 – 2019 được thể hiện thông qua bảng 2.1.

Bảng 2.1: CƠ CẤU NGUỒN CHI NĂM 2017 - 2019

Đơn vị tính: VND

TT Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Nguồn kinh phí chi thường xuyên (Tự chủ) 705.597.000 59,90 705.157.000 75,21 542.969.000 43,95 2 Nguồn kinh phí chi không thường xuyên 472.379.000 40,10 232.468.000 24,79 692.502.000 56,05 Tổng cộng 1.177.976.000 100 937.625.000 100 1.235.471.000 100

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định)

Từ số liệu Bảng 2.1 trên ta thấy cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, nguồn chi thay đổi theo năm. Đặc biệt năm 2019 tỷ trọng nguồn kinh phí chi không thường xuyên tăng là do có hoạt động tổng điều tra dân số và nhà ở trên phạm vi toàn quốc, tăng 31,26% (56,05% - 24,79%) so với năm 2018 và tăng 15,95% (56,05% - 40,10%) so với năm 2017. Năm 2019 nguồn kinh phí chi

thường xuyên giảm do tình hình phát triển chung nền kinh tế - xã hội của không chỉ trong tỉnh mà còn toàn quốc nên Chi cục cũng phải giảm biên chế, chi tiêu cá nhân, giảm 11, 26% (75,21%- 43,95%) so với năm 2018 sau khi đã có sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2018, tăng 14,29% (75,21% - 59,90%). Sự tăng đột biến ở đây là của năm 2018 tăng 13% so với năm 2017 là do năm 2018 là nguồn kinh phí cấp về để chuẩn bị cho công tác Tổng điều tra Dân số và nhà ở 2019, các công tác như tuyên truyền, công tác lập bảng kê… và một số hoạt động khác của cuộc điều tra trong kế hoạch của ngành.

Cụ thể, các khoản chi thường xuyên (tự chủ) của Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định giai đoạn 2017 – 2019 được tổng hợp như sau:

Bảng 2.2: CƠ CẤU CÁC KHOẢN CHI THƯỜNG XUYÊN NĂM 2017 – 2019

Đơn vị tính: VND

TT Nội dung

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1 Chi TT cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)