Định hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 75)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2. Định hướng hoàn thiện

đòi hỏi đổi mới không ngừng trong quản lý hành chính của đất nước, hoạt động quản lý quỹ NSNN nói chung và kiểm soát chi tại các cơ quan thống kê cũng phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện. Việc đổi mới công tác kiểm soát chi của các cơ quan thống kê nhằm đạt các mục tiêu cơ bản như sau:

- Phải đảm bảo tất cả các khoản chi tiêu từ NSNN đều được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống KBNN.

- Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả kinh phí chi NSNN. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi phải đạt mục tiêu chi đúng, chi đủ, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng NSNN để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí nhà nước.

- Qui trình, thủ tục kiểm soát chi trong các cơ quan thống kê phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai, minh bạch. Vừa đảm bảo thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN vừa đảm bảo các yêu cầu về quản lý ngân sách.

- Làm cho các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng kinh phí chi NSNN. Từ đó nâng cao ý thức chấp hành các chế độ chi tiêu NSNN, sử dụng kinh phí đúng đối tượng, đúng định mức, tiết kiệm và hiệu quả.

Để thực hiện được các mục tiêu trên, việc hoàn thiện kiểm soát chi của các cơ quan thống kê cụ thể là tại Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định được tiến hành theo những phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, triệt để thực hiện phương thức cấp phát chi thường xuyên NSNN theo dự toán, tiến tới các khoản chi của NSNN đều được cấp theo dự toán được duyệt. Dự toán sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải được chấp hành nghiêm ngặt, mọi khoản chi phải đảm bảo không vượt dự toán cả về tổng mức và cơ cấu từng khoản chi. Hạn chế dần sử dụng phương thức ghi thu - ghi chi. Chỉ sử dụng phương thức ghi thu - ghi chi đối với các khoản thu chi bằng hiện vật hay ngày công lao động. Cơ quan tài chính không

được sử dụng phương thức lệnh chi tiền để cấp phát các khoản chi thường xuyên, hạn chế tối đa các khoản chi bằng lệnh chi tiền, chỉ trừ các khoản chi mang tính cấp thiết hay liên quan tới bí mật an ninh quốc gia.

Thứ hai, cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán chi của các đơn vị hành chính sự nghiệp, đảm bảo nguyên tắc mọi khoản chi của ngân sách đều được cấp phát trực tiếp từ KBNN đến đối tượng cung cấp lao động, hàng hoá, dịch vụ. Theo đó, Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định sẽ tăng sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để cấp phát, chi trả các khoản chi thường xuyên, hạn chế tối đa việc xuất quỹ ngân sách để cấp tạm ứng bằng tiền mặt cho đơn vị sử dụng NSNN. Quy trình thủ tục kiểm soát chi của các đơn vị hành chính sự nghiệp phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát và phải đảm bảo các yêu cầu quản lý, đáp ứng yêu cầu sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn kinh phí của Nhà nước. Cơ chế cấp phát và kiểm soát chi ngân sách phải đạt được mục tiêu cấp đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn, định mức, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong sử dụng NSNN.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy kiểm soát chi Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định theo hướng tinh gọn tránh tình trạng có nhiều bộ phận cùng đảm nhận công việc kiểm soát chi. Từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, xoá bỏ kịp thời những qui định không cần thiết, tổ chức niêm yết công khai, đầy đủ mọi thủ tục, qui trình trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi “một cửa” theo hướng vừa nhanh chóng, thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN vừa tăng cường tính chặt chẽ trong kiểm soát chi.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Chi cục làm công tác kiểm soát chi đáp ứng cho nhu cầu đổi mới và hiện đại hoá ngành Thống kê.

Thứ năm, tăng cường ý thức trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách trong chi tiêu NSNN, nâng cao sự hiểu biết và ý thức tự giác của kế toán và thủ trưởng đơn vị trong việc chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI TẠI CHI CỤC THỐNG KÊ HUYỆN VĨNH THẠNH

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện khâu lập và phân bổ dự toán chi

Chất lượng dự toán chi của các đơn vị hành chính sự nghiệp nói chung và các cơ quan thống kê nói riêng là tiền đề để nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên nên Chi cục cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề sau:

+ Tất cả các bộ phận đều phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian, trình tự lập, xét duyệt và phân bổ dự toán ngân sách. Dự toán chi NSNN là căn cứ pháp lý để các đơn vị thực hiện chi tiêu đồng thời cũng là căn cứ để Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định kiểm soát chi NSNN. Để quá trình kiểm soát chi được thuận lợi, thì việc lập, duyệt và phân bổ dự toán phải được thực hiện một cách đầy đủ, kịp thời, công khai, đảm bảo cho các đơn vị sử dụng NSNN có dự toán chi ngay từ đầu năm. Cùng với việc chấp hành về trình tự và thời gian thì vấn đề đảm bảo chất lượng, nội dung, tính chính xác của dự toán phải được đặt lên hàng đầu.

- Dự toán phải được xây dựng từ cơ sở, gắn với nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao cho đơn vị sử dụng ngân sách và nó phải được xem như “cái giá” mà Nhà nước đã chấp nhận “mua” các dịch vụ do đơn vị ấy cung cấp cho xã hội. Và cũng chính vì vậy mà “cái giá” ấy không được thay đổi tuỳ tiện, có nghĩa là sau khi dự toán đã giao, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán khi không có sự thay đổi hay tăng thêm nhiệm vụ cho đơn vị.

- Các bộ phận thực hiện cơ chế tự chủ khi lập dự toán phải tách biệt những nội dung chi từ phần kinh phí được giao khoán và những nội dung chi

từ nguồn kinh phí không thực hiện cơ chế khoán. Đồng thời khi phân bổ và giao dự toán cho đơn vị cũng phải tách biệt phần kinh phí giao tự chủ và phần kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ để Chi cục có cơ sở kiểm soát chi.

- Các bộ phận chức năng khi duyệt và giao dự toán cho bộ phận sử dụng NSNN không chỉ giao có tổng mức dự toán mà phải chi tiết đến từng nội dung chi để Chi cục có cơ sở đối chiếu xem các nội dung chi của bộ phận có trong dự toán được giao hay không.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện thủ tục kiểm soát các khoản chi

- Đối với các khoản chi thuộc nhóm mục chi khác

Chi cục cần quy định các bộ phận phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng từ để Chi cục kiểm soát chi, không thực hiện kiểm soát theo bảng kê chứng từ chi như hiện nay nhằm tránh tình trạng bộ phận lợi dụng để thanh toán các khoản chi không đúng chế độ, định mức hay những khoản chi không đúng với thực tế phát sinh.

- Đối với các khoản chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn tài sản

Chi cục cần phải có quy định cụ thể tính chất sửa chữa như thế nào, giá trị bao nhiêu thì được xem là sửa chữa nhỏ hay giá trị bao nhiêu thì được xem là sửa chữa lớn vì thủ tục kiểm soát chi đối với hai nội dung chi này là hoàn toàn khác nhau. Đồng thời quy định rõ hồ sơ, thủ tục thanh toán đối với các khoản chi về xây dựng nhỏ và sửa chữa lớn các công trình có tính chất xây dựng.

- Đối với các đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ, cần thay đổi quy định kiểm soát theo hướng

Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định không kiểm soát hồ sơ, chứng từ, hoá đơn mà chỉ cần kiểm tra số dư dự toán và tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chuẩn chi do thủ trưởng đơn vị đã ký. Thủ trưởng đơn vị

phải tự chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của khoản chi.

- Tăng cường thanh toán trực tiếp từ Chi cục cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ, cá nhân thụ hưởng NSNN bằng hình thức chuyển khoản vừa an toàn vừa giảm được các chi phí liên quan đến quản lý liền mặt như in tiền, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản... đồng thời, góp phần kiểm soát thu nhập cá nhân, hạn chế tiêu cực, lãng phí trong chi tiêu NSNN. Để làm tốt điều này cần phải thực hiện một số vấn đề như sau:

+ Ban hành quy định cụ thể buộc tất cả các cá nhân, đơn vị có đăng ký sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Đồng thời, cần quy định các đơn vị sử dụng NSNN khi mua hàng hoá dịch vụ với số tiền ở một mức nào đó thì bắt buộc phải mua của người bán có tài khoản tại Ngân hàng.

+ Mở rộng thanh toán qua tài khoản thẻ ATM tất cả các khoản chi cho cá nhân như lương, phụ cấp lương, tiền công lao động, học bổng, sinh hoạt phí… Để làm tốt được điều này, cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền địa phương trong việc quy định bắt buộc các bộ phận có điều kiện phải thực hiện thanh toán qua thẻ ATM, trước mắt là đối với các đơn vị trên địa bàn thị xã, thị trấn…. Đồng thời, có biện pháp tác động đến hệ thống ngân hàng để mở rộng mạng lưới máy ATM tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng.

- Quy định chế độ kiểm soát hoá đơn bán hàng.

Hiện nay, việc kiểm soát hoá đơn đối với các khoản chi mua sắm hàng hoá dịch vụ chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là đối với các khoản chi thuộc nhóm chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy, bộ phận sử dụng NSNN có thể lợi dụng để tự lập khống hoá đơn (hoá đơn bán lẻ thông thường) để hợp thức hoá các khoản chi sai chế độ. Để tránh tình trạng này, cần phải ban hành

chế độ quy định cụ thể những khoản mua sắm có tính chất như thế nào, giá trị là bao nhiêu thì phải sử dụng hoá đơn tài chính và những khoản mua sắm như thế nào thì được sử dụng hoá đơn bán lẻ thông thường.

Về giá cả ghi trên hoá đơn, cần phải có quy định kiểm soát chặt chẽ, có cơ sở để Chi cục đối chiếu kiểm soát chi. Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định Chi cục phải thẩm định giá thực tế của hàng hoá do các đơn vị sử dụng NSNN mua. Chi cục chỉ kiểm soát giá trên cơ sở phiếu báo giá và giá ghi trên hoá đơn bán hàng do người bán cung cấp. Mà giá trên phiếu báo giá và hoá đơn thì không ai quản lý, nó có thể lớn hơn giá bán thực tế rất nhiều. Về phía cơ quan thuế, cần có biện pháp quản lý đơn vị bán hàng để các đơn vị này không xuất hoá đơn khống hoặc ghi giá trên hoá đơn cao hơn giá bán thực tế nhằm giúp đơn vị sử dụng NSNN tham ô tiền của Nhà nước.

3.2.3. Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi ngân sách của cán bộ công chức trong Chi cục

Nếu các bộ phận sử dụng kinh phí NSNN tự giác chấp hành nghiêm các chế độ chi tiêu NSNN thì việc kiểm soát chi tại Chi cục sẽ trở nên đơn giản và đương nhiên có hiệu quả cao. Để làm được điều đó, trước hết phải nâng cao sự hiểu biết của kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN về chế độ quản lý, chi tiêu NSNN. Vì vậy, Chi cục Thống kê huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định phải phối hợp với bộ phận tài chính tổ chức triển khai đầy đủ, giải thích rõ ràng các quy định trong quản lý và kiểm soát các khoản chi thường xuyên NSNN cho tất cả các bộ phận sử dụng NSNN.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng cần quy định trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân trong việc chi tiêu NSNN trên cơ sở đó đề ra những biện pháp chế tài xử phạt đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm các chế độ quy định trong quản lý và chi tiêu kinh phí NSNN.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI TẠI CHI CỤC THỐNG KÊ HUYỆN VĨNH THẠNH

3.3.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật

Nhà nước cần phải xây dựng và ban hành đồng bộ Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực NSNN phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển trong thời gian tới để tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý chi NSNN hoạt động một cách hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham gia kiểm soát chi NSNN phải được quy định cụ thể trong Luật, đặc biệt là đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Các cơ quan chức năng thuộc trung ương cần sửa đổi bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn định mức trong chi thường xuyên NSNN.

Bộ Tài chính cần có văn bản quy định cụ thể về chế độ hoá đơn, chứng từ trong chi tiêu NSNN. Cần phải quy định từng loại hoá đơn tương ứng với từng nội dung chi và mức chi. Đồng thời, cũng phải có biện pháp buộc các đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị sử dụng NSNN phải tuân thủ nghiêm các quy định về xuất hoá đơn bán hàng.

Để có thể thực hiện kiểm soát chi theo cơ chế “một cửa” một cách có hiệu quả, đề nghị sửa đổi Quyết định 235/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo hướng hợp nhất ba bộ phận kiểm soát chi hiện nay (kế toán, kế hoạch tổng hợp, thanh toán vốn đầu tư) thành một bộ phận kiểm soát chi duy nhất.

Nhà nước cần quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm các quy định trong chi tiêu NSNN trong tất cả các khâu từ lập và phân bổ dự toán, sử dụng ngân sách, kiểm soát chi, kiểm toán và quyết toán NSNN.

3.2.2. Hoàn thiện hình thức cấp phát ngân sách nhà nước

Hình thức cấp phát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên. Tương ứng với mỗi hình thức cấp phát

khác nhau, cần có cơ chế kiểm soát chi khác nhau. Việc hoàn thiện và áp dụng các hình thức cấp phát phù hợp sẽ nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi, hạn chế tiêu cực trong chi ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả trong sử dụng kinh phí NSNN. Để đạt được kết quả này, các hình thức cấp phát cần phải được hoàn thiện theo hướng sau:

Thứ nhất, tăng cường hình thức cấp phát theo dự toán

Luật NSNN sửa đổi đã chuyển hình thức cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình thức cấp phát theo dự toán là một bước chuyển quan trọng có tính đột phá trong chi NSNN. Hình thức cấp phát theo dự toán thể hiện được những ưu điểm nổi bậc như:

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong quản lý và sử dụng NSNN được quy định rõ ràng hơn. Cụ thể là, cơ quan tài chính tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)