6. Kết cấu của luận văn
1.3.4 Tỷ số khả năng sinh lợi
Tỷ số khả năng sinh lợi giúp NĐT đo lƣờng và đánh giá đƣợc kết quả của các quyết định mà các nhà quản lý đƣa ra liên quan đến quản lý tài sản, quản lý nợ và tính thanh khoản của công ty. Tỷ số này đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hƣởng đến việc NĐT có nên đầu tƣ vào công ty hay không.
Để đo lƣờng khả năng sinh lợi, NĐT thƣờng sử dụng các tỷ số chủ yếu sau: tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, tỷ số sức sinh lợi căn bản, tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (công thức đƣợc trình bày trong Phụ lục 1).
1.3.5 Tỷ số tăng trưởng
Tỷ số này phản ánh triển vọng phát triển của công ty trong dài hạn, vì vậy các NĐT thƣờng quan tâm nhiều đến nhóm tỷ số này.
Để phân tích triển vọng tăng trƣởng của công ty, NĐT thƣờng sử dụng hai tỷ số sau: tỷ số lợi nhuận tích lũy, tỷ số tăng trƣởng bền vững (công thức đƣợc trình bày trong Phụ lục 1).
1.3.6 Tỷ số giá trị thị trường
Bên cạnh nhóm tỷ số về tăng trƣởng thì nhóm tỷ số về giá trị thị trƣờng giúp NĐT có thể đo lƣờng và đánh giá đƣợc giá trị trong tƣơng lai của công ty dựa trên kỳ vọng của thị trƣờng đối với cổ phiếu của công ty.
Nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đến các tỷ số chủ yếu sau: tỷ số P/E, tỷ số P/C, tỷ số M/B (công thức đƣợc trình bày trong Phụ lục 1).
Tóm lại, các nhóm tỷ số tài chính đƣợc đề cập ở trên giúp NĐT có thể đo lƣờng và đánh giá đƣợc tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại của các công ty mà họ có dự định đầu tƣ vào đồng thời có quyết định đúng đắn trong tƣơng lai. Các nhóm tỷ số này sau khi tính toán cần phải đƣợc so sánh với số bình quân ngành, hoặc so sánh với các công ty hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực để tạo một cơ sở đánh giá cho NĐT.
19
1.4 Những yêu cầu về công bố thông tin kế toán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam Việt Nam
1.4.1 Những vấn đề chung về công ty đại chúng
1.4.1.1 Khái niệm
Ở Việt Nam, theo khoản 1 điều 32 của Luật chứng khoán năm 2019 đã đƣa ra định nghĩa cụ thể về CTĐC nhƣ sau:
“Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trƣờng hợp sau đây: a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tƣ không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này”.
Mặc dù, để trở thành CTĐC, các công ty sẽ phải gánh chịu nhiều khoản chi phí liên quan đến đợt phát hành nhƣ: chi phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, chi phí thuê ngƣời bảo lãnh phát hành, chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành… Nhƣng hầu hết công ty cổ phần đều cố gắng nỗ lực hoạt động để có thể trở thành một CTĐC, bởi vì khi đó họ sẽ đƣợc xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên TTCK, trên báo chí, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cũng nhƣ khẳng định đƣợc danh tiếng, uy tín của mình trên thế giới kinh doanh.
1.4.1.2 Yêu cầu công bố thông tin kế toán của các công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Để giúp các đối tƣợng sử dụng thông tin bên ngoài, đặc biệt là NĐT có thể tiếp cận và nắm bắt đƣợc tình hình tài chính của công ty trong quá trình ra quyết định của mình, các CTĐC có nghĩa vụ phải công khai, minh bạch hóa các hoạt động của mình. Theo điều 10 và điều 11 Thông tƣ số 96/2020/TT-BTC về hƣớng dẫn công bố thông tin trên TTCK thì CTĐC đƣợc yêu cầu phải công bố thông tin định kỳ và bất thƣờng ra công chúng.
20
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ đề cập chủ yếu đến thông tin công bố định kỳ, bởi vì nó là nguồn TTKT tham khảo chủ yếu và quan trọng cho các NĐT trong quá trình ra quyết định của mình.
Công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về một hoặc một số nội dung sau đây:
Một là, CTĐC phải công bố báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận theo nguyên tắc sau:
- Báo cáo tài chính phải bao gồm đầy đủ các báo cáo, phụ lục, thuyết minh theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp;
Trƣờng hợp CTĐC là công ty mẹ của tổ chức khác, CTĐC phải công bố 02 báo cáo: báo cáo tài chính năm của riêng đơn vị mình và báo cáo tài chính năm hợp nhất theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp;
Trƣờng hợp CTĐC là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố báo cáo tài chính năm tổng hợp theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp;
Trƣờng hợp CTĐC là công ty mẹ của tổ chức khác, đồng thời là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng, CTĐC phải công bố 02 báo cáo: báo cáo tài chính năm tổng hợp và báo cáo tài chính năm hợp nhất theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp;
- Công ty đại chúng phải công bố thông tin về báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán bao gồm cả báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính đó và văn bản giải trình của công ty trong trƣờng hợp tổ chức kiểm toán đƣa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính;
- Thời hạn công bố báo cáo tài chính năm
Công ty đại chúng phải công bố báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán nhƣng không vƣợt quá 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Hai là, CTĐC phải lập báo cáo thƣờng niên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tƣ này và công bố báo cáo này trong thời hạn 20 ngày
21
kể từ ngày công bố báo cáo tài chính năm đƣợc kiểm toán nhƣng không vƣợt quá 110 ngày, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Thông tin tài chính trong báo cáo thƣờng niên phải phù hợp với báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán.
Ba là, công bố thông tin về họp Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên
- Tối thiểu 21 ngày trƣớc ngày khai mạc họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn, CTĐC phải công bố trên trang thông tin điện tử của công ty và của Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc, Sở giao dịch chứng khoán (trƣờng hợp là tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch) về việc họp Đại hội đồng cổ đông, trong đó nêu rõ đƣờng dẫn đến toàn bộ tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông, bao gồm: thông báo mời họp, chƣơng trình họp, phiếu biểu quyết, tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chƣơng trình họp. Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông phải đƣợc cập nhật các nội dung sửa đổi, bổ sung (nếu có);
- Biên bản họp, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thƣờng niên và tài liệu kèm theo trong biên bản, nghị quyết phải đƣợc công bố theo thời hạn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tƣ này.
Bốn là, CTĐC phải công bố thông tin về báo cáo tình hình quản trị công ty theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tƣ này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm và kết thúc năm dƣơng lịch.
1.4.2 Kết cấu và nội dung chủ yếu của hệ thống báo cáo
1.4.2.1 Báo cáo tài chính năm
Các CTĐC niêm yết đƣợc yêu cầu lập và công bố hệ thống BCTC năm theo tuân theo Thông tƣ số 200/TT–BTC. Cụ thể nhƣ sau:
a) Bảng CĐKT năm: (Mẫu số B01 – DN)
Một số điểm cần lưu ý khi lập Bảng CĐKT:
Một là, theo VAS 21 “Trình bày BCTC”, tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp phải đƣợc trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn. Trong trƣờng hợp không thể phân biệt đƣợc giữa ngắn hạn và dài hạn thì tài sản và nợ phải trả đƣợc
22
sắp xếp theo mức độ thanh khoản giảm dần. Với cả hai phƣơng pháp trình bày, đối với từng khoản mục tài sản và nợ phải trả, doanh nghiệp phải trình bày tổng số tiền dự tính đƣợc thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, số tiền đƣợc thu hồi hoặc thanh toán sau 12 tháng.
Hai là, tuân thủ theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, VAS 21 quy định trong bảng CĐKT năm phải trình bày các số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tƣơng ứng đƣợc lập vào cuối kỳ kế toán năm trƣớc gần nhất (số đầu năm).
b) Báo cáo KQHĐKD năm: (Mẫu số B 02 – DN)
Một số điểm cần lưu ý khi lập Báo cáo KQHĐKD năm:
Tƣơng tự nhƣ trong bảng CĐKT năm, tuân thủ theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, VAS 21 cũng quy định trong báo cáo KQHĐKD năm phải trình bày các số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tƣơng ứng đƣợc lập cho kỳ kế toán năm trƣớc gần nhất (năm trƣớc).
c) Báo cáo LCTT năm: (Mẫu số B 03 – DN)
Một số điểm cần lưu ý khi lập Báo cáo LCTT năm:
Một là, tuân thủ theo nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, VAS 24 “Báo cáo LCTT” quy định trong báo cáo LCTT năm phải trình bày các số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tƣơng ứng đƣợc lập cho kỳ kế toán năm trƣớc gần nhất (năm trƣớc).
Hai là, doanh nghiệp lập báo cáo LCTT năm có thể lựa chọn theo một trong hai phƣơng pháp sau: phƣơng pháp trực tiếp và phƣơng pháp gián tiếp. Dù doanh nghiệp lập theo phƣơng pháp nào thì các khoản thuần túy của các dòng thu và chi tiền đều đƣợc xem xét theo 3 loại hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính.
Ba là, theo phƣơng pháp trực tiếp, Báo cáo KQHĐKD năm đƣợc lập lại theo phƣơng pháp kế toán trên cơ sở tiền. Dựa vào Báo cáo KQHĐKD mới này, ta sẽ xác định đƣợc dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh.
Bốn là, theo phƣơng pháp gián tiếp, lƣợng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đƣợc tính bắt đầu từ con số “lợi nhuận trƣớc thuế” (đƣợc thể hiện trên Báo cáo
23
KQHĐKD năm) và điều chỉnh con số này theo căn cứ tiền.
Năm là, trong thực tế, phƣơng pháp gián tiếp đƣợc ƣa chuộng hơn và đƣợc nhiều công ty sử dụng hơn.
d) Bảng thuyết minh BCTC năm:(Mẫu số B09 – DN)
Một số điểm cần lưu ý khi lập Bản thuyết minh BCTC năm:
Một là, theo VAS 21, cấu trúc của bản thuyết minh BCTC của một doanh nghiệp bao gồm:
- Đƣa ra các thông tin về cơ sở dùng để lập BCTC và các chính sách kế toán cụ thể đƣợc chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng;
- Trình bày các thông tin theo quy định của các chuẩn mực kế toán mà chƣa đƣợc trình bày trong các BCTC khác;
- Cung cấp thông tin bổ sung chƣa đƣợc trình bày trong các BCTC khác, nhƣng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý.
Hai là, theo VAS 21, Bản thuyết minh BCTC phải đƣợc trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ cần đƣợc đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Bản thuyết minh BCTC.
Ba là, phần về các chính sách kế toán trong Bản thuyết minh BCTC phải trình bày những điểm sau đây:
- Các cơ sở đánh giá đƣợc sử dụng trong quá trình lập BCTC;
- Mỗi chính sách kế toán cụ thể cần thiết cho việc hiểu đúng các BCTC.
Bốn là, ngoài ra, bản thuyết minh BCTC còn phải trình bày những biến động thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, thông tin về cổ phiếu, và một số thông tin khác...
Trƣờng hợp CTĐC chƣa niêm yết là công ty mẹ của một tổ chức khác thì bên cạnh BCTC năm của công ty mẹ nhƣ trên thì công ty còn phải lập BCTC năm hợp nhất theo đúng quy định của pháp luật về kế toán. Hệ thống BCTC năm hợp nhất bao gồm 4 mẫu biểu báo cáo sau:
24
Báo cáo KQHĐKD năm hợp nhất: (Mẫu số B 02 – DN/HN) Báo cáo LCTT năm hợp nhất: (Mẫu số B 03 – DN/HN) Bản thuyết minh BCTC năm hợp nhất: (Mẫu số B 09 – DN/HN)
1.4.2.2 Báo cáo kiểm toán BCTC năm
Nội dung, kết cấu và hình thức trình bày của báo cáo kiểm toán BCTC phải tuân theo chuẩn mực kiểm toán số 700 “Báo cáo kiểm toán”.
Một số nội dung chủ yếu cần lưu ý khi lập báo cáo kiểm toán:
Một là, Trong đoạn mở đầu của Báo cáo kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán viên phải trình bày:
- Đối tƣợng của cuộc kiểm toán: chính là các BCTC (trong đó, ghi rõ ngày lập và phạm vi niên độ tài chính mà BCTC đó phản ánh)
- Trách nhiệm của ngƣời quản lý và trách nhiệm của kiểm toán viên, công ty kiểm toán:
+ Trách nhiệm của ngƣời quản lý (Giám Đốc hoặc ngƣời đứng đầu) là lập BCTC
+ Trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán là đƣa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kiểm toán của mình.
Hai là, trong phần “ý kiến của kiểm toán viên về BCTC”, kiểm toán viên đƣa ra một trong các loại ý kiến về BCTC nhƣ sau: (1), Ý kiến chấp nhận toàn phần; (2), Ý kiến chấp nhận từng phần; (3), Ý kiến không chấp nhận; (4), Từ chối đƣa ra ý kiến.
Ba là, mỗi khi kiểm toán viên đƣa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (ý kiến chấp nhận từng phần, ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận) thì phải mô tả rõ ràng trong báo cáo kiểm toán tất cả những lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lƣợng, nếu đƣợc, những ảnh hƣởng đến BCTC.
Bốn là, trong trƣờng hợp CTĐC chƣa niêm yết là công ty mẹ của một hoặc số công ty khác thì báo cáo kiểm toán về BCTC hợp nhất của Tổng công ty phải đƣợc lập dựa trên kết quả kiểm toán đƣợc thực hiện đối với các đơn vị thành viên, và kết quả kiểm tra BCTC hợp nhất.
25
1.4.2.3 Báo cáo thường niên
Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, Báo cáo thƣờng niên là một tài liệu đƣợc các công ty cổ phần sử dụng chủ yếu để báo cáo về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trƣớc đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh việc trình bày Báo cáo thƣờng niên trƣớc đại hội đồng cổ đông thì các CTĐC chƣa niêm yết còn phải có nghĩa vụ phải công bố Báo cáo này công khai cho các đối tƣợng sử dụng thông tin.
Kết cấu và nội dung của báo cáo thƣờng niên: đƣợc quy định cụ thể trong phần phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tƣ số 96/2020/TT-BTC. Nhìn chung, báo cáo thƣờng niên bao gồm một số thông tin chủ yếu về: lịch sử hoạt động của công ty, báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của Ban Giám đốc, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bản giải trình về BCTC và báo cáo kiểm toán, báo cáo về các công ty có liên quan, báo cáo về tổ chức và nhân sự và cuối cùng là thông tin về cổ đông/ thành viên gốp vốn/quản trị công ty.
1.4.3 Những yêu cầu về công bố thông tin kế toán đối với các tổ chức niêm yết