6. Kết cấu của luận văn
2.3.5 Kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các chỉ số tài chính để phân
quyết định đầu tư của nhà đầu tư
Bảng 2.8 tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích và ra quyết định đầu tƣ. Kết quả khảo sát cho thấy có 98 NĐT (chiếm 81,7%) có sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích và ra quyết định đầu tƣ. Theo đánh giá của tác giả thì con số này là phù hợp với các kết quả trƣớc đó khi biết rằng có đến 28 NĐT (chiếm 23,3%) không hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - tài chính (bảng 2.4). Rất có thể phần lớn các NĐT không sử dụng các chỉ số tài chính nằm trong nhóm này và họ có thể sẽ đầu tƣ theo tâm lý đám đông.
55
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ sử dụng các chỉ số tài chính để phân tích và ra quyết định đầu tƣ
Thông tin khảo sát Mức độ
sử dụng Tỷ lệ
Số ngƣời sử dụng các tỷ số để phân tích và ra quyết
định đầu tƣ 98/120 81,7%
Nhóm chỉ số thanh khoản
Tỷ số thanh khoản hiện hành 17/98 17,3%
Tỷ số thanh khoản nhanh 12/98 12,2%
Trung bình nhóm 14,8%
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 11/98 11,2%
Vòng quay nợ phải thu 7/98 7,1%
Vòng quay tài sản cố định 2/98 2,0% Vòng quay tổng tài sản 4/98 4,1% Trung bình nhóm 6,1% Nhóm chỉ số quản lý nợ Tỷ số nợ trên tổng tài sản 45/98 45,9% Tỷ số khả năng trả lãi 4/98 4,1% Trung bình nhóm 25,0%
Nhóm chỉ số về khả năng sinh lợi
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 67/98 68,4%
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 63/98 64,3%
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) 40/98 40,8%
Tỷ số suất sinh lời căn bản 39/98 39,8%
Trung bình nhóm 53,3%
Nhóm chỉ số tăng trƣởng
Tỷ số lợi nhuận tích lũy 30/98 30,6%
Tỷ số tăng trƣởng bền vững 6/98 6,1% Trung bình nhóm 18,4% Các chỉ số giá trị thị trƣờng Tỷ số M/B 60/98 61,2% Tỷ số P/E 50/98 51,0% Tỷ số P/C 40/98 40,8% Trung bình nhóm 51,0% Tỷ số đánh giá thu nhập
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) 95/98 96,9%
56
Kết quả khảo sát cho thấy các nhóm chỉ số tài chính đƣợc các NĐT sử dụng chia thành hai phần rõ ràng, đó là các nhóm chỉ số tài chính đƣợc sử dụng ở mức độ cao (mức độ sử dụng trung bình từ 50% trở lên) và các nhóm chỉ số tài chính đƣợc sử dụng ở mức độ thấp (mức độ sử dụng trung bình dƣới 50%). Các nhóm chỉ số tài chính đƣợc sử dụng ở mức độ cao bao gồm: nhóm chỉ số đánh giá thu nhập (1 chỉ số, 96,9%); nhóm chỉ số về khả năng sinh lợi (4 chỉ số, trung bình 53,3%); nhóm chỉ số về giá trị thị trƣờng (3 chỉ số, trung bình 51,0%). Kết quả này hoàn toàn hợp lý khi các nhóm chỉ số này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi tức cổ phiếu mà các NĐT sẽ nhận đƣợc trong tƣơng lai với giả định rằng doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thƣờng và không xảy ra những sự kiện bất lợi làm ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận. Các nhóm chỉ số tài chính đƣợc sử dụng ở mức độ thấp bao gồm: nhóm chỉ số về tính thanh khoản (2 chỉ số, trung bình 14,8%), nhóm chỉ số về hiệu quả hoạt động (4 chỉ số, trung bình 6,1%), nhóm chỉ số quản lý nợ (2 chỉ số, trung bình 25%) và nhóm chỉ số tăng trƣởng (2 chỉ số, trung bình 18,4%).
Ở nhóm chỉ số tài chính đƣợc sử dụng ở mức độ cao thì các chỉ số đƣợc các NĐT sử dụng nhiều nhất đó là: thu nhập trên mỗi cổ phiếu (chiếm 96,9%); tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (68,4%); tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (64,3%), tỷ số M/B (61,2%),... Chúng ta thấy rằng hầu hết các chỉ số này đều liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó có thể kết luận rằng chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất mà các NĐT nghĩ đến khi đánh giá một danh mục đầu tƣ.
Trong các nhóm chỉ số tài chính có mức độ sử dụng thấp của các NĐT thì có một vài chỉ tiêu theo đánh giá của tác giả là rất quan trọng nhƣ: tỷ số thanh khoản hiện hành, tỷ số thanh khoản nhanh, tỷ số khả năng trả lãi và tỷ số tăng trƣởng bền vững. Các chỉ số thanh khoản hiện hành, thanh khoản nhanh và tỷ số khả năng trả lãi liên quan đến việc thanh toán các khoản nợ và trong một số trƣờng hợp thì nó là cơ sở để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Kết quả này cho thấy các NĐT trên TTCK Việt Nam đã tập trung quá nhiều vào lợi nhuận của đơn vị mà bỏ qua một số yếu tố quan trọng khác nhƣ khả năng thanh toán nợ trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn của đơn vị. Việc các NĐT ít sử dụng chỉ số tăng trƣởng bền vững cho
57
thấy các NĐT trên TTCK Việt Nam chỉ quam tâm đến lợi tức ngắn hạn của cổ phiếu mà ít quan tâm đến khoản lợi tức dài hạn.
58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nội dung chƣơng 2 trình bày yêu cầu công bố TTKT trên TTCK Việt Nam, thực trạng công bố TTKT trên TTCK Việt Nam và kết quả khảo sát về mức độ sử dụng TTKT của các CTĐC công bố trên TTCK Việt Nam của các NĐT.
Về các yêu cầu của công bố TTKT trên TTCK Việt Nam đƣợc thiết kế thành các nội dung: những vấn đề chung về các CTĐC; yêu cầu của hệ thống báo cáo; những yêu cầu về công bố TTKT đối với các CTĐC; những yêu cầu về lập và trình bày BCTC.
Về thực trạng công bố TTKT của các CTĐC trên TTCK Việt Nam, kết quả cho thấy rằng vấn đề công bố TTKT trên TTCK Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực, số lƣợng cũng nhƣ tỷ lệ các công ty đạt chuẩn công bố thông tin ngày càng lớn giúp thông tin đƣợc công bố trên TTCK ngày càng hoàn thiện và minh bạch hơn. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hiện tƣợng che dấu thông tin, làm đẹp số liệu, chậm trễ trong vấn đề công bố…chủ yếu xuất phát từ ý thức còn kém của các doanh nghiệp trên TTCK, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến niềm tin, lợi ích của NĐT.
Kết quả khảo sát các NĐT tham gia đầu tƣ trên TTCK Việt Nam cho chúng ta có những đánh giá nhƣ sau:
Một là, các NĐT ngày càng có nhiều hiểu biết hơn về các kiến thức kế toán tài chính cũng nhƣ những quy định về công bố TTKT trên TTCK Việt Nam.
Hai là, các NĐT ngày càng quan tâm hơn đến chất lƣợng TTKT đƣợc công bố từ các CTĐC nhƣ mức độ cần thiết phải công bố TTKT, tính kịp thời của TTKT đƣợc công bố, ... cũng nhƣ họ quan tâm đến mức độ ảnh hƣởng của TTKT đến việc ra quyết định, các loại BCTC mà họ quan tâm,...
Ba là, các NĐT quan tâm nhiều đến các chỉ số tài chính có liên quan đến con số lợi nhuận mà ít quan tâm đến các chỉ số tài chính thể hiện khả năng thanh toán, triển vọng tăng trƣởng trong tƣơng lai.
59
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG NHU CẦU NHÀ ĐẦU TƢ TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Quan điểm và định hƣớng
3.1.1 Quan điểm
3.1.1.1 Phù hợp với môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thực tế của Việt Nam
Để hoạt động có hiệu quả, bất kỳ thị trƣờng nào cũng đều dựa trên cơ sở là thông tin đáng tin cậy và minh bạch. Thị trƣờng chứng khoán là thị trƣờng đặc biệt với môi trƣờng kinh doanh phức tạp, sự thành bại của thị trƣờng phụ thuộc nhiều vào niềm tin của NĐT và do đó đòi hỏi các doanh nghiệp trên TTCK có nghĩa vụ công khai minh bạch đầy đủ thông tin. Để TTCK Việt Nam phát triển ổn định và bền vững, là thị trƣờng thu hút vốn hiệu quả, … thì việc hoàn thiện cơ chế công bố thông tin, đáp ứng nhu cầu NĐT của TTKT công bố là yêu cầu cấp bách và thiết thực hiện nay. Tuy nhiên, các giải pháp đƣa ra phải phù hợp với môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng hoạt động kinh doanh của Việt Nam hiện nay, giải pháp phải vừa gắn liền với sự phát triển của thị trƣờng vừa phù hợp với điều kiện thực tế tại nƣớc ta. Ngoài ra các giải pháp đƣa ra cũng phải có sự đồng bộ, tƣơng thích với một số bộ luật có liên quan nhƣ luật doanh nghiệp, luật kế toán, luật kiểm toán độc lập… đảm bảo tính nhất quán giữa các quy định.
3.1.1.2 Phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế
Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế đất nƣớc đang thực hiện chính sách kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Bên cạnh việc thu hút vốn từ các NĐT trong nƣớc thì TTCK Việt Nam còn là nơi thu hút sự quan tâm của các NĐT nƣớc ngoài. Vì vậy việc xây dựng TTCK Việt Nam nói chung và xây dựng quy định công bố thông tin hoàn thiện nói riêng không chỉ cần phù hợp với tình hình thực tế ở nƣớc ta mà còn phải dần dần phù hợp với thông lệ quốc tế.
60
3.1.2 Định hướng
Từ các quan điểm trên, định hƣớng để đƣa ra các nhóm giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu NĐT của TTKT đƣợc công bố của các CTĐC trên TTCK Việt Nam hiện nay nhƣ sau:
- Hoàn thiện nội dung của hệ thống báo cáo theo quy định hiện hành: Từ việc phân tích thực trạng CBTT kế toán của các CTNY kết hợp với kết quả khảo sát mức độ sử dụng TTKT của NĐT, luận văn tiến hành hoàn thiện nội dung của hệ thống báo cáo hiện hành theo hƣớng bổ sung các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo hiện hành để NĐT có cái nhìn rõ ràng hơn, chi tiết hơn các con số của hệ thống BCTC của các doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp ích NĐT trong việc đƣa ra quyết định đầu tƣ hợp lý
- Nâng cao ý thức và kỹ năng lập BCTC của các CTĐC: Thực trạng CBTT kế toán của các CTNY cho thấy vẫn còn nhiều vi phạm trong lĩnh vực CBTT (hình 2.3), một trong những nguyên nhân là do chất lƣợng kế toán viên của các CTNY chƣa đƣợc đảm bảo cũng nhƣ ý thức tự giác của các CTNY chƣa cao. Do đó, nếu các CTNY nâng cao đƣợc ý thức tự giác kết hợp với việc nâng cao trình độ chất lƣợng đội ngũ kế toán viên tại đơn vị thì sẽ giảm thiểu các trƣờng hợp vi phạm CBTT kế toán trên TTCK Việt Nam.
- Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát TTKT được công bố: Mặc dù UBCKNN là tổ chức chịu trách nhiệm kiểm soát chất lƣợng TTKT đƣợc công bố của các CTĐC. Tuy nhiên, hiện tƣợng TTKT đƣợc công bố của các CTĐC kém chất lƣợng, đặc biệt là trƣớc và sau kiểm toán vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với TTCK nói chung và NĐT nói riêng. Do đó, luận án sẽ tiến hành đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm soát TTKT đƣợc công bố.
- Hoàn thiện hình thức công bố TTKT: Tại Việt Nam hiện nay hình thức CBTT vẫn chƣa đƣợc đa dạng hóa nhƣ các nƣớc phát triển trên thế giới và trong khu vực, trong đó TTKT đƣợc công bố chủ yếu trên website của UBCKNN. Luận văn đề nghị các CTĐC phải CBTT đầy đủ trên website của chính đơn vị.
61
thấy các NĐT trên TTCK Việt Nam chủ yếu là các NĐT ngắn hạn với kiến thức chuyên môn hạn chế và ít tham gia các lớp bồi dƣỡng kiến thức. Vấn đề này làm cho các quyết định đầu tƣ của họ có độ rủi ro cao. Do đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn của NĐT.
3.2 Một số giải pháp cụ thể
3.2.1 Hoàn thiện nội dung của hệ thống báo cáo theo quy định hiện hành
3.2.1.1 Bảng cân đối kế toán
Nhƣ chúng ta đã biết, TTCK ra đời là một kết quả tất yếu của sự phát triển thị trƣờng vốn. Đây là thị trƣờng hết sức đặc biệt so với các thị trƣờng thông thƣờng, hàng hóa lƣu thông trên TTCK là các cổ phiếu, trái phiếu, ... do các công ty cổ phần phát hành. Các công ty này có nghĩa vụ phải công khai tình hình tài chính, tình hình hoạt động của mình cho đông đảo các đối tƣợng quan tâm đến công ty mình, đặc biệt là cho các NĐT – những ngƣời đã bỏ vốn đầu tƣ vào doanh nghiệp của họ. Các TTKT đƣợc công bố từ các CTĐC phải phản ánh trung thực, hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng CĐKT là một BCTC quan trọng đƣợc soạn thảo để trình bày và cung cấp thông tin về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó cũng là cơ sở mà các NĐT đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nếu nhƣ bảng CĐKT không đƣợc trình bày trung thực hợp lý thì không những chúng không phản ánh chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình phân tích, đánh giá và ra quyết định của NĐT. Vì vậy, việc hoàn thiện bảng CĐKT đóng vai trò hết sức quan trọng. Dƣới đây là một số giải pháp chủ yếu để hoàn thiện bảng CĐKT:
Giải pháp 1: Bổ sung thêm chỉ tiêu “Khoản phải thu vốn gọi chưa góp của cổ đông” (mã số đề nghị là 138) và “Vốn đầu tư của chủ sở hữu đã gọi chưa góp”
(mã số đề nghị là 423).
Với sự phát triển của TTCK, việc huy động vốn thông qua k ý kết các “hợp đồng đặt mua cổ phiếu” tất yếu sẽ phát sinh. Khi hợp đồng đƣợc k ý kết thì sẽ phát sinh một khoản nợ phải thu trong tƣơng lai (tức là doanh nghiệp sẽ nhận đƣợc một
62
lƣợng tài sản tại thời điểm quy định trong hợp đồng đặt mua cổ phiếu). Vì vậy, nhằm minh bạch hóa TTKT cho các NĐT, các khoản phải thu này nên đƣợc trình bày riêng biệt trên bảng CĐKT, bên cạnh các khoản phải thu từ khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, khoản phải thu nội bộ, phải thu khác...(cụ thể nằm ở phần Tài sản ngắn hạn – Mục III). Đồng thời với việc trình bày riêng biệt “Khoản phải thu vốn gọi chƣa góp của cổ đông” thì doanh nghiệp cũng phải trình bày riêng biệt “Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu đã gọi chƣa góp” tƣơng ứng.
Ví dụ minh họa: tại ngày 31/12/2020, Công ty CP A có k ý kết hợp đồng đặt mua cổ phiếu với một số cổ đông với tổng giá trị là 2 tỷ đồng (sẽ thực góp vốn vào ngày 30/06/2021). Khi đó, bảng CĐKT của CTCP A tại ngày 31/12/2020 nhƣ sau:
Đơn vị báo cáo:……….... Mẫu số B 01 – DN
Địa chỉ:………. (Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ trƣởng BTC)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2020
Đơn vị tính: triệu đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm (3) Số đầu năm (3) 1 2 3 4 5 A – TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 ....
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 ...
5. Các khoản phải thu khác 135
6. Các khoản phải thu vốn gọi chƣa góp của cổ đông
138 2.000 0
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 .... NGUỒN VỐN .... B – VỐN CHỦ SỞ HỮU(400 = 410 + 430) 400 I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 ... 11. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB 422
12. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu đã gọi chƣa góp 423 2.000 0 ...
63
Giải pháp 2: Bổ sung thêm chỉ tiêu “Các khoản phải trả cho cổ đông” (mã số đề nghị là 325)
Trên TTCK, các CTĐC mà đặc biệt là các tổ chức niêm yết thƣờng xuyên phát sinh các sự kiện liên quan đến việc chia cổ tức bằng tiền hoặc hoàn vốn góp lại cho cổ đông. Do đó, các doanh nghiệp nên trình bày “Các khoản phải trả cho cổ đông” thành một chỉ tiêu riêng biệt trên Bảng CĐKT tại thời điểm doanh nghiệp công bố chính thức về việc chi trả cổ tức bằng tiền hoặc hoàn vốn góp cho cổ đông.