6. Kết cấu của luận văn
3.2.5 Một số kiến nghị
3.2.5.1 Đối với nhà đầu tư
Đầu tƣ vào cổ phiếu, đi kèm với khả năng mang lại thu nhập cao là mức độ rủi ro tƣơng đối lớn, bởi lẽ NĐT đầu tƣ vào công ty để hƣởng cổ tức nhƣng họ lại không trực tiếp quản lý kinh doanh bằng tiền đầu tƣ của mình mà họ chỉ đặt lòng tin vào khả năng sinh lời của công ty khi sử dụng khoản tiền đầu tƣ này. Chính vì vậy, từ phía các NĐT cũng cần có những biện pháp nâng cao tính hữu dụng của TTKT công bố nhằm tối thiểu hoá rủi ro có thể mà họ phải gánh chịu:
- Nâng cao trình độ hiểu biết và kỹ năng đầu tƣ chứng khoán
Nhà đầu tƣ là những ngƣời thực sự tâm huyết và đặt rủi ro đầu tƣ lên trên tài sản của mình. Vì vậy, khi tham gia thị trƣờng, NĐT cần trang bị cho mình một vốn kiến thức cơ bản về chứng khoán và kỹ năng đầu tƣ chứng khoán, đặc biệt là kỹ năng phân tích BCTC. Đồng thời không ngừng tích lũy kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm thực tế trong quá trình đầu tƣ trên thị trƣờng.
- Có tâm lý vững vàng, kiên định với chiến lƣợc đầu tƣ
Khi ra quyết định đầu tƣ vào chứng khoán nào, khi nào mua hay bán chứng khoán, ... thì mỗi một NĐT đều định hƣớng theo một chiến lƣợc cụ thể, có thể là ngắn hạn cũng có thể dài hạn. Vì vậy, khi tham gia thị trƣờng bên cạnh việc trang bị cho mình vốn kiến thức và kinh nghiệm thực tế thì NĐT còn phải chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng và kiên định hơn với chiến lƣợc đầu tƣ mà mình đã lựa chọn. Điểm mấu chốt mà nhiều NĐT nổi tiếng trên TTCK thế giới thƣờng khuyên mọi ngƣời là từng NĐT cần phải có những phân tích, suy xét của riêng mình trƣớc khi đƣa ra quyết định mua hay bán, tránh bị ảnh hƣởng bởi những trào lƣu tâm lý trên thị trƣờng. Có nhƣ vậy thì từng NĐT mới có thể tìm kiếm đƣợc cho mình những cơ hội đầu tƣ sinh lời bất kể tình hình giá cả trên thị trƣờng biến động lên hay xuống.
Nhà đầu tƣ đến thị trƣờng để tìm kiếm lợi nhuận, do đó họ có quyền rời bỏ thị trƣờng nếu nhƣ họ nhận thấy việc tìm kiếm lợi nhuận là quá khó khăn. Tuy nhiên NĐT cũng phải biết kiên trì vƣợt qua giai đoạn ảm đạm chờ cơ hội đầu tƣ. Trong giai đoạn
80
giá cổ phiếu đã xuống mức thấp, mức cầu giảm thì NĐT nên ƣu tiên cho phƣơng hƣớng đầu tƣ dài hạn bằng cách tìm hiểu kỹ nguồn thông tin về các CTNY, chọn các loại cổ phiếu đầu tƣ có kỳ vọng đem lại hiệu quả cao nhất để có thể tìm đƣợc cả hai nguồn lợi nhuận là cổ tức và chênh lệch giá do giá cả cổ phiếu tăng.
- Tăng cƣờng giám sát bên ngoài đối với các doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ Có thể nói việc tăng cƣờng giám sát bên ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để NĐT hiểu biết và đánh giá đúng doanh nghiệp, để ra quyết định có nên tiếp tục đầu tƣ nữa hay không. Việc giám sát bên ngoài của NĐT chỉ có thể thực hiện đƣợc và thực hiện tốt khi chính các NĐT có sự hiểu biết rõ quyền lợi mà mình đƣợc hƣởng cũng nhƣ tự giác đứng lên bảo vệ quyền lợi của chính mình.
- Đầu tƣ chứng khoán qua quỹ đầu tƣ tập thể
Khi đầu tƣ ai cũng muốn kiếm lời nhƣng để tạo ra tiền lời đó theo nguyên tắc "đầu tƣ có mục đích và lâu dài" thì không phải NĐT nào cũng làm đƣợc, nhất là các NĐT cá nhân, nhỏ lẻ. Cho nên, việc cho ra đời các quỹ đầu tƣ, với tƣ cách là các định chế chuyên nghiệp, giúp các NĐT không chuyên có thể ra quyết định đầu tƣ tốt nhất vào TTCK là yêu cầu tất yếu. Các quỹ đầu tƣ là những tổ chức đầu tƣ chuyên nghiệp, có khả năng tập hợp rộng và tạo ra nguồn vốn mới cho thị trƣờng. Các quỹ này sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn danh mục đầu tƣ và giúp những NĐT cá nhân riêng lẻ tìm kiếm lợi nhuận.
Các quỹ đầu tƣ này sẽ đóng vai trò là chiếc cầu nối các NĐT cá thể với TTCK thông qua các công ty môi giới chứng khoán. Đây cũng là một trong những cách tốt nhất để NĐT làm quen với TTCK khi mới bƣớc chân tham gia đầu tƣ. Nó giúp cho NĐT tiết kiệm chi phí, tận dụng kiến thức của các chuyên gia đồng thời đa dạng hoá danh mục đầu tƣ chứng khoán từ đó phân tán rủi ro. Đầu tƣ của các cá nhân vào TTCK thông qua các quỹ đầu tƣ chuyên nghiệp sẽ góp phần tạo lập và duy trì lòng tin của công chúng vào thị trƣờng, tạo điều kiện quan trọng cho TTCK phát triển trong tƣơng lai.
3.2.5.2 Đối với các cơ sở đào tạo đầu tư chứng khoán
81
khoán tốt thì bên cạnh sự nỗ lực của bản thân NĐT, các cơ sở đào tạo đóng vai trò đáng kể đến quá trình nâng cao sự hiểu biết của NĐT. Chính chất lƣợng đào tạo của các cơ sở này là điểm mấu chốt để NĐT có thể tiếp thu những kiến thức hay, trong khoảng thời gian ngắn nhất. Vì vậy, các cơ sở đào tạo phải không ngừng nâng cao chất lƣợng giảng dạy thông qua việc tuyển dụng các cán bộ giảng dạy có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm thực tế; thực hiện các chƣơng trình đào tạo mới, hiệu quả cao; phối hợp với UBCKNN cũng nhƣ các công ty chứng khoán để tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn nhằm hƣớng dẫn học viên, trao đổi kinh nghiệm thực tế, ... Với điều kiện có thể, các cơ sở đào tạo nên mở rộng thêm nhiều chi nhánh nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho học viên, khắc phục các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến sự lựa chọn của NĐT.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nƣớc là cơ sở đào tạo đầu tƣ chứng khoán “có tiếng”, đồng thời còn là một cơ quan quản lý thị trƣờng. Vì vậy, UBCKNN cần phải tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở đào tạo khác trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo cũng nhƣ mở rộng quy mô đào tạo. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khoán, TTCK, phân tích và đầu tƣ chứng khoán, ... nhằm nâng cao trình độ cho NĐT.
82
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với thực trạng công bố TTKT cũng nhƣ mức độ sử dụng chúng trong quá trình ra quyết định của NĐT trên TTCK Việt Nam hiện nay, việc nâng cao tính hữu dụng của TTKT trên TTCK đáp ứng nhu cầu của NĐT trở thành một vấn đề hết sức thiết thực cho sự phát triển bền vững của TTCK nƣớc ta trong giai đoạn sắp tới.
Để đạt đƣợc điều này, bên cạnh việc không ngừng nỗ lực hoàn thiện nội dung và hình thức công bố TTKT cả từ phía doanh nghiệp cũng nhƣ cơ quan chức năng thì bản thân NĐT cũng phải nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm. Đây chính là 2 nhóm giải pháp cơ bản để nâng cao hơn nữa tính hữu ích của TTKT công bố trên TTCK Việt Nam hiện nay.
83
KẾT LUẬN
Đầu tƣ chứng khoán là lĩnh vực khá mới mẻ và hấp dẫn ở nƣớc ta hiện nay, với sự ra đời và phát triển của TTCK Việt Nam trong hơn 20 năm qua phần nào đã đáp ứng đƣợc sự mong đợi của các NĐT. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, đầu tƣ chứng khoán tại thị trƣờng Việt Nam có khá nhiều rủi ro khi mà thị trƣờng luôn ở trong trạng thái mất ổn định, tăng giảm một cách bất thƣờng; dòng tiền vào thị trƣờng thì ít mà dòng tiền đi ra lại ngày càng nhiều, trong khi các cổ phiếu trên thị trƣờng đang ở mức “rất hấp dẫn” để đầu tƣ dài hạn.
Do đó, đòi hỏi NĐT khi tham gia thị trƣờng phải trang bị cho mình một vốn kiến thức đầu tƣ cũng nhƣ kinh nghiệm tốt và tâm lý vững vàng nhằm ứng phó đƣợc trƣớc những biến động bất thƣờng của thị trƣờng giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, việc không ngừng xây dựng và hoàn thiện một cơ chế công bố TTKT công khai và minh bạch đối với các doanh nghiệp trên TTCK là nhân tố hết sức quan trọng, là cơ sở để nâng cao chất lƣợng hàng hóa trên TTCK nƣớc ta giai đoạn hiện nay. Cơ chế thông tin công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời cùng với trình độ cao của NĐT là một nền tảng giúp TTCK nƣớc ta vƣợt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, đồng thời tiếp tục vận hành và phát triển bền vững trong tƣơng lai.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó cùng với quá trình nghiên cứu, khảo sát, tác giả đã khẳng định đƣợc mối quan hệ giữa TTKT công bố với quyết định của NĐT, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của TTKT công bố đến quá trình ra quyết định của NĐT, đồng thời đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa mức độ sử dụng cũng nhƣ tính hữu ích của TTKT công bố nhằm đáp ứng nhu cầu của họ trong quá trình ra quyết định.
84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
[1]. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực Kế toán số 24 – Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. [2]. Bộ Tài chính (2003), Chuẩn mực Kế toán số 21 – Trình bày báo cáo tài chính. [3]. Bộ Tài chính (2005), Chuẩn mực Kế toán số 28 – Báo cáo bộ phận.
[4]. Bộ Tài chính (2005), Chuẩn mực Kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu.
[5]. Bộ Tài chính (2006), Thông tƣ số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 về hƣớng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính.
[6]. Bộ Tài chính (2013), Thông tƣ số 183/2013/TT-BTC ngày 04/12/2013 về Kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng.
[7]. Bộ Tài chính (2014), Thông tƣ số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về Hƣớng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
[8]. Bộ Tài chính (2020), Thông tƣ số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ Tài chính về Hƣớng dẫn công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán.
[9]. Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán Kiểm toán Trƣờng Đại học Kinh tế TP.HCM, Nhà xuất bản Thống kê, 2006.
[10].Nguyễn Thị Thủy Hƣởng (2014), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ.
[11].Phạm Thị Hằng Nga (2014), “Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trƣờng chứng khoán theo pháp luật Việt Nam”, Hà Nội, Luận văn thạc sĩ. [12].Quốc hội (2019), Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 của Quốc hội Khóa 14
về việc ban hành Luật Chứng khoán.
[13].Bùi Kim Yến (2007), Giáo trình thị trƣờng chứng khoán, Nhà xuất bản lao động xã hội, 2007.
85
[14].Bùi Kim Yến, 2007, Phân tích và đầu tƣ chứng khoán, Nhà xuất bản thống kê, 2007.
TIẾNG ANH
[15]. COSO (2013), Internal Control – Integrated Framework Executive Summary, COSO report.
[16]. COSO (2013), Enterprise Risk Management – Integrated Framework Executive Summary.
[17]. Farber, A., Nguyen, V. N., & Vuong, Q. H. (2006), "Policy impacts on Vietnam stock market: A case of anomalies and disequilibria 2000-2006",
CEB Working Paper 06/005, Université Libre de Bruxelles-Solvay Business School-Centre Emile Bernheim, April.
TÀI LIỆU KHÁC
PL-1
PHỤ LỤC 01
CÔNG THỨC TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 1. Tỷ số thanh khoản
a. Tỷ số thanh khoản hiện hành(hay còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn) Tỷ số thanh khoản
hiện hành =
Giá trị tài sản ngắn hạn Giá trị nợ ngắn hạn Trong đó:
- Giá trị tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và hàng tồn kho
- Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả ngƣời bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản nghĩa vụ nhà nƣớc phải nộp và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Tỷ số này đo lƣờng mối quan hệ hay sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn.
b. Tỷ số thanh khoản nhanh
Khi xác định tỷ số thanh toán hiện hành chúng ta đã tính cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Để tránh nhƣợc điểm này, các NĐT thƣờng sử dụng tỷ số thanh khoản nhanh
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Giá trị tài sản ngắn hạn – giá trị HTK Giá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số này đo lƣờng mối quan hệ giữa tài sản linh hoạt (tức là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền) với nợ ngắn hạn.
2. Tỷ số hiệu quả hoạt động
a. Tỷ số hoạt động tồn kho: tỷ số này đánh giá hiệu quả quản lý tồn kho của công ty, có thể đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho
PL-2
Vòng quay hàng tồn kho =
Doanh thu
Hàng tồn kho bình quân Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm(360 ngày)
Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho càng thấp cho thấy rằng công ty đã đầu tƣ quá nhiều vào hàng tồn kho, nghĩa là tài sản đang bị ứ động, không tiêu thụ đƣợc. Việc nắm giữ quá nhiều hàng tồn kho sẽ làm cho số ngày tồn kho của công ty càng cao.
Hai tỷ số này có mối liên hệ mật thiết với tỷ số thanh khoản hiện hành và tỷ số thanh khoản nhanh. Nếu vòng quay hàng tồn kho càng thấp (hay số ngày tồn kho càng cao) thì chênh lệch giữa tỷ số thanh khoản hiện hành và tỷ số thanh khoản nhanh càng lớn và ngƣợc lại.
b. Tỷ số hoạt động nợ phải thu: tỷ số này dùng để đo lƣờng và đánh giá hiệu quả quản lý các khoản nợ phải thu của công ty. Tƣơng tự nhƣ tỷ số hoạt động tồn kho, nó đƣợc đo lƣờng thông qua vòng quay nợ phải thu hoặc kỳ thu tiền bình quân.
Vòng quay nợ phải thu =
Doanh thu Nợ phải thu bình quân Kỳ thu tiền
bình quân =
Số ngày trong năm(360 ngày) Số vòng quay nợ phải thu
Vòng quay nợ phải thu cao (hay kỳ thu tiền bình quân thấp) chứng tỏ thực tế công ty đã có chính sách xét duyệt bán hàng và công tác quản lý thu hồi nợ hợp lý, hiệu quả.
c. Vòng quay tài sản cố định: tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty nhƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng…
Vòng quay TSCĐ =
Doanh thu TSCĐ ròng bình quân
Tỷ số này cho thấy việc đầu tƣ vào TSCĐ của công ty đã hợp lý hay chƣa. Tuy nhiên, khi phân tích tỷ số này NĐT phải đặc biệt chú ý đến phƣơng pháp khấu hao mà công ty đang sử dụng, bởi vì nó có ảnh hƣởng quan trọng đến mức độ chính
PL-3
xác trong việc tính toán tỷ số này.
d. Vòng quay tổng tài sản: tỷ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của công ty mà không phân biệt đó là tài sản ngắn hạn hay tài sản dài hạn.
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu Tổng tài sản bình quân
3. Tỷ số quản lý nợ
a. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: thƣờng gọi là tỷ số nợ, cho thấy mức độ sử dụng nợ so với tổng tài sản của công ty. Nợ ở đây bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản b.Tỷ số khả năng trả lãi: Tỷ số khả năng trả lãi = EBIT Chi phí lãi vay
Tỷ số này cho thấy đƣợc khả năng trang trải lãi vay của công ty trong một thời kỳ nhất định.
4. Tỷ số khả năng sinh lợi
a. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu của công ty, cho biết một đồng doanh thu tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận cho cổ đông.