6. Kết cấu của luận văn
2.1.1 Quy trình nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá thực trạng CBTT kế toán trên TTCK Việt Nam và khảo sát mức độ sử dụng thông TTKT trong quá trình ra quyết định của NĐT. Quy trình nghiên cứu của đề tài trong việc khảo sát mức độ sử dụng thông TTKT trong quá trình ra quyết định của NĐT đƣợc thể hiện ở sơ đồ 2.1 dƣới đây:
Sơ đồ 2.1: Quy trình khảo sát mức độ sử dụng TTKT của NĐT
Bước 1: Thiết kế Phiếu khảo sát.
Phiếu khảo sát (bản thảo) đƣợc chuyển đến một số nhà đầu tƣ có kinh nghiệm và một số chuyên gia nhằm đánh giá chất lƣợng của phiếu khảo sát. Sau khi nhận đƣợc các phản hồi góp ý của các chuyên gia cũng nhƣ nhà đầu tƣ, phiếu khảo sát chính thức đƣợc sử dụng để tiến hành khảo sát (đƣợc trình bày ở phụ lục 2). Kết cấu, nội dung chủ yếu của phiếu khảo sát gồm 2 nội dung chính sau:
(1) Thông tin cá nhân: tìm hiểu về các thông tin chung nhƣ họ và tên, giới tính, độ tuổi và lĩnh vực hoạt động hiện tại của các NĐT đƣợc khảo sát.
(2) Nội dung câu hỏi: Các câu hỏi đƣợc đƣa ra trong phiếu khảo sát giúp chúng ta tập trung đánh giá các vấn đề cơ bản sau:
Thiết kế Phiếu khảo sát Thu thập và xử lý số liệu Nhập liệu và truy xuất kết quả
39
đầu tƣ, dạng đầu tƣ mà NĐT lựa chọn khi tham gia đầu tƣ trên TTCK (câu 1 –3).
Hai là, chuyên môn của nhà đầu tƣ và tầm quan trọng của thông tin kế toán đƣợc công bố: đánh giá mức độ hiểu biết về kế toán cũng nhƣ về phân tích BCTC, các kiến thức chung về TTCK của các NĐT (câu 4 – 11).
Ba là, mức độ sử dụng TTKT hiện nay của các NĐT trong quá trình phân tích và ra quyết định (câu 12 – 16).
Bước 2: Thu thập và xử lý số liệu
Cuộc khảo sát đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian 20 ngày, bắt đầu từ ngày 15/07/2020 đến ngày 05/08/2020. Hình thức khảo sát bao gồm: (1), khảo sát trƣớc tiếp tại các trụ sở giao dịch của các công ty chứng khoán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; (2), khảo sát trực tuyến (công cụ Google Form) từ các nhóm, hội các nhà đầu tƣ.
Phiếu khảo sát hợp lệ là các phiếu khảo sát có đầy đủ các thông tin đƣợc yêu cầu và các đáp án khảo sát là phù hợp với câu hỏi khảo sát và các câu hỏi liên quan trƣớc đó. Số lƣợng phiếu khảo sát hợp lệ là 120 (trong đó khảo sát trực tiếp là 82 phiếu (phát ra 85 phiếu), khảo sát trực tuyến là 38 phiếu).
Bước 3: Nhập liệu và truy xuất kết quả
Số liệu từ các phiếu khảo sát đƣợc mã hóa toàn bộ trên phần mềm Microsoft Excel, sau đó đƣợc xử lý trên phần mềm định lƣợng SPSS 20.
2.1.2 Mục đích và đối tượng của cuộc khảo sát
2.1.2.1 Mục đích của cuộc khảo sát
Thông qua cuộc khảo sát để đánh giá mức độ sử dụng TTKT trong quá trình ra quyết định của NĐT trên TTCK Việt Nam, từ đó giúp chúng ta đánh giá đƣợc mức độ đáp ứng của TTKT đối với việc ra quyết định của NĐT trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
2.1.2.2 Đối tượng của cuộc khảo sát
Đối tƣợng khảo sát là các nhà đầu tƣ cá nhân trong nƣớc có tham gia đầu tƣ chứng khoán trên TTCK Việt Nam.
40
2.1.3 Phương pháp phân tích kết quả khảo sát
Sau khi hoàn thành việc nhập liệu, tác giả truy xuất kết quả nghiên cứu từ phần mềm định lƣợng. Căn cứ vào mục đích của cuộc khảo sát, tác giả truy xuất các thống kê chủ yếu nhƣ: thống kê mô tả, phân tích crosstab. Từ các số liệu đƣợc truy xuất, tác giả tiến hành đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu nhà đầu tƣ của các thông tin kế toán đƣợc công bố trên TTCK Việt Nam.
2.2 Thực trạng công bố thông tin kế toán trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Nhƣ đã trình bày trong phần trên, những yêu cầu cụ thể về công bố TTKT trên TTCK Việt Nam theo Thông tƣ số 96/2020/TT-BTC về hƣớng dẫn công bố thông tin trên TTCK. Nhìn chung về cơ bản, các CTĐC (đặc biệt là các tổ chức niêm yết) đều đã lập BCTC quý, BCTC bán niên đã soát xét, BCTC năm đã kiểm toán và BCTN theo đúng nội dung quy định theo Thông tƣ số 200/TT–BTC.
Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên vấn đề CBTT trên TTCK Việt Nam vẫn chƣa đƣợc các CTNY đặc biệt lƣu tâm. Đồng thời, với lịch sử hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam còn quá khiêm tốn (hơn 20 năm) nên cơ chế giám sát, quản lý cũng nhƣ chế tài xử phạt về công bố thông tin đối với các doanh nghiệp… còn chƣa đạt đƣợc mức hiệu quả mong muốn. Vì vậy, phần lớn việc công bố TTKT của các CTĐC trên TTCK Việt Nam hiện nay chỉ là sự đối phó của các doanh nghiệp đối với các cơ quan chức năng, thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán chứ chƣa xuất phát từ sự tực giác, tự nguyện bởi vì họ chƣa nhận thức hết đƣợc vai trò hết sức quan trọng cũng nhƣ những lợi ích của việc công bố thông tin trong việc gia tăng giá trị cho chính bản thân doanh nghiệp.
Thực trạng về công bố TTKT của các CTĐC trên TTCK Việt Nam hiện nay đƣợc xem xét ở 2 khía cạnh: (1) thời gian công bố và (2) chất lƣợng thông tin đƣợc công bố.
Thời gian công bố:
Theo Báo cáo Khảo sát về CBTT trên TTCK năm 2020 của Công ty Chứng khoán Vietstock, tác giả tổng hợp lại những kết quả về CBTT trên TTCK trong những năm qua trong hình 2.1 bên dƣới.
41
Hình 2.1: Thống kê doanh nghiệp đạt chuẩn CBTT giai đoạn 2011 - 2020
(Nguồn: Báo cáo Khảo sát về CBTT của Công ty Chứng khoán Vietstock)
Theo hình 2.1, chúng ta thấy rằng tỷ lệ các doanh nghiệp đạt chuẩn CBTT trong 10 năm qua ngày càng tăng (tỷ lệ năm 2020 gấp 15 lần tỷ lệ năm 2011). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho TTCK của nƣớc ta. Đặc biệt là trong giai đoạn từ 2018 cho đến nay, tỷ lệ các doanh nghiệp đạt chuẩn CBTT tăng vƣợt trội so với giai đoạn trƣớc đó (trung bình 3 năm 2018 – 2020 khoảng 40%). Đây là kết quả gặt hái đƣợc do trong những năm gần đây, Bộ Tài chính và UBCKNN liên tục ban hành các văn bản nhằm hoàn thiện những quy định về TTCK nói chung (nhƣ Luật Chứng khoán 2019) và quy định về CBTT nói riêng (Thông tƣ số 96/2020/TT-BTC),... Điều này góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến TTCK và CBTT, tạo hành lang pháp lý cũng nhƣ hƣớng dẫn cho các CTĐC thực hiện CBTT trên TTCK. Bên cạnh đó, những văn bản đó cũng tăng chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm CBTT. Mặt khác, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận biết đƣợc lợi ích do CBTT mang lại nên càng có nhiều doanh nghiệp tự giác chấp hành các quy định CBTT trên TTCK. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ này vẫn còn thấp. Năm 2008, chỉ số CBTT tại các nƣớc phát triển nhƣ Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật lần lƣợt là 71%, 68%, 56%, 70% và 61%. Điều này cho thấy TTCK Việt Nam còn phải
42
cố gắng nhiều hơn nữa để hƣớng đến là một TTCK minh bạch và đáng tin cậy đối với NĐT trong và ngoài nƣớc.
(Nguồn: Báo cáo Khảo sát về CBTT của Công ty Chứng khoán Vietstock)
Hình 2.2: Tỷ lệ các công ty niêm yết đạt chuẩn công bố thông tin phân theo vốn hóa thị trƣờng (Market Cap)
Hình 2.2 thể hiện tỷ lệ các công ty đạt chuẩn CBTT đƣợc phân loại theo vốn hóa thị trƣờng (Market Cap). Dựa vào hình 2.2 ta thấy, tỷ lệ các công ty có mức vốn hóa thị trƣờng lớn (Large Cap – Có mức vốn hóa thị trƣờng > 10.000 tỷ đồng) và trung bình (Mid Cap – Có mức vốn hóa thị trƣờng nằm trong khoảng 1.000 – 10.000 tỷ đồng) đạt chuẩn CBTT nhiều hơn các công ty tƣơng ứng không đạt chuẩn CBTT. Số liệu tƣơng ứng cho nhóm Large Cap và Mid Cap lần lƣợt là 21/17 và 81/69. Ngƣợc lại, tỷ lệ các công ty đạt chuẩn CBTT của nhóm Small & Micro Cap (Có mức vốn hóa thị trƣờng < 1.000 tỷ đồng) lại ít hơn so với các công ty không đạt chuẩn CBTT trong nhóm này. Điều này cho thấy, các công ty có quy mô càng lớn ngày càng coi trọng việc CBTT theo đúng quy định so với các công ty có quy mô nhỏ hơn. Điều này cho thấy xu hƣớng tích cực trong vấn đề CBTT trên TTCK Việt Nam. Nhà đầu tƣ có thể tiếp cận các thông tin từ các CTĐC ngày càng nhanh chóng và kịp thời. Và những công ty CBTT đạt chuẩn cũng xem đây là một “chuẩn mực” mới của công ty mình và việc các công ty CBTT đúng hạn cũng ngầm khẳng định uy tín của công ty mình đến thị trƣờng và nhà đầu tƣ.
43
Hình 2.3: Các lỗi vi phạm công bố thông tin
(Nguồn: Báo cáo Khảo sát về CBTT của Công ty Chứng khoán Vietstock)
Hình 2.3 trình bày các lỗi vi phạm CBTT đƣợc khảo sát bởi Công ty Chứng khoán Vietstock. Theo hình 2.3 cho thấy, các lỗi chủ yếu tập trung ở nội dung chậm CBTT của BCTC các quý và BCTC bán niên cũng nhƣ việc bị nhắc nhở và xử phạt vi phạm CBTT vẫn còn cao (126 trƣờng hợp). Điều này cho thấy Các CTĐC thƣờng ít xem trọng các BCTC quý cũng nhƣ BCTC bán niên, tuy nhiên NĐT lại thƣờng sử dụng các BCTC này bên cạnh BCTC năm để phân tích các chỉ số tài chính nhằm ra quyết định đầu tƣ. Điều này cho thấy NĐT sẽ thiếu hụt nhiều thông tin của doanh nghiệp ở giữa niên độ và sẽ gặp nhiều khó khăn khi ra quyết định đầu tƣ tại những thời điểm này.
(2) Chất lƣợng thông tin đƣợc công bố
Thực trạng về công bố TTKT của các doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở thời gian công bố mà còn ở chất lƣợng của nội dung thông tin đƣợc công bố. Với nhận thức chƣa tốt về nghĩa vụ công bố thông tin nên hầu nhƣ hệ thống BCTC quý, BCTC bán niên, BCTC năm và BCTN chỉ đƣợc lập và công bố theo quy định với mục đích đối phó với các cơ quan chức năng, chứ chƣa thể hiện và phân tích đƣợc hết tình hình tài chính cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh
44
nghiệp. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở chất lƣợng của bản thuyết minh BCTC và BCTN.
Bản thuyết minh BCTC là báo cáo hết sức quan trọng, chủ yếu cung cấp những thông tin bổ sung mà ở bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD cũng nhƣ báo cáo LCTT chƣa trình bày chi tiết đƣợc và những thông tin khác mà ảnh hƣởng đến việc ra quyết định của NĐT. Với tầm quan trọng nhƣ vậy, nhƣng hiện nay hầu nhƣ các bản thuyết minh BCTC đều chỉ mới trình bày, diễn giải một cách chung chung, chƣa cụ thể, chƣa phản ánh hết thực trạng tài chính và khả năng hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Tƣơng tự nhƣ bản thuyết minh BCTC, BCTN cũng chƣa đƣợc các doanh nghiệp chú trọng. Cụ thể, BCTN hiện nay đều chƣa trình bày hoặc có nhƣng chƣa đi sâu vào việc phân tích tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong tƣơng lai và các biện pháp mà doanh nghiệp sẽ thực hiện để giải quyết các khó khăn này. Báo cáo bộ phận chủ yếu đều đƣợc trình bày theo khu vực địa lý (cụ thể trong nƣớc và ngoài nƣớc) chứ chƣa trình bày theo từng nhóm sản phẩm hay từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Các thông tin về khoản lƣơng, thƣởng của các thành viên trong hội đồng quản trị hay ban giám đốc cũng không đƣợc trình bày chi tiết theo từng cá nhân mà chỉ đƣợc trình bày số tổng thậm chí một số doanh nghiệp hoàn toàn không đề cập đến…Trong khi các thông tin trên lại đóng vai trò hết sức quan trọng cho NĐT vì nó giúp họ đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, hiệu suất sinh lời hiện tại…; nhận thức về những thuận lợi cũng nhƣ những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt trong tƣơng lai…
Một thực tế khác về chất lƣợng của TTKT đƣợc công bố hiện nay đó là sự chênh lệch khá lớn giữa số liệu trên BCTC bán niên chƣa đƣợc soát xét với số liệu sau khi đã soát xét cũng nhƣ BCTC năm tự lập và BCTC năm đã đƣợc kiểm toán (đặc biệt là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp). Số liệu chênh lệch lớn giữa lãi và lỗ của một số CTĐC khi soát xét BCTC bán niên năm 2019 đƣợc tổng hợp ở bảng 2.1 dƣới đây:
45
Bảng 2.1: Chênh lệch lãi lỗ trong báo cáo tài chính bán niên trƣớc và sau soát xét năm 2019
ĐVT: tỷ đồng Mã chứng khoán Trƣớc soát xét Sau soát xét
HVG 28 (134)
AGF 1,7 (120)
Chú thích:
HVG: Công ty Cổ phần Hùng Vƣơng AGF: Công ty Cổ phần Thủy sản An Giang
Tƣơng tự nhƣ BCTC bán niên, BCTC năm trƣớc khi kiểm toán và sau khi kiểm toán cũng có mức chênh lệch đáng kể, thậm chí thay đổi hoàn toàn cán cân lãi – lỗ ở một số doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Chênh lệch lãi lỗ trong BCTC năm 2019 trƣớc và sau kiểm toán ĐVT: tỷ đồng Mã chứng khoán Trƣớc kiểm toán Sau kiểm toán
HAGL 253 (2.025)
HVG (496) (1.123)
Chú thích:
HAG: Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai HVG: Công ty Cổ phần Hùng Vƣơng
Giải trình cho sự chênh lệch giữa lợi nhuận trƣớc và sau khi soát xét, hoặc trƣớc và sau khi kiểm toán; các doanh nghiệp đƣa ra rất nhiều lý do khác nhau nhƣng có 2 lý do phổ biến dẫn đến điều này là: (1) Sự khác nhau trong việc ghi nhận doanh thu/chi phí và (2) cách trích lập dự phòng đầu tƣ tài chính (đặc biệt là các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn). Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lại không giải trình hoặc nếu giải trình thì chỉ trình bày lợi nhuận tăng/giảm ở khoản mục nào chứ chƣa giải thích tại sao, theo cách tính nào để dẫn đến số chênh lệch đó. Điều này làm cho các NĐT đặt ra nghi vấn “liệu rằng có hay không sự cố tình hạch toán thiếu chính xác tại các công ty này”. Dù nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch này cũng cho thấy rằng, chất lƣợng TTKT đƣợc công bố không đủ làm cho NĐT yên tâm, đặc biệt là một số CTĐC đang có tình hình kinh doanh không khả quan trong những năm qua.
46
Vấn đề cuối cùng về chất lƣợng TTKT công bố của các CTĐC là chất lƣợng của chính bản thân các BCTC đã đƣợc kiểm toán. Mặc dù, các BCTC này đã đƣợc các tổ chức kiểm toán đủ điều kiện hành nghề (hoặc đƣợc chấp thuận) và kiểm toán viên độc lập đƣa ra ý kiến đánh giá về tính trung thực và hợp lý thế nhƣng thực tế hiện nay với các sự kiện nhƣ Bibica (2005), Bông Bạch Tuyết (2008),… và gần đây nhất là Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trƣờng Thành (2015) đã làm xói mòn niềm tin của các NĐT về chất lƣợng của các BCTC đã đƣợc kiểm toán.
2.3 Kết quả khảo sát mức độ sử dụng thông tin kế toán trong quá trình ra quyết định của nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
2.3.1 Kết quả khảo sát về thông tin chung của các nhà đầu tư được khảo sát
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp thông tin chung của các nhà đầu tƣ đƣợc khảo sát Thông tin khảo sát Phƣơng án lựa chọn Kết quả Tỷ lệ %
Giới tính Nam Nữ 91 75,8% 29 24,2% Độ tuổi Dƣới 25 15 12,5% Từ 25 – 55 82 68,3% Trên 55 23 19,2% Lĩnh vực hoạt động Kinh tế - Tài chính 92 76,7% Kỹ thuật – Công nghệ 18 15,0% Khác 10 8,3%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả khảo sát)
Bảng 2.3 trình bày tổng hợp thông tin chung của nhà đầu tƣ đƣợc khảo sát. Kết quả cho thấy có 91 NĐT nam (chiếm 75,8%) và 29 NĐT nữ (chiếm 24,2%) trả lời phiếu khảo sát. Độ tuổi của các NĐT phổ biến là từ 25 đến 55 tuổi (chiếm 68,3%). Điều này là hoàn toàn hợp lý vì đây là độ tuổi có thu nhập ổn định, có những khoản tiền nhàn rỗi và mong muốn đầu tƣ sinh lợi trên TTCK. Số NĐT lớn tuổi (trên 55 tuổi) và trẻ tuổi (dƣới 25 tuổi) xấp xỉ nhau với các con số lần lƣợt là 23 (chiếm 19,2%) và 15 (chiếm 12,5%). Đặc biệt số nhà đầu tƣ trẻ tuổi cũng chiếm số lƣợng đáng kể cho thấy trong tƣơng lai TTCK sẽ ngày càng thu hút các NĐT trẻ tuổi. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các NĐT là lĩnh vực kinh tế - tài chính với hơn 76,7% (92 NĐT). Các NĐT có chuyên môn cao sẽ giảm thiểu rủi ro về nguồn