Công bố thông tin kế toán tại một số thị trƣờng chứng khoán lớn trên thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.5 Công bố thông tin kế toán tại một số thị trƣờng chứng khoán lớn trên thế

1.5.1 Thị trường chứng khoán Trung Quốc

1.5.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Trung Quốc

Thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc ra đời rất muộn vào năm 1981 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 1990 với số lƣợng CTNY khá khiêm tốn (10 CTNY), với 2 SGDCK ở Thƣợng Hải và Thâm Quyến.

Do phát triển thị trƣờng từ tự phát lên có tổ chức, từ không tập trung đến tập trung, nên trong giai đoạn đầu trƣớc những năm 90, TTCK Trung Quốc hoạt động khá lỏng lẻo. Hệ thống thông tin trên thị trƣờng hết sức lộn xộn, các thông tin giữa hai SGDCK Thâm Quyến và Thƣợng Hải không thống nhất bởi chúng tuân theo các quy định của địa phƣơng, mạng truyền thông chƣa đƣợc chú trọng và áp dụng các giao dịch thủ công. Cũng chính vì chƣa có cơ quan nhà nƣớc quản lý thống nhất về chứng khoán nên các quy chế, quy định về thông tin không đƣợc coi trọng, do đó chất lƣợng thông tin trên thị trƣờng rất kém, các thông tin đƣợc công bố của các CTNY, công ty chứng khoán có độ tin cậy rất thấp. Kết quả là, TTCK Trung Quốc phát triển một cách chậm chạp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu cổ phần hóa, không đẩy mạnh việc thu hút vốn từ TTCK và gây lãng phí thời gian.

Chỉ từ năm 1992 đến nay, khi Ủy ban điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đƣợc thành lập, TTCK Trung Quốc mới dần đi vào trật tự. CSRC giữ vai trò quản lý và giám sát các hoạt động thuộc lĩnh vực chứng khoán. Các CTNY, công ty chứng khoán, các sở giao dịch chứng khoán hoạt động theo chuẩn thống nhất, đặc biệt là các quy chế về công bố thông tin trên thị trƣờng chứng khoán.

Sau hơn 30 năm hoạt động với nhiều thăng trầm, ngày nay TTCK Trung Quốc đã trở thành 1 trong những TTCK lớn nhất trên thế giới bên cạnh TTCK Mỹ, TTCK

31

Nhật Bản, thu hút đông đảo NĐT trong và ngoài nƣớc.

1.5.1.2 Đặc điểm điển hình của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc

Thị trƣờng chứng khoán Trung Quốc có những đặc điểm điển hình sau:

Một là, tỷ lệ phần trăm cổ phiếu do Nhà nước sở hữu là tương đối cao: Phần lớn các CTNY trên TTCK Trung Quốc là các DNNN đƣợc tái tổ chức và tái cấu trúc, chào bán cổ phiếu ra thị trƣờng mở nhằm thu hút vốn từ NĐT riêng lẻ hoặc NĐT có tổ chức. Tuy nhiên, trong giai đoạn những năm trƣớc 1999, hơn 50% cổ phiếu của công ty không đƣợc phép giao dịch trên thị trƣờng mà vẫn bị nắm giữ bởi các cổ đông Nhà Nƣớc nhằm đảm bảo Nhà nƣớc vẫn nắm quyền kiểm soát đối với công ty. Do đó, phần trăm cổ phiếu đƣợc phép giao dịch trên thị trƣờng cũng chiếm tỷ lệ tƣơng đối thấp, dƣới 50%.

Hai là, số lượng cổ đông cá nhân tương đối cao: TTCK Trung Quốc chủ yếu đƣợc tạo thành từ các NĐT cá nhân, riêng lẻ mà thiếu đi các NĐT có tổ chức. Do đó, dẫn đến có sự chia nhỏ trong phần trăm tỷ lệ sở hữu. Đồng thời, các yếu tố về địa lý, thời gian, … làm cho các NĐT riêng lẻ hạn chế tham gia vào quá trình quản trị và ra quyết định tại các công ty mà họ đầu tƣ.

1.5.1.3 Nội dung, thời gian công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc

a) Thông tin công bố định kỳ

Các CTNY phải công bố báo cáo định kỳ bao gồm BCTC năm và BCTC giữa niên độ. Cụ thể:

- Báo cáo tài chính năm phải đƣợc lập và công bố trong vòng 4 tháng tiếp theo từ ngày kết thúc năm tài chính, bắt buộc phải đƣợc kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập đƣợc chấp thuận, theo hệ thống các chuẩn mực kiểm toán đƣợc CICPA đƣa ra dự thảo và đƣợc phát hành chính thức cuối cùng bởi Bộ Tài Chính.

- Báo cáo tài chính bán niên phải đƣợc lập và công bố trong vòng 2 tháng tiếp theo từ ngày kết thúc sáu tháng đầu của năm tài chính.

- Báo cáo tài chính quý phải đƣợc lập và công bố trong vòng 1 tháng tiếp theo từ ngày kết thúc kỳ tài chính quý.

32

Cả BCTC năm và BCTC giữa niên độ phải đƣợc lập và công bố theo quy định trên cùng lúc cho cả NĐT trong nƣớc lẫn NĐT nƣớc ngoài.

Theo quy định, các CTNY lập BCTC áp dụng chế độ kế toán theo ngành. Các ngành khác nhau thì chế độ kế toán sẽ khác nhau. Bộ Tài Chính là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc thiết lập các quy định kế toán này.

b) Thông tin công bố bất thƣờng

- Thông báo về những vấn đề quan trọng: Khi phát sinh một sự kiện có thể tác động đáng kể đến giá cổ phiếu trên thị trƣờng, thì các công ty ngay lập tức phải lập một thông báo về sự kiện quan trọng này, sau đó báo cáo với CSRC và công bố thông báo này trên TTCK trong vòng 1 ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện. Đồng thời, bản chất và sự tác động từ sự kiện này cũng phải đƣợc công bố. Ví dụ về các sự kiện quan trọng nhƣ: thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc thay đổi hơn 30% các thành viên Hội đồng quản trị, thay đổi kiểm toán viên, …

- Thông báo về việc mua lại: bất cứ cá nhân nào sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 30% trở lên cổ phiếu phổ thông đang lƣu hành của một CTNY nhất định đều phải cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến quá trình mua tất cả các cổ phiếu này trong vòng 45 ngày kể từ ngày đạt tỷ lệ sở hữu đó. Một bảng tóm tắt cũng phải đƣợc công bố ít nhất trên một ấn phẩm mang tính toàn quốc, theo quy định của CSRC.

- Thông báo giải trình: Nếu phát hiện bất kỳ sự kiện nào đã đƣợc công bố không đúng qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, có tác động đến giá thị trƣờng của cổ phiếu thì sau khi tìm hiểu rõ sự việc, công ty ngay lập tức đƣa ra bản giải trình cho công chúng. Đồng thời, bản giải trình các sự kiện này cũng phải đƣợc báo cáo cho CSRC.

c) Người chịu trách nhiệm pháp lý đối với thông tin được công bố: Theo quy định, ban giám đốc là ngƣời cuối cùng chịu trách nhiệm về công bố thông tin của công ty.

1.5.1.4. Phương tiện công bố thông tin

Từ năm 1999, CSRC quy định các CTNY phải công bố thông tin đồng thời trên cả 2 phƣơng tiện thông tin đại chúng là các ấn phẩm và trang thông tin điện tử.

33

1.5.2 Thị trường chứng khoán Mỹ

1.5.2.1 Sơ lược sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Mỹ

Thị trƣờng chứng khoán Mỹ là TTCK với quy mô lớn nhất trên thế giới và lịch sử hoạt động lâu đời nhất (hoạt động hơn 200 năm với 14 sở giao dịch). Thị trƣờng chứng khoán Mỹ bắt đầu xuất hiện với sự ra đời của SGDCK đầu tiên NYSE vào ngày 17/05/1792 tại Wall Street, đây cũng là SGDCK lớn nhất ở Mỹ. NYSE cùng với các thị trƣờng giao dịch chứng khoán khác nhƣ AMEX, NASDAQ, … góp phần quan trọng đáng kể vào nền kinh tế quốc gia và toàn cầu thông qua việc thu hút nhiều thành viên và NĐT trong và ngoài nƣớc tham gia thị trƣờng. Có thể nói, việc niêm yết trên TTCK Mỹ, đặc biệt NYSE là đích đến cuối cùng của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong việc khẳng định “chất lƣợng” của mình.

1.5.2.2 Tổ chức quản lý và điều tiết thị trường chứng khoán Mỹ

Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC – Securities and Exchange Commission) nắm giữ các quy tắc đƣợc bắt đầu từ Luật Chứng Khoán năm 1934 và tiếp tục sửa đổi, bổ sung những sai sót, những quy định cho NĐT. Bao gồm cả việc giám sát thủ tục của công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng và đảm bảo các thông tin liên quan cho các NĐT tiềm năng. Ngoài ra SEC cũng giám sát các hoạt động hàng ngày của SGDCK và đảm bảo an ninh giao dịch cho NĐT.

1.5.2.3 Nội dung, thời gian công bố thông tin của công ty niêm yết

Theo quy định của SEC, bất kỳ CTNY nào trên TTCK Mỹ đều phải có nghĩa vụ lập, nộp và công bố các báo cáo sau:

a) Báo cáo hàng năm theo mẫu 10 – K

Mẫu 10 – K là bản tóm tắt toàn diện tình hình tài chính, tình hình hoạt động của công ty trong năm tài chính. Các công ty phải có nghĩa vụ lập và nộp cho SEC đồng thời công bố cho các cổ đông của công ty trong đại hội cổ đông hàng năm.

Nội dung mẫu 10 – K đƣợc thiết kế theo điều 13 và 15(d) của Luật Chứng khoán năm 1934 đã đƣợc sửa đổi và phải đƣợc kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập đƣợc chấp thuận.

34

- Trong vòng 60 ngày sau khi kết thúc năm tài chính của công ty đối với các công ty “Large accelerated filers” (đƣợc định nghĩa theo Luật Liên Bang – 17CFR240, 12b – 2 là những công ty có mức vốn hóa thị trƣờng từ 700 triệu đô trở lên)

- Trong vòng 75 ngày sau khi kết thúc năm tài chính của công ty đối với các công ty “Accelerated filers” (cũng đƣợc định nghĩa theo Luật Liên Bang – 17CFR240, 12b – 2 là những công ty có mức vốn hóa thị trƣờng từ 70 triệu đô đến dƣới 700 triệu đô)

- Trong vòng 90 ngày sau khi kết thúc năm tài chính của công ty đối với tất cả các công ty còn lại “Other registrants” (hoặc tên gọi khác là “Non–accelerated filers”)

b) Báo cáo quý theo mẫu 10 – Q

Tƣơng tự nhƣ mẫu 10 – K, mẫu 10 – Q (hay còn gọi với tên gọi khác là 10Q) cũng đƣợc thiết kế theo điều 13 và 15(d) của Luật Chứng khoán năm 1934 đã đƣợc sửa đổi, là một bảng báo cáo doanh nghiệp phải lập nhằm phản ánh tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh trong 3 tháng đã qua, đồng thời so sánh kết quả giữa quý hiện tại với quý vừa qua, giữa quý này năm nay với quý này năm trƣớc.

Mẫu 10 – Q trình bày những nội dung tƣơng tự nhƣ mẫu 10 – K, tuy nhiên nhìn chung thông tin sẽ ít chi tiết hơn và các BCTC không bắt buộc phải đƣợc kiểm toán.

Lƣu ý rằng, thông tin cho quý cuối cùng của năm tài chính sẽ đƣợc thể hiện trong mẫu 10 – K, vì vậy chỉ có 3 mẫu 10 – Q tƣơng ứng với 3 quý đầu tiên đƣợc thực hiện mỗi năm ở các công ty.

Thời gian nộp, công bố mẫu 10 – Q như sau

- Trong vòng 40 ngày sau khi kết thúc quý tài chính đối với các công ty “Large accelerated filers” và “Accelerated filers”.

- Trong vòng 45 ngày sau khi kết thúc quý tài chính của công ty đối với tất cả các công ty còn lại “Other registrants”.

c) Báo cáo hiện hành “Current report” theo mẫu 8 – K

35

cho SEC và các cổ đông của công ty khi phát sinh các sự kiện bất thƣờng có ảnh hƣởng đáng kể đến quá trình ra quyết định của NĐT nhƣ phá sản, M&A, bầu hoặc bãi nhiệm giám đốc, thay đổi chính sách kế toán, … trong vòng 4 ngày làm việc kể từ lúc phát sinh các sự kiện này.

Tƣơng tự nhƣ mẫu 10 – K và mẫu 10 – Q, mẫu 8 – K cũng đƣợc thiết kế theo điều 13 và 15(d) của Luật Chứng khoán năm 1934 đã đƣợc sửa đổi. Nội dung của mẫu 8 – K gồm 2 phần chính là:

- Tên và mô tả của sự kiện: phần này trình bày tất cả các thông tin liên quan đến sự kiện mà công ty cho rằng nó là quan trọng, cần thiết cho NĐT.

- Các báo cáo, số liệu liên quan: nhƣ BCTC, bảng dữ liệu và các thông tin khác cần thiết mô tả các sự kiện trên.

Ngoài việc chấp hành các nguyên tắc về công bố thông tin trên, các CTNY trên TTCK Mỹ còn có những ràng buộc rất chặt chẽ trong việc công bố thông tin, đó là họ còn phải chịu sự kiểm soát từ phía NĐT. Chẳng hạn, các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lƣợng cổ đông lớn, họ phải lập và nộp bản thông cáo phát hành. Các NĐT có quyền khởi kiện công ty nếu nhƣ công ty công bố bất cứ điều gì sai sự thật trong bản thông cáo phát hành.

1.5.3 Bài học cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam chính thức hoạt động vào tháng 7/2000. Vì là một thị trƣờng còn non trẻ nên TTCK Việt Nam liên tục xuất hiện nhiều vấn đề bất cập, đối mặt với rất nhiều khó khăn. Do đó, tìm kiếm con đƣờng đúng đắn để xây dựng một TTCK có tổ chức, hoạt động công bằng, hiệu quả an toàn, bảo vệ lợi ích của NĐT, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của đất nƣớc, từng bƣớc hội nhập với TTCK của các nƣớc trong khu vực và thế giới là vấn đề hết sức thiết thực hiện nay.

Kinh doanh chứng khoán, về thực chất là quá trình thu thập, xử lý thông tin và ra quyết định. Vì vậy, vấn đề công bố thông tin là hết sức nhạy cảm và quan trọng đối với sự phát triển của TTCK. Do đó, việc xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, tin cậy, dễ sử dụng và kịp thời là điều kiện tiên quyết để TTCK Việt Nam hoạt

36

động có hiệu quả. Thực tiễn hơn 20 năm hoạt động của TTCK Việt Nam đã bộc lộ rất nhiều yếu kém của hệ thống thông tin, các NĐT không tin tƣởng vào các thông tin trên thị trƣờng vì có quá nhiều thông tin kém tin cậy, không trung thực, thiếu chính xác hoặc không cập nhật. Vì vậy, việc nghiên cứu TTCK ở các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ và Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có đƣợc những kinh nghiệm và bài học quý giá, kịp thời đƣa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện, cải tiến hệ thống thông tin trên TTCK Việt Nam. Cụ thể, một số bài học cho Việt Nam nhƣ sau:

Một là, hệ thống thông tin trên TTCK cần đƣợc hiện đại hóa ngay từ đầu, các thiết bị không nên quá giản tiện, vì nhƣ thế sẽ rất khó hiện đại hóa khi quy mô TTCK phát triển. Song, không chỉ vì hiện đại hóa thuần túy mà xây dựng hệ thống trang thiết bị quá cầu kỳ. Chúng ta cần chú ý đến trạng thái mở để khi khối lƣợng giao dịch tăng lên có thể nâng cấp, mở rộng công suất xử lý của hệ thống. Cách làm nhƣ vậy sẽ cho phép tiết kiệm đƣợc các chi phí ban đầu, đồng thời vẫn bảo đảm tính liên tục của hệ thống khi TTCK phát triển.

Hai là, UBCKNN ngay từ bây giờ phải có chiến lƣợc bao quát, theo sát thị trƣờng cùng với việc thiết lập các quy định chặt chẽ về quản lý thị trƣờng, quy chế thông tin cho các thành viên thị trƣờng, đảm bảo sự thông suốt đồng bộ thông tin giữa các sở giao dịch và với toàn bộ thị trƣờng, chất lƣợng thông tin đầu ra đƣợc đảm bảo với có độ tin cậy cao, kịp thời.

Ba là, khuyến khích thành lập và tạo điều kiện hoạt động đối với các tổ chức cung cấp thông tin chuyên nghiệp. Điều này tạo điều kiện cho các NĐT, đặc biệt là NĐT nƣớc ngoài dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các thông tin quan trọng với chất lƣợng thông tin đƣợc đảm bảo hơn, từ đó giúp gia tăng niềm tin từ NĐT, thu hút đƣợc nguồn vốn dồi dào trong và ngoài nƣớc.

37

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Thị trƣờng chứng khoán là một kênh huy động vốn chủ lực và có hiệu quả trong nền kinh tế. Chính sự tồn tại, phát triển bền vững của TTCK là một trong những nhân tố quan trọng để kích thích sự tăng trƣởng kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, việc công khai và minh bạch hóa tình hình tài chính của các doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan nhằm đảm bảo chất lƣợng hàng hóa trên TTCK, từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công bố thông tin kế toán đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 40)