6. Kết cấu của luận văn
1.4.3 Những yêu cầu về công bố thông tin kế toán đối với các tổ chức
1.4.3.1 Những yêu cầu chung về nội dung, thời hạn và hình thức công bố
a) Những vấn đề chung về tổ chức niêm yết
Tổ chức niêm yết là các công ty cổ phần đáp ứng đủ các điều kiện và đã đƣợc niêm yết chứng khoán của mình trên SGDCK hoặc TTGDCK. Vừa qua, Thủ tƣớng đã ban hành Quyết định số 37/2020/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam trên cơ sở sáp nhập SGDCK Hà Nội (HNX) và SGDCK Hồ Chí Minh (HOSE). Điều kiện để đƣợc niêm yết chứng khoán đƣợc quy định cụ thể tại Nghị định 155/2020/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2020. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả chỉ đề cập chủ yếu đến các điều kiện liên quan đến việc niêm yết cổ phiếu. Các điều kiện đƣợc tóm tắt cụ thể nhƣ sau:
26
Tiêu chí Điều kiện niêm yết
1. Vốn điều lệ
Vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30 tỷ đồng trở lên căn cứ trên BCTC gần nhất đƣợc kiểm toán, đồng thời giá trị vốn hóa đạt tối thiểu 30 tỷ đồng tính theo bình quân gia quyền giá thanh toán cổ phiếu trong đợt chào bán ra công chúng gần nhất, hoặc giá tham chiếu cổ phiếu giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom trung bình 30 phiên gần nhất trƣớc thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết hoặc bình quân gia quyền giá thanh toán trong đợt bán cổ phần lần đầu của doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Hoạt động kinh doanh
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm liền trƣớc năm đăng ký niêm yết tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của 2 năm liền trƣớc năm đăng ký niêm yết phải có lãi. Không có lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính năm gần nhất đƣợc kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đƣợc soát xét trong trƣờng hợp đăng ký niêm yết sau ngày kết thúc của kỳ lập báo cáo tài chính bán niên.
3. Các khoản nợ Không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết.
4. Số lƣợng cổ đông nắm giữ quyền biểu quyết
Trừ trƣờng hợp doanh nghiệp cổ phần hóa, tổ chức đăng ký niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ; trƣờng hợp vốn điều lệ của tổ chức đăng ký niêm yết từ 1.000 tỷ đồng trở lên, tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết.
27 5. Hạn chế chuyển nhƣợng cổ phiếu của các cổ đông là thành viên của HĐQT, Ban Kiểm soát, BGĐ, Kế toán trƣởng
Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Trƣởng ban kiểm soát và thành viên Ban Kiểm soát (Kiểm soát viên), Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trƣởng, Giám đốc tài chính và các chức danh quản lý tƣơng đƣơng do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc Hội đồng quản trị bổ nhiệm và cổ đông lớn là ngƣời có liên quan của các đối tƣợng trên phải cam kết tiếp tục nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nƣớc do các cá nhân trên đại diện nắm giữ.
Khác
Công ty, ngƣời đại diện theo pháp luật của công ty không bị xử lý vi phạm trong thời hạn 2 năm tính đến thời điểm đăng ký niêm yết do thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán. Có công ty chứng khoán tƣ vấn hồ sơ đăng ký niêm yết, trừ trƣờng hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty chứng khoán.
b) Những yêu cầu chung về nội dung, thời hạn và hình thức công bố Báo cáo tài chính năm
Tƣơng tự nhƣ đối với các CTĐC chƣa niêm yết, các tổ chức niêm yết cũng có nghĩa vụ phải công bố thông tin định kỳ về BCTC năm đã đƣợc kiểm toán. Tuy nhiên, khác với các CTĐC chƣa niêm yết thì BCTC năm của các tổ chức niêm yết phải đƣợc kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận (thay vì chỉ là các tổ chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài Chính). Các tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận kiểm toán các tổ chức niêm yết trƣớc hết cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện hành nghề theo quy định của Bộ Tài Chính, bên cạnh đó các
28
tổ chức kiểm toán này còn phải đáp ứng đủ các điều kiện đƣợc quy định tại Quyết định số 89/2007/QĐ – BTC).
Báo cáo tài chính quý
Bên cạnh BCTC năm đƣợc kiểm toán, các tổ chức niêm yết còn đƣợc yêu cầu phải công bố thông tin định kỳ về BCTC quý đƣợc lập bằng tiếng Việt (và bản dịch tiếng Anh - nếu có) trong thời hạn hai lăm (25) ngày, kể từ ngày kết thúc quý. Trƣờng hợp tổ chức niêm yết là công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất thì thời hạn công bố thông tin là năm mƣơi (50) ngày, kể từ ngày kết thúc quý.
Báo cáo tài chính bán niên
Bên cạnh BCTC năm và BCTC quý, các tổ chức niêm yết còn phải lập và công bố thông tin về BCTC bán niên (sáu tháng đầu năm) đã đƣợc soát xét bởi tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán số 910 (và bản dịch tiếng Anh - nếu có) trong thời hạn bốn mƣơi lăm (45) ngày, kể từ ngày kết thúc Quý 2 hàng năm. Trƣờng hợp tổ chức niêm yết là công ty mẹ phải lập BCTC hợp nhất thì thời hạn công bố thông tin là sáu mƣơi (60) ngày, kể từ ngày kết thúc Quý 2 hàng năm.
1.4.3.2 Kết cấu và nội dung chủ yếu của hệ thống báo cáo
a) Báo cáo tài chính quý
Tổ chức niêm yết phải lập BCTC quý hay còn gọi là BCTC giữa niên độ theo Thông tƣ 200/TT – BTC, gồm 2 dạng: BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ (bắt buộc phải lập) và BCTC giữa niên độ dạng tóm lƣợc (khuyến khích lập).
BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ: bao gồm
- Bảng CĐKT giữa niên độ dạng đầy đủ: Mẫu số B 01a – DN - Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ dạng đầy đủ: Mẫu số B 02a – DN - Báo cáo LCTT giữa niên độ dạng đầy đủ: Mẫu số B 03a – DN - Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN
Một số điểm cần lưu ý khi lập BCTC giữa niên độ dạng đầy đủ
29
CĐKT giữa niên độ dạng đầy đủ tƣơng tự nhƣ Bảng CĐKT năm, tuy nhiên số liệu trình bày tại cột số 4 là cuối quý (thay cho số cuối năm nhƣ trong BCTC năm) và vẫn trên cơ sở so sánh với số đầu năm nhƣ trong Bảng CĐKT năm (cột số 5).
Hai là, đối với báo cáo KQHĐKD giữa niên độ dạng đầy đủ thì nội dung các chỉ tiêu và mã số cũng trình bày tƣơng tự nhƣ trong báo cáo KQHĐKD năm, tuy nhiên Báo cáo KQHĐKD lập theo kỳ kế toán quý phải trình bày số liệu của quý báo cáo(thay cho số năm nay trong báo cáo KQHĐKD năm) và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập BCTC quý và có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của quý báo cáo với quý cùng kỳ năm trƣớc (cả số phát sinh lẫn số lũy kế).
Ba là, Báo cáo LCTT giữa niên độ đạng đầy đủ cũng đƣợc lập theo 1 trong 2 phƣơng pháp: trực tiếp và gián tiếp. Việc trình bày các chỉ tiêu và mã số trên Báo cáo LCTT giữa niên độ dạng đầy đủ cũng tƣơng tự nhƣ đối với báo cáo LCTT năm. Tuy nhiên, Báo cáo LCTT quý phải trình bày số lũy kế từ đầu năm đến quý báo cáo và so sánh theo từng chỉ tiêu với số liệu lũy kế từ đầu năm đến quý cùng kỳ năm trƣớc(quý này năm trƣớc) thay vì số đầu năm và số cuối năm(trong báo cáo LCTT năm)
BCTC giữa niên độ dạng tóm lƣợc: bao gồm
- Bảng CĐKT giữa niên độ dạng tóm lƣợc: Mẫu số B 01b – DN - Báo cáo KQHĐKD giữa niên độ dạng tóm lƣợc: Mẫu số B 02b – DN - Báo cáo LCTT giữa niên độ dạng tóm lƣợc: Mẫu số B 03b – DN - Bản thuyết minh BCTC chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN
Một số điểm cần lưu ý khi lập BCTC giữa niên độ dạng tóm lược:
Một là, Bảng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, báo cáo LCTT giữa niên độ dạng tóm lƣợc đƣợc trình bày tƣơng tự nhƣ dạng đầy đủ(theo chiều ngang) nhƣng ba báo cáo này chỉ trình bày số liệu trên một số chỉ tiêu quan trọng(không theo dõi chi tiết cho những chỉ tiêu này nhƣ trong báo cáo giữa niên độ dạng đầy đủ).
Hai là, BCTC giữa niên dạng đầy đủ hay BCTC giữa niên độ dạng tóm lƣợc thì bản thuyết minh BCTC chọn lọc đƣợc lập tƣơng tự nhƣ nhau.
b) Báo cáo tài chính bán niên và báo cáo soát xét cho Báo cáo tài chính bán niên Báo cáo tài chính bán niên đƣợc lập tƣơng tự nhƣ BCTC quý.
30
Báo cáo soát xét cho BCTC bán niên phải đƣợc lập theo quy định của chuẩn mực kiểm toán số 910 “Soát xét BCTC” và trình bày theo mẫu phụ lục 03 và 04 của chuẩn mực này. Một số trƣờng hợp liên quan đến kết quả của công tác soát xét là: chấp nhận toàn bộ (đảm bảo vừa phải), ý kiến ngoại trừ cho sự đảm bảo vừa phải và ý kiến không chấp nhận.