7. Kết cấu của đề tài
1.4.1. Lợi ích của hệ thống KSNB
Bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình hoạt động cũng tồn tại những xung đột quyền lợi giữa những người sử dụng lao động và người lao động. Chính vì điều này mà nhiều lúc người lao động chỉ chú tâm vào quyền lợi của riêng mình mà cố tình vi phạm hoặc có những hành vi gian lận làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của tổ chức. KSNB sẽ giúp nhà quản trị giảm thiểu được những rủi ro thông qua việc phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính.
Một hệ thống KSNB vững mạnh và hữu hiệu sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như:
Giảm bớt nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình sản xuất kinh doanh như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng chi phí, bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp.
Đảm bảo tính chính xác và đúng theo quy định của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính.
Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của pháp luật.
Đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ đặc biệt là với những công ty đại chúng.
Khi doanh nghiệp phát triển lên thì lợi ích của một hệ thống KSNB cũng trở nên to lớn hơn vì người quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giám sát và kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
quản trị doanh nghiệp vững mạnh và điều này rất quan trọng đối với doanh nghiệp khi thu hút các nhà đầu tư bên ngoài.
1.4.2. Hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB
Một hệ thống KSNB hữu hiệu chỉ có thể hạn chế tối đa các rủi ro chứ không thể đảm bảo rủi ro, gian lận và sai sót không xảy ra. Bởi vì khi hệ thống KSNB được thiết kế hoàn hảo thì vẫn phụ thuộc vào yếu tố chủ yếu là con người, tức là phụ thuộc vào năng lực làm việc và sự đáng tin cậy của nhân viên trong đơn vị.
Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đã nêu ra những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB như sau:
Những hạn chế xuất phát từ con người như việc ra quyết định sai do thiếu thông tin, bị áp lực trong sản xuất kinh doanh; sự vô ý, bất cẩn; hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên hoặc báo cáo của cấp dưới, việc đảm nhận vị trí công việc tạm thời, thay thế cho người khác.
Gian lận cũng xảy ra do sự thông đồng giữa các nhân viên với nhau hay với các bộ phận bên ngoài doanh nghiệp. KSNB khó ngăn cản được gian lận của người quản lý cấp cao. Các thủ tục kiểm soát là do người quản lý đặt ra để kiểm tra việc gian lận và sai sót của nhân viên. Khi người quản lý cấp cao cố tình gian lận , họ có thể tìm cách bỏ qua các thủ tục kiểm soát cần thiết.
Phần lớn các thủ tục KSNB thường được thiết lập cho các sai phạm dự kiến, các nghiệp vụ thường xuyên, lặp đi lặp lại hơn là các nghiệp vụ không thường xuyên, do đó khi xảy ra các sai phạm bất thường thì thủ tục kiểm soát trở nên yếu kém, thậm chí vô hiệu.
Rủi ro trong kiểm soát cũng xảy ra khi người quản lý luôn xem xét quan hệ chi phí bỏ ra và lợi ích thu được. Các hoạt động giám sát cũng phải đảm bảo rằng lợi ích có được phải lớn hơn chi phí mà đơn vị bỏ ra.
thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến không kiểm soát được rủi ro và làm cho môi trường kiểm soát bị yếu kém.
Do thay đổi tổ chức , quan điểm và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát trở nên lạc hậu, không còn phù hợp.
Tóm lại, hệ thống KSNB dù được thiết kế và hoạt động tốt đến đâu cũng chỉ cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho nhà quản lý để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Tất cả các hệ thống KSNB đều chứa đựng những hạn chế tiềm tàng vốn có của nó. Đó là những hạn chế liên quan đến sự chủ quan của con người như làm sai, bất cẩn, hiểu sai hoặc hệ thống KSNB cũng có thể bị vô hiệu hóa nếu có sự thông đồng của nhân viên hoặc nhà quản lý lạm quyền.
1.5. Đặc điểm hoạt động của ngành thủy sản đông lạnh ảnh hưởng đến hệ thống Kiểm soát nội bộ: thống Kiểm soát nội bộ:
Ảnh hưởng của các đặc điểm này đến các yếu tố của KSNB trong doanh nghiệp chế biến, kiểm tra và kinh doanh thủy sản.
1.5.1 Môi trường hoạt động
- Nguồn nguyên liệu không ổn định, thiếu hụt đã tạo ra sự khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất của các DN thủy sản. Vì vậy các DN thủy sản Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu với giá trị 500 triệu USD để đáp ứng các đơn hàng.
- Chất lượng vệ sinh an toàn thủy sản xuất khẩu: Các thị trường nhập khẩu ngày càng đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Vì vậy các DN phải đầu tư lớn vào hệ thống kiểm soát chất lượng ATTP.
- Phát triển thị trường: Mặc dù thủy sản xuất khẩu Việt Nam có mặt ở hơn 150 quốc gia và lãnh thổ nhưng những bất ổn kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thủy sản trong tương lai. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế toàn cầu còn khó khăn, nhiều quốc gia đang tăng cường bảo hộ nền sản xuất trong nước với nhiều hàng rào thương mại và chiến dịch bôi nhọ
sản phẩm nhập khẩu. Đây là thách thức khó tránh đối với việc mở rộng thị phần thủy sản xuất khẩu Việt Nam.
- Tiếp cận vốn vay: Các DN thủy sản có dấu hiệu đình đốn sản xuất trong những tháng đầu năm do thiếu vốn và thiếu nguyên liệu trầm trọng phải thay thế bằng cách tăng nguyên liệu nhập khẩu để đáp ứng các đơn hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm do khó khăn từ thị trường nhập khẩu, hàng tồn kho tăng, nhiều DN hầu như đã bên bờ phá sản, không thể cầm cự. Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), số DN tham gia xuất khẩu giảm từ 800 xuống còn 473 DN tuy nhiên đây là số DN thương mại với doanh số thấp nên không gây ảnh hưởng nhiều tới tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản trong khi đó kim ngạch của các DN lớn trong top 10 quý I năm nay tăng hơn so với năm ngoái 20,5%. Điều này không phản ánh sự suy sụp của ngành thủy sản xuất khẩu mà cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng lực quản trị của các DN thủy sản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do sự sụt giảm từ thị trường chủ lực là Châu Âu khi chỉ chiếm 19,6% tỷ trọng xuất khẩu, đã giảm so với gần 25% của cùng kỳ năm ngoái từ ảnh hưởng khủng hoảng tài chính kéo dài và sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến sức mua ở các thị trường tiêu thụ lớn nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chuyển hướng sang các thị trường Châu Á trong đó xuất khẩu sang Ôxtrâylia tăng trưởng mạnh nhất. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam hầu như bất lực khi phải đối mặt với gia tăng các rào cản kỹ thuật khi quyết định kiểm tra Ethoxyquin với mức dư lượng thấp đến “không tưởng” bằng 0,01ppm. Ngoài ra, các DN thủy sản còn gặp khó khăn từ các chính sách bất cập như: phí môi trường bao PE, phí quản lý môi trường nước thải, phí kiểm dịch, giá cước vận tải biển tăng cao và cao hơn so với các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đã tăng cao trong vòng 1 năm qua với mức tăng hầu hết 10-30% ở các hạng mục chi phí đầu vào: lương công nhân, điện, nước, xăng dầu, bao
bì….trong khi giá xuất khẩu thì không có mức tăng với tỷ lệ tương ứng đã làm giảm không chỉ về tỷ suất lợi nhuận mà cơ bản là đối mặt với chất lượng vệ sinh ATTP, giảm cạnh tranh cho các DN thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhìn chung ngành thủy sản Việt Nam luôn phải đối mặt với tình hình thiếu nguyên liệu, khó khăn khi vay vốn, rào cản kỹ thuật, áp lực thuế khi nước nhập khẩu thực hiện chính sách bảo vệ mậu dịch ngành nghề trong nước thể hiện qua chính sách chống bán phá giá, vấn đề bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự phát triển của ngành thủy sản như hiện nay luôn có sự đóng góp từ các tổ chức hội nghề nghiệp ngành thủy sản, đó là: hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiệp hội nghề cá Việt Nam, hiệp hội cá ngừ Việt Nam. Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam mà hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập vào ngày 12/6/1998. VASEP là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, thành lập các ủy ban ngành hàng và phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản. VASEP còn là cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước, là đại diện giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên đồng thời phổ biến và hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, VASEP phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan và đối tác, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước, tham gia tư vấn và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước để có biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất lượng, tạo nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất và xuất khẩu, xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế thông qua việc tham gia các hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế từ đó giúp nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam. Là “cánh tay nối dài của ngành thủy sản Việt Nam”, hội nghề cá Việt
Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất hội nuôi thủy sản Việt Nam và hội nghề cá Việt Nam đã phát huy vai trò đối với nông ngư dân, doanh nghiệp và nghề cá cả nước như: bảo vệ quyền lợi chính đáng với nông ngư dân, đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông ngư dân cũng như tham gia xây dựng -26- đóng góp các cơ chế chính sách liên quan đến thủy sản, nông ngư dân như chiến lược phát triển ngành thủy sản, các đề án về khai thác hải sản, tiêu chuẩn ATTP, nuôi thủy sản bền vững (Global GAP, VietGAP)…Hội nghề cá Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Nghề cá Đông Nam Á, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Mạng lưới an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1.5.2. Môi trường pháp lý
Giống như các hoạt động, các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, hoạt động và các mối quan hệ thủy sản được ràng buộc, chi phối và điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý và diễn ra trong sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng của nhà nước và xã hội. Do những đặc trưng riêng có của hoạt động thủy sản mà bên cạnh bị chi phối bởi các văn bản pháp lý chung còn được điều chỉnh bởi khung pháp lý riêng biệt cho ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản do chính phủ và các bộ ngành liên quan ban hành dưới các hình thức luật, nghị định, quyết định, thông tư, công văn liên quan đến các nội dung về kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh ở các cơ sở sản xuất thủy sản, kiểm soát vệ sinh vùng nuôi, khai thác chế biến, các văn bản về giống, thức ăn, thuốc kháng sinh thủy sản, về xử phạt vi phạm. Năm 2003, Luật thủy sản ra đời cùng với những nghị định hướng dẫn thi hành đã đánh dấu bước ngoặt phát triển pháp lý của ngành thủy sản. Luật này được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên sau gần 10 năm thực hiện luật thủy sản năm 2003 đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập trước
thực tế phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó có nhiều hiệp định, điều ước, thoả thuận quốc tế mới mà Luật phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Nhiều nội dung của luật vẫn -27- thiếu điều kiện áp dụng, thiếu văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành chẳng hạn: tuy đã dành một chương quy định về "chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản" nhưng vẫn thiếu những nội dung đồng bộ để đảm bảo thực thi có hiệu quả, trong đó vấn đề về điều kiện kinh doanh thủy sản chưa có tiêu chí đánh giá, hoàn thiện quản lý chế biến và xuất khẩu thủy sản khi chế biến và xuất khẩu thủy sản được xác định là hoạt động có những đóng góp rất lớn cho đất nước. Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung luật thuỷ sản 2003 là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh đó, ngành Thủy sản đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ xây dựng 02 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư của Bộ hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017 cùng nhiều văn bản, chương trình, đề án quan trọng khác như Đề án phát triển khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở một số nước; Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025; Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025….
Ngành Thủy sản đã thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát và chỉ đạo điều hành sản xuất, cụ thể, công tác kiểm soát chất lượng giống đã được thực hiện tốt, kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ xử lý hiện tượng nuôi cá tra tự phát nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo phát triển ngành hàng cá tra bền vững. Tổng cục đã theo dõi và nắm chắc về tình hình, diễn biến thời tiết và thông tin về nguồn lợi thủy sản để tham mưu cho Bộ chỉ đạo kịp thời, huy động tàu thuyền sản xuất các nghề phù hợp với đối tượng thủy sản xuất hiện theo dự báo nguồn lợi; Chú trọng phát triển khai thác bền vững, phát triển mô hình hợp tác khai thác viễn dương, mở rộng ngư trường, giảm thiểu khai thác bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, Tổng cục cũng chú trọng công tác áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng sản phẩm hải sản khai thác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành.
Đặc biệt, các cấp, các ngành đã quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai