Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 41)

7. Kết cấu của đề tài

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình Định Tên nước ngoài : BĐ Fishery joint Stock Company Tên viết tắt : BIDIFISCO

Địa chỉ : 02D Trần Hưng Đạo –TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định Điện thoại : 0563.892.039-0563.892.627

Fax : 0563.892.627-0563.892.355 Email : Info@bidifisco.com.vn Mã số thuế: 4100 301209

Bình Định là một trong những tỉnh Duyên hải Miền Trung, có bờ biển khá dài trên 135km. Với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản khá phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản. Do vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5 Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trong lĩnh vực này. Và dưới đây là một trong những công ty về chế biến thủy hải sản;

Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định là một Công ty sản xuất kinh doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp, kế toán độc lập, tự đề ra và thực hiện các phương án kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông và các bộ máy thực thi pháp luật với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định là một Công ty không lớn, vốn điều lệ là 9,185 tỷ VNĐ, nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm thủy hải sản xuất

khẩu của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Công ty tham gia đáng kể vào mục đích phát triển kinh tế Ngành thủy sản của Tỉnh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định trước đây là doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy - UBND tỉnh về chủ trương chuyển đổi thành hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định được cổ phần hóa tách riêng và hình thành nên hai công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty là: Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định và công ty Cổ phần Thủy Sản Hoài Nhơn dưới hình thức bán toàn bộ giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại công ty. Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/03/1999 sau Đại hội Cổ đông ngày 11/02/1999 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056954 của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng

Công ty CP Thủy sản Bình Định là một doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm đông lạnh thuỷ sản như tôm, mực, cá, cua và các loại khác. Sản xuất đá lạnh phục vụ cho chế biến thuỷ sản đông lạnh, cho thu mua khai thác nguyên liệu, số còn lại phục vụ cho tiêu dùng. Kinh doanh vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ cho đánh bắt thuỷ sản. Gia công, cấp đông hải sản, súc sản khi có nhu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng ra xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời tận dụng thế mạnh tự nhiên góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh , thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà

nước, đem lại lợi ích cho xã hội.

Nhiệm vụ

Công ty CP Thủy sản Bình Định có nhiệm vụ chế biến các sản phẩm đông lạnh nhằm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Công ty phải xây dựng tổ chức và thực hiện các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh đã đề ra từng bước thoả mãn nhu cầu xã hội và kinh doanh một cách có hiệu quả. Để làm được điều đó công ty phải thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như:

Thu mua, chế biến và xuất khẩu các loại thuỷ hải sản.

Khai thác và sử dụng mọi thế mạnh của địa phương, đặc biệt là nguồn nguyên liệu và lao động. Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất và kinh doanh mô hình sản xuất biểu mẫu của ngành chế biến, nhất là chế biến thuỷ sản đông lạnh xuất khẩu.

Đẩy mạnh và phát huy sáng kiến cải tiến kĩ thuật hợp lí hoá sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Hướng dẫn kĩ thuật cho những người tham gia nuôi trồng thuỷ hải sản góp phần giải quyết công ăn việc làm ở địa phương và các khu vực lân cận.

Đảm bảo ổn định và tăng trưởng cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên Công ty bằng tiền lương, tiền thưởng để họ gắn bó với công ty.

Đảm bảo cổ tức cho cổ đông, đây không chỉ với mục đích có cổ tức mà còn là sự đánh giá giá trị của Công ty sẽ tăng hay giảm trên thương trường.

Đảm bảo các quỹ bắt buộc, nhất là dự phòng tài chính nhằm tránh rủi ro cho Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Theo điều lệ tính dự phòng đến 30% vốn điều lệ, nhiều hay ít tùy thuộc vào lợi nhuận hằng năm).

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty

Chú thích: Quan hệ chức năng

Quan hệ trực tuyến

Chức năng và nhiệm vụ cơ bản các bộ phận quản lý

Đại hội đồng cổ đông: Đây là bộ phận đứng đầu của một Công ty CP, tất cả các cổ đông có quyền kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. Đại hội đồng cổ đông sẽ quyết định cao nhất mọi kế hoạch, phương án kinh doanh, đầu tư, trích lập các quỹ…

Hội đồng quản trị: Gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, chịu trách nhiệm cao nhất

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám Đốc P.Giám đốc PX SX chế biến PX SX phụ trợ Phòng kỹ thuật KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh doanh Phòng kế toán

việc thực thi nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, cũng như mọi thắng lợi và sự thất bại trong sản xuất kinh doanh của Công ty mà đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị.

BKS: Gồm có kiểm soát viên trưởng và các thành viên. Kiểm soát viên trưởng do BKS bầu ra.

Giám đốc Công ty: Là người được Hội đồng quản trị ủy nhiệm quản lý và điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật với những việc làm của mình khi Hội đồng quản trị giao quyền quyết định, cũng như sự phát triển hay thất bại trong kinh doanh trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông.

Phó Giám đốc điều hành: Là người chịu trách nhiệm sau Giám đốc trong sự điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, có trách nhiệm mọi hoạt động của Công ty khi Giám đốc đi vắng, bàn bạc và đề xuất mọi phương án giá cả với Giám đốc để đưa ra quyết định tốt nhất có lợi cho Công ty.

Phòng Tài chính kế toán: Tổ chức thanh toán đúng theo quy định, kiểm soát, kiểm tra mọi giá thành của nguyên liệu, vật tư…thật chính xác nhằm giúp cho ban lãnh đạo Công ty có những thông tin và đánh giá chính xác trong hiệu quả kinh doanh.

Phòng Kinh doanh: Chịu trách nhiệm tiếp nhận và phản hồi những thông tin về các sản phẩm sản xuất từ ban Giám đốc cũng như từ khách hàng như: giá cả, mẫu mã, kiểu dáng, giao nhận, các thủ tục xuất nhập khẩu…

Phòng Tổ chức hành chính: Thực hiện chuyên môn quản lý nhân sự, tổ chức các đợt tuyển dụng lao động, đào tạo nghề cho công nhân, lao động và tiền lương cũng như các chế độ bảo hiểm và trợ cấp.

Phòng Kỹ thuật KCS: Nhiệm vụ chính của phòng là quản lý chất lượng sản phẩm, đề ra các quy trình công nghệ sản xuất chế biến…

Phân xưởng sản xuất: Có phân xưởng sản xuất chính: hàng đông, hàng khô và phân xưởng sản xuất phụ trợ như ở phần kết cấu sản xuất.

2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty

Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Công ty

Chú thích: Quan hệ chức năng

Quan hệ trực tuyến

Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành kế toán tại Công ty, chịu trách nhiệm tính tiền lương tiền thưởng và phụ cấp, tính giá thành sản phẩm, đồng thời kiểm tra đối chiếu toàn bộ số phát sinh ở các kế toán và các sổ chi tiết, lập báo cáo tài chính cuối kỳ.

Kế toán nguyên vật liệu: Tập hợp các chứng từ gốc về nguyên vật liệu lên Sổ chi tiết, theo dõi số lượng, đơn giá nhập kho và tình hình nhập xuất tồn nguyên vật liệu trong kỳ.

Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ, TSCĐ: Có trách nhiệm trích bảo hiểm và KPCĐ theo quy định, tính và trích khấu hao TSCĐ…

Kế toán bán hàng: Có nhiệm vụ xuất hóa đơn và lập Bảng tổng hợp Kế toán trưởng kiêm

kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán bán hàng Kế toán BHXH, BHYT,… Kế toán NVL Kế toán tiền mặt, TGNH

hàng bán trong kỳ đối với từng khách hàng.

Kế toán tiền mặt và tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thu chi và gửi ngân hàng phản ánh số dư kịp thời lên tài khoản nhằm giúp cho nhà quản lý có biện pháp kịp thời trong vấn đề thu chi.

Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền theo chứng từ hợp lệ, hằng ngày lập báo cáo quỹ tiền mặt, tình hình thu chi trong ngày.

2.1.5. Hình thức kế toán và chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán từ phiếu thu, phiếu chi hàng ngày, ghi sổ chi tiết đến sổ tổng hợp, lập các báo cáo quyết toán, kiểm tra kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán.

Hình thức kế toán mà Công ty đang áp dụng

Bộ phận kế toán Công ty hiện đang áp dụng kế toán thủ công và kế toán máy đối với hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”.

Quy trình ghi sổ trên máy tại Công ty

Sơ đồ 2.3. Sơ đồ ghi sổ kế toán Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ kế toán

PHẦN MỀM KẾ TOÁN

-BCTC

-Báo cáo kế toán quản trị Sổ kế toán: - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Máy vi tính Bảng tổng hợp Chứng từ kế toán cùng loại

Hằng ngày, kế toán căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Phần mềm sẽ được tự động nhập vào các sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào, kế toán thực hiện thao tác khóa sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy.

 Phần mềm kế toán Công ty áp dụng là: Phần mềm Excom  Một số chính sách kế toán khác tại Công ty

- Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12.

Kỳ kế toán: Tháng và quý.

Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá thực tế xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước. TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá.

Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

2.1.6. Những thuận lợi và khó khăn của công ty

Công ty là một trong những đơn vị chế biến thủy sản có truyền thống của tỉnh, chất lượng sản phẩm luôn được khách hàng nhập khẩu tại các thị trường Hàn Quốc, EU đánh giá cao. Với định hướng “Chất lượng sản phẩm là hàng đầu” nên Công ty luôn có một số lượng khách hàng truyền thống chấp nhận mua giá tốt nhằm phục vụ cho đối tượng trung và cao cấp nên sản lượng chế biến được giữ vững. Ngoài ra, Ban lãnh đạo công ty đã linh hoạt trong

việc phát triển thị trường mới sang Đài Loan, ASean bước đầu đã có khách hàng nhập khẩu và sẽ phát triển trong thời gian đến tạo hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian đến.

Tuy nhiên, Công ty vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh:

Đối với thị trường trong nước: Công tác thu mua nguyên liệu phải cạnh tranh gay gắt với thương lái Trung Quốc ngay trên tỉnh nhà; Thương lái Trung quốc luôn mua cao hơn doanh nghiệp từ 5.000đ/kg-10.000đ/kg vì họ có lợi thế thuê lại các xưởng gia công chế biến tại Phú yên mà không chịu bất cứ trách nhiệm về BHXH, BHYT đối với người lao động và thuế đối với nhà nước khi xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch. Công ty cũng phải chịu thêm sự cạnh tranh về giá với nguyên liệu tôm miền Tây giá luôn thấp hơn tôm Miền Trung từ 3000đ/kg-5000đ/kg nên lợi thế tôm miền Trung về màu sắc và mùi vị không còn được phát huy khi chào giá trên thị trường thế giới, giá xuất khẩu tôm tại miền Trung không còn chênh lệch nhiều so với tôm miền Tây như trước

Đối với thị trường xuất khẩu: Hiện nay con tôm Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất lớn về chất lượng và giá cả từ các thị trường nguyên liệu tôm lớn tại Châu Á như Ấn độ, Bangladet, Indonexia, Thailand…..nên giá bán ngày càng giảm, sản lượng tiêu thụ thấp. Thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Hàn Quốc, EU ngày càng khó khăn vì phải chịu nhiều rào cản kỹ thuật như kháng sinh, vi sinh, hạn ngạch nhập khẩu….đã ảnh hưởng lớn đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm của Việt nam. Hơn nữa, tập quán kinh doanh cũng có sự thay đổi thay vì tập trung về chất lượng và màu sắc thì nhà nhập khẩu tập trung về giá mua nhằm tăng sự cạnh tranh với các thị trường tôm giá rẻ. Size tôm cũng tập trung về size nhỏ nên chi phí sản xuất tại doanh nghiệp tăng dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm.

Vì điều kiện sản xuất đặc thù của ngành thủy sản thu nhập không cao nên việc tìm kiếm nguồn lao động ngày càng khó khăn. Việc mở rộng sản

xuất không phát triển được.

2.2. Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định Bình Định

2.2.1. Thực trạng về môi trường kiểm soát

Dựa vào các nguyên tắc theo báo cáo COSO 2013 , tác giả đã khảo sát các nhân tố như: Tính chính trực và giá trị đạo đức; Năng lực và chính sách nhân sự; Hội đồng quản trị và BKS; Cơ cấu tổ chức và phân định quyền hạn, trách nhiệm của công ty, kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.1. Tính chính trực và giá trị đạo đức S T T Câu hỏi Số phiếu gửi đi Số phiếu nhận về Trả lời Có Không 1

Công ty đã ban hành bằng văn bản các quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty chưa?

50 50 90% 10%

2 Công ty có thực hiện giảm áp lực để nhân

viên giảm sai sót và gian lận ? 50 50 20% 80%

3

Nhà quản lý có đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu thông qua việc thực hiện tính chính trực và giá trị đạo đức qua lời nói và hành động cụ thể không?

50 50 60% 40%

4 Công ty đưa ra các quy định xử phạt thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)