Đặc điểm hoạt động của ngành thủy sản đông lạnh ảnh hưởng đến hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 35)

7. Kết cấu của đề tài

1.5. Đặc điểm hoạt động của ngành thủy sản đông lạnh ảnh hưởng đến hệ

thống Kiểm soát nội bộ:

Ảnh hưởng của các đặc điểm này đến các yếu tố của KSNB trong doanh nghiệp chế biến, kiểm tra và kinh doanh thủy sản.

1.5.1 Môi trường hoạt động

- Nguồn nguyên liệu không ổn định, thiếu hụt đã tạo ra sự khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất của các DN thủy sản. Vì vậy các DN thủy sản Việt Nam đã nhập khẩu nguyên liệu với giá trị 500 triệu USD để đáp ứng các đơn hàng.

- Chất lượng vệ sinh an toàn thủy sản xuất khẩu: Các thị trường nhập khẩu ngày càng đưa ra các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Vì vậy các DN phải đầu tư lớn vào hệ thống kiểm soát chất lượng ATTP.

- Phát triển thị trường: Mặc dù thủy sản xuất khẩu Việt Nam có mặt ở hơn 150 quốc gia và lãnh thổ nhưng những bất ổn kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng thủy sản trong tương lai. Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế toàn cầu còn khó khăn, nhiều quốc gia đang tăng cường bảo hộ nền sản xuất trong nước với nhiều hàng rào thương mại và chiến dịch bôi nhọ

sản phẩm nhập khẩu. Đây là thách thức khó tránh đối với việc mở rộng thị phần thủy sản xuất khẩu Việt Nam.

- Tiếp cận vốn vay: Các DN thủy sản có dấu hiệu đình đốn sản xuất trong những tháng đầu năm do thiếu vốn và thiếu nguyên liệu trầm trọng phải thay thế bằng cách tăng nguyên liệu nhập khẩu để đáp ứng các đơn hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm do khó khăn từ thị trường nhập khẩu, hàng tồn kho tăng, nhiều DN hầu như đã bên bờ phá sản, không thể cầm cự. Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), số DN tham gia xuất khẩu giảm từ 800 xuống còn 473 DN tuy nhiên đây là số DN thương mại với doanh số thấp nên không gây ảnh hưởng nhiều tới tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản trong khi đó kim ngạch của các DN lớn trong top 10 quý I năm nay tăng hơn so với năm ngoái 20,5%. Điều này không phản ánh sự suy sụp của ngành thủy sản xuất khẩu mà cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng lực quản trị của các DN thủy sản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do sự sụt giảm từ thị trường chủ lực là Châu Âu khi chỉ chiếm 19,6% tỷ trọng xuất khẩu, đã giảm so với gần 25% của cùng kỳ năm ngoái từ ảnh hưởng khủng hoảng tài chính kéo dài và sự phục hồi chậm của kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng đến sức mua ở các thị trường tiêu thụ lớn nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam chuyển hướng sang các thị trường Châu Á trong đó xuất khẩu sang Ôxtrâylia tăng trưởng mạnh nhất. Tuy nhiên xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nhật Bản, tôm Việt Nam hầu như bất lực khi phải đối mặt với gia tăng các rào cản kỹ thuật khi quyết định kiểm tra Ethoxyquin với mức dư lượng thấp đến “không tưởng” bằng 0,01ppm. Ngoài ra, các DN thủy sản còn gặp khó khăn từ các chính sách bất cập như: phí môi trường bao PE, phí quản lý môi trường nước thải, phí kiểm dịch, giá cước vận tải biển tăng cao và cao hơn so với các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đã tăng cao trong vòng 1 năm qua với mức tăng hầu hết 10-30% ở các hạng mục chi phí đầu vào: lương công nhân, điện, nước, xăng dầu, bao

bì….trong khi giá xuất khẩu thì không có mức tăng với tỷ lệ tương ứng đã làm giảm không chỉ về tỷ suất lợi nhuận mà cơ bản là đối mặt với chất lượng vệ sinh ATTP, giảm cạnh tranh cho các DN thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhìn chung ngành thủy sản Việt Nam luôn phải đối mặt với tình hình thiếu nguyên liệu, khó khăn khi vay vốn, rào cản kỹ thuật, áp lực thuế khi nước nhập khẩu thực hiện chính sách bảo vệ mậu dịch ngành nghề trong nước thể hiện qua chính sách chống bán phá giá, vấn đề bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Sự phát triển của ngành thủy sản như hiện nay luôn có sự đóng góp từ các tổ chức hội nghề nghiệp ngành thủy sản, đó là: hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, hiệp hội nghề cá Việt Nam, hiệp hội cá ngừ Việt Nam. Với vai trò hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam mà hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập vào ngày 12/6/1998. VASEP là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, thành lập các ủy ban ngành hàng và phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản. VASEP còn là cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với các cơ quan quản lý nhà nước, là đại diện giúp bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của các hội viên đồng thời phổ biến và hướng dẫn hội viên thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước. Bên cạnh đó, VASEP phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan và đối tác, tổ chức các hội nghị, hội thảo trong nước, tham gia tư vấn và phản biện xã hội trong quá trình xây dựng và thực thi các chủ trương, chính sách của nhà nước để có biện pháp hữu hiệu kiểm soát chất lượng, tạo nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất và xuất khẩu, xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế thông qua việc tham gia các hội nghị, hội thảo và diễn đàn quốc tế từ đó giúp nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủy sản Việt Nam. Là “cánh tay nối dài của ngành thủy sản Việt Nam”, hội nghề cá Việt

Nam được thành lập trên cơ sở hợp nhất hội nuôi thủy sản Việt Nam và hội nghề cá Việt Nam đã phát huy vai trò đối với nông ngư dân, doanh nghiệp và nghề cá cả nước như: bảo vệ quyền lợi chính đáng với nông ngư dân, đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và đời sống của nông ngư dân cũng như tham gia xây dựng -26- đóng góp các cơ chế chính sách liên quan đến thủy sản, nông ngư dân như chiến lược phát triển ngành thủy sản, các đề án về khai thác hải sản, tiêu chuẩn ATTP, nuôi thủy sản bền vững (Global GAP, VietGAP)…Hội nghề cá Việt Nam là thành viên của Hiệp hội Nghề cá Đông Nam Á, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Mạng lưới an ninh lương thực và giảm nghèo CIFPEN, Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.5.2. Môi trường pháp lý

Giống như các hoạt động, các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, hoạt động và các mối quan hệ thủy sản được ràng buộc, chi phối và điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý và diễn ra trong sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng của nhà nước và xã hội. Do những đặc trưng riêng có của hoạt động thủy sản mà bên cạnh bị chi phối bởi các văn bản pháp lý chung còn được điều chỉnh bởi khung pháp lý riêng biệt cho ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản do chính phủ và các bộ ngành liên quan ban hành dưới các hình thức luật, nghị định, quyết định, thông tư, công văn liên quan đến các nội dung về kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh ở các cơ sở sản xuất thủy sản, kiểm soát vệ sinh vùng nuôi, khai thác chế biến, các văn bản về giống, thức ăn, thuốc kháng sinh thủy sản, về xử phạt vi phạm. Năm 2003, Luật thủy sản ra đời cùng với những nghị định hướng dẫn thi hành đã đánh dấu bước ngoặt phát triển pháp lý của ngành thủy sản. Luật này được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên sau gần 10 năm thực hiện luật thủy sản năm 2003 đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập trước

thực tế phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó có nhiều hiệp định, điều ước, thoả thuận quốc tế mới mà Luật phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Nhiều nội dung của luật vẫn -27- thiếu điều kiện áp dụng, thiếu văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành chẳng hạn: tuy đã dành một chương quy định về "chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản" nhưng vẫn thiếu những nội dung đồng bộ để đảm bảo thực thi có hiệu quả, trong đó vấn đề về điều kiện kinh doanh thủy sản chưa có tiêu chí đánh giá, hoàn thiện quản lý chế biến và xuất khẩu thủy sản khi chế biến và xuất khẩu thủy sản được xác định là hoạt động có những đóng góp rất lớn cho đất nước. Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung luật thuỷ sản 2003 là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh đó, ngành Thủy sản đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ xây dựng 02 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư của Bộ hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017 cùng nhiều văn bản, chương trình, đề án quan trọng khác như Đề án phát triển khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở một số nước; Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025; Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025….

Ngành Thủy sản đã thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát và chỉ đạo điều hành sản xuất, cụ thể, công tác kiểm soát chất lượng giống đã được thực hiện tốt, kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ xử lý hiện tượng nuôi cá tra tự phát nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo phát triển ngành hàng cá tra bền vững. Tổng cục đã theo dõi và nắm chắc về tình hình, diễn biến thời tiết và thông tin về nguồn lợi thủy sản để tham mưu cho Bộ chỉ đạo kịp thời, huy động tàu thuyền sản xuất các nghề phù hợp với đối tượng thủy sản xuất hiện theo dự báo nguồn lợi; Chú trọng phát triển khai thác bền vững, phát triển mô hình hợp tác khai thác viễn dương, mở rộng ngư trường, giảm thiểu khai thác bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, Tổng cục cũng chú trọng công tác áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng sản phẩm hải sản khai thác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành.

Đặc biệt, các cấp, các ngành đã quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu. Đồng thời, đã có sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong việc ứng phó với cảnh báo thẻ vàng của EC với thái độ quyết .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong quy trình quản trị, do đó các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong chương 1 đã trình bày hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức trên nền tảng của báo cáo COSO 1992, 2013 nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể dựa vào đó làm căn cứ đánh giá sự cần thiết và đầy đủ của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Do mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm kinh doanh riêng nên người quản lý cần thiết kế và xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tên Công ty : Công ty Cổ Phần Thủy Sản Bình Định Tên nước ngoài : BĐ Fishery joint Stock Company Tên viết tắt : BIDIFISCO

Địa chỉ : 02D Trần Hưng Đạo –TP Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định Điện thoại : 0563.892.039-0563.892.627

Fax : 0563.892.627-0563.892.355 Email : Info@bidifisco.com.vn Mã số thuế: 4100 301209

Bình Định là một trong những tỉnh Duyên hải Miền Trung, có bờ biển khá dài trên 135km. Với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản khá phong phú, vị trí địa lý thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản. Do vậy, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 5 Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trong lĩnh vực này. Và dưới đây là một trong những công ty về chế biến thủy hải sản;

Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định là một Công ty sản xuất kinh doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp, kế toán độc lập, tự đề ra và thực hiện các phương án kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu sự giám sát của Đại hội đồng cổ đông và các bộ máy thực thi pháp luật với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định là một Công ty không lớn, vốn điều lệ là 9,185 tỷ VNĐ, nhưng đóng vai trò khá quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm thủy hải sản xuất

khẩu của tỉnh Bình Định nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Công ty tham gia đáng kể vào mục đích phát triển kinh tế Ngành thủy sản của Tỉnh, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định trước đây là doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy - UBND tỉnh về chủ trương chuyển đổi thành hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định được cổ phần hóa tách riêng và hình thành nên hai công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty là: Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định và công ty Cổ phần Thủy Sản Hoài Nhơn dưới hình thức bán toàn bộ giá trị thuộc vốn nhà nước hiện có tại công ty. Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/03/1999 sau Đại hội Cổ đông ngày 11/02/1999 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 056954 của Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Chức năng

Công ty CP Thủy sản Bình Định là một doanh nghiệp chuyên chế biến các sản phẩm đông lạnh thuỷ sản như tôm, mực, cá, cua và các loại khác. Sản xuất đá lạnh phục vụ cho chế biến thuỷ sản đông lạnh, cho thu mua khai thác nguyên liệu, số còn lại phục vụ cho tiêu dùng. Kinh doanh vật tư, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ cho đánh bắt thuỷ sản. Gia công, cấp đông hải sản, súc sản khi có nhu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng ra xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời tận dụng thế mạnh tự nhiên góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong và ngoài tỉnh , thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà

nước, đem lại lợi ích cho xã hội.

Nhiệm vụ

Công ty CP Thủy sản Bình Định có nhiệm vụ chế biến các sản phẩm đông lạnh nhằm phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước. Công ty phải xây dựng tổ chức và thực hiện các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh đã đề ra từng bước thoả mãn nhu cầu xã hội và kinh doanh một cách có hiệu quả. Để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)