Môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 38 - 41)

7. Kết cấu của đề tài

1.5.2. Môi trường pháp lý

Giống như các hoạt động, các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, hoạt động và các mối quan hệ thủy sản được ràng buộc, chi phối và điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý và diễn ra trong sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng của nhà nước và xã hội. Do những đặc trưng riêng có của hoạt động thủy sản mà bên cạnh bị chi phối bởi các văn bản pháp lý chung còn được điều chỉnh bởi khung pháp lý riêng biệt cho ngành. Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản do chính phủ và các bộ ngành liên quan ban hành dưới các hình thức luật, nghị định, quyết định, thông tư, công văn liên quan đến các nội dung về kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh ở các cơ sở sản xuất thủy sản, kiểm soát vệ sinh vùng nuôi, khai thác chế biến, các văn bản về giống, thức ăn, thuốc kháng sinh thủy sản, về xử phạt vi phạm. Năm 2003, Luật thủy sản ra đời cùng với những nghị định hướng dẫn thi hành đã đánh dấu bước ngoặt phát triển pháp lý của ngành thủy sản. Luật này được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên sau gần 10 năm thực hiện luật thủy sản năm 2003 đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập trước

thực tế phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam và sự hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong đó có nhiều hiệp định, điều ước, thoả thuận quốc tế mới mà Luật phải điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. Nhiều nội dung của luật vẫn -27- thiếu điều kiện áp dụng, thiếu văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành chẳng hạn: tuy đã dành một chương quy định về "chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản" nhưng vẫn thiếu những nội dung đồng bộ để đảm bảo thực thi có hiệu quả, trong đó vấn đề về điều kiện kinh doanh thủy sản chưa có tiêu chí đánh giá, hoàn thiện quản lý chế biến và xuất khẩu thủy sản khi chế biến và xuất khẩu thủy sản được xác định là hoạt động có những đóng góp rất lớn cho đất nước. Vì vậy việc sửa đổi, bổ sung luật thuỷ sản 2003 là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh đó, ngành Thủy sản đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Tổng cục đã tham mưu cho Bộ xây dựng 02 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 08 Thông tư của Bộ hướng dẫn thi hành Luật Thủy sản 2017 cùng nhiều văn bản, chương trình, đề án quan trọng khác như Đề án phát triển khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân đi khai thác hải sản ở một số nước; Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025; Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025….

Ngành Thủy sản đã thực hiện tốt công tác quản lý, kiểm soát và chỉ đạo điều hành sản xuất, cụ thể, công tác kiểm soát chất lượng giống đã được thực hiện tốt, kịp thời tham mưu lãnh đạo Bộ xử lý hiện tượng nuôi cá tra tự phát nhằm ổn định sản xuất, đảm bảo phát triển ngành hàng cá tra bền vững. Tổng cục đã theo dõi và nắm chắc về tình hình, diễn biến thời tiết và thông tin về nguồn lợi thủy sản để tham mưu cho Bộ chỉ đạo kịp thời, huy động tàu thuyền sản xuất các nghề phù hợp với đối tượng thủy sản xuất hiện theo dự báo nguồn lợi; Chú trọng phát triển khai thác bền vững, phát triển mô hình hợp tác khai thác viễn dương, mở rộng ngư trường, giảm thiểu khai thác bất hợp pháp.

Bên cạnh đó, Tổng cục cũng chú trọng công tác áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng sản phẩm hải sản khai thác, góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành.

Đặc biệt, các cấp, các ngành đã quyết liệt ngăn chặn tình trạng khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và khắc phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban châu Âu. Đồng thời, đã có sự tham gia của toàn hệ thống chính trị trong việc ứng phó với cảnh báo thẻ vàng của EC với thái độ quyết .

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong quy trình quản trị, do đó các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Trong chương 1 đã trình bày hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức trên nền tảng của báo cáo COSO 1992, 2013 nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể dựa vào đó làm căn cứ đánh giá sự cần thiết và đầy đủ của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Do mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm kinh doanh riêng nên người quản lý cần thiết kế và xây dựng hệ thống KSNB phù hợp với hoạt động kinh doanh của đơn vị.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty cổ phần thủy sản bình định (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)