Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu đề tài

1.6.2 Các nhân tố khách quan

1.6.2.1 Tác động của môi trường pháp lý

Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ điều hành nền kinh tế thông qua công cụ là hệ thống pháp luật. Pháp luật có nhiệm vụ tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi hoạt động SXKD được tiến hành thuận lợi và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Việc xác định một môi trường pháp lý hoàn thiện bao gồm tính đồng bộ, khoa học của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình thực thi và chấp hành luật pháp. Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàng chủ động thực hịên cho vay, đánh giá khách hàng, nâng cao chất lượng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay của Ngân hàng. Với vai trò tác động đến mọi hoạt động trong nền kinh tế, môi trường pháp lý là cơ sở để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, nhân tố môi trường pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với Ngân hàng nói chung và hoạt động phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay của Ngân hàng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định,

phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay của Ngân hàng cũng ngày càng được nâng cao.

1.6.2.2 Tác động từ chính sách điều tiết của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý hoạt động Ngân hàng, đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong đó có hoạt động cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước sẽ đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng cho vay như quy định về xếp loại khách hàng, các quy định về thông tin của khách hàng, quy định về đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, chính sách về lãi suất cho vay và các chính sách khác có liên quan. Các quy định, chính sách này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định tình hình báo cáo tài chính của doanh nghiệp đi vay nhằm lựa chọn được những doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu về lãi suất cho vay của Ngân hàng, yêu cầu về năng lực tài chính, khả năng trả nợ của phương án vay vốn.

1.6.2.3 Tác động từ phía các doanh nghiệp vay vốn

Các doanh nghiệp vay vốn là người cung cấp thông tin để Ngân hàng phân tích. Thông tin ban đầu Ngân hàng nhận được chính là các thông tin do doanh nghiệp đưa ra. Các doanh nghiệp vay vốn hoạt động tốt, có bộ máy kế toán làm việc nghiêm túc, hạch toán, theo dõi sổ sách đúng quy định của luật hiện hành thì các báo cáo tài chính của doanh nghiệp đi vay có chất lượng tốt, các số liệu thống nhất cũng như giải trình các số liệu cũng đầy đủ, hợp lý, chính xác. Ngược lại, với các doanh nghiệp thường là ở quy mô nhỏ và vừa, không có bộ phận kế toán chuyên trách, số liệu kế toán không thống nhất, chính xác sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đi vay của Ngân hàng, Ngân hàng đánh giá những số liệu nhưng không phải là những con số chính xác, do đó nó cũng không có nhiều ý nghĩa trong công tác thẩm định khách hàng nếu như cán bộ tín dụng không thẩm định lại các báo cáo tài chính này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng và là cơ sở ban đầu giúp ngân hàng sàng lọc ra doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt để hạn chế không phát sinh nợ quá hạn, đảm bảo trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho ngân hàng. Từ thực tế này, nhu cầu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng ngày càng trở nên cấp thiết.

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp cũng như phân tích tài chính các doanh nghiệp vay vốn như sau:

- Đưa ra khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính, cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích và cách thức tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại các ngân hàng.

- Phân tích các tỷ số tài chính gồm: phân tích cấu trúc tài chính, phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích rủi ro tài chính, phân tích tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

- Sử dụng các phương pháp phân tích tài chính: Phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp Dupont và phương pháp loại trừ.

- Đưa ra các nhân tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới công tác phân tích BCTC.

Để tiến hành nghiên cứu sâu sắc hơn về việc phân tích BCTC của doanh nghiệp tại các Ngân hàng, luận văn chuyển sang chương 2 nghiên cứu về thực trạng công tác phân tích BCTC doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại VDB-Bình Định.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TDĐT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)