Về phía Ngân hàng phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 94 - 103)

7. Kết cấu đề tài

3.3.2 Về phía Ngân hàng phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Phát

Phát triển Bình Định.

3.3.2.1 Đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Cán bộ tín dụng được coi là nhân tố quan trọng nhất quyết định chất lượng cho vay vì họ chính là những người trực tiếp thực hiện công việc thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và đề xuất phương án thực hiện các khoản vay. Kết quả thẩm định khoản vay sẽ cho độ tin cậy cao nếu được thực hiện một cách khách quan, khoa học và công tâm, điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào năng lực và đạo đức của cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng phải có trình độ từ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính và khả năng trả nợ của dự án, am hiểu kiến thức, phương pháp thẩm định hiện đại để ứng dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng phải có khả năng đánh giá tổng hợp và nhạy bén với các yêu cầu đòi hỏi mới của công tác thẩm định; có kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ hiện đại phục vụ cho công tác thẩm định. Cán bộ tín dụng phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó VDB cần phải quan tâm đến đội ngũ cán bộ tín dụng hơn nữa - nâng cao chất lượng cho cán bộ tín dụng.

3.3.2.2 Thành lập bộ phận phụ trách thông tin khách hàng vay vốn

Hoàn thiện hệ thống lưu trữ thông tin về khách hàng vay vốn trong toàn hệ thống VDB, từ đó tiến tới thành lập bộ phận phụ trách thông tin khách hàng vay vốn. Thông qua bộ phận này, cán bộ tín dụng có thể dễ dàng truy cập, khai thác các thông tin hay bổ sung, cập nhật các thông tin về khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, bộ phận phụ trách thông tin còn có thể cung cấp cho

cán bộ tín dụng các thông tin về kinh tế, pháp luật, môi trường kinh doanh và những vấn đề liên quan đến các ngành, các lĩnh vực kinh tế.

Bộ phận phụ trách thông tin khách hàng vay vốn có trách nhiệm thu thập các thông tin về hiệu quả hoạt động của các dự án đã hoàn thành để làm dữ liệu so sánh với quá trình thẩm định trước đây cũng như so sánh với các dự án khác.

VDB cần thường xuyên cập nhật thông tin về doanh nghiệp vay vốn không chỉ về tình hình tài chính mà còn phải bổ sung các thông tin phi tài chính về bản thân doanh nghiệp như vị thế tín dụng, thương hiệu, năng lực quản lý… để từ đó có thể dự đoán được xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp, áp lực cạnh tranh, các đối thủ của doanh nghiệp để từ đó có thể đánh giá chính xác về khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

3.3.2.3 Xây dựng các phần mềm hỗ trợ

Xây dựng các phần mềm Excell để tính toán các chỉ số giúp giảm bớt thời gian lấy được số liệu phân tích trong tờ trình các khoản vay.

Nhằm giúp các cán bộ tín dụng loại trừ được các rủi ro về đạo đức của khách hàng, bảo đảm sự thống nhất trong chính sách tín dụng của toàn hệ thống, VDB cần xây dựng phần mềm mà cán bộ tín dụng có thể truy cập được danh sách các khách hàng đã gửi hồ sơ vay tại các Chi nhánh của VDB trên toàn quốc mà các Chi nhánh đó đã từ chối và nguyên nhân từ chối cho vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 này dựa trên những hạn chế mà công tác phân tích BCTC doanh nghiệp tại VDB Bình Định đang gặp phải cùng với những định hướng hoạt động kinh doanh, định hướng công tác phân tích BCTC doanh nghiệp tại Chi nhánh, luận văn đưa ra các giải pháp như sau:

- Hoàn thiện tổ chức phân tích theo các bước: Lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích theo trình tự: thu thập thông tin, tính toán các chỉ tiêu phân tích, tổng hợp kết quả và nhận xét kết quả đạt được, lập báo cáo phân tích, trình báo cáo phân tích lên lãnh đạo và thông qua báo cáo và lưu hồ sơ phân tích.

- Duy trì các phương pháp phân tích đánh giá hiện tại, đề xuất sử dụng phương pháp Dupont xem xét sự tác động tương hỗ giữa các tỷ số tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một loạt các biến số. Đồng thời, đề xuất bổ sung Phương pháp đồ thị cung cấp cho cán bộ tín dụng cái nhìn trực quan, rõ ràng hơn về sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Cán bộ tín dụng có thể dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt, không theo xu hướng phát triển trong sơ đồ.

- Ngoài ra còn thực hiện các giải pháp về nhân sự, công nghệ kỹ thuật nhằm hỗ trợ công tác thu thập và phân tích thông tin.

Đồng thời, để hổ trợ công tác phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại VDB Bình Định, tác giả đưa ra một số giải pháp và đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và VDB nhằm hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại VDB Bình Định

KẾT LUẬN CHUNG

Qua thời gian nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại cơ quan của mình – VDB Bình Định, tôi sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá được thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT, nêu ra được những thành tựu và hạn chế trong công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại VDB Bình Định. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT với mong muốn đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu của mình vào chiến lược phát triển của VDB Bình Định, góp phần phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế quốc tế.

Việc thực hiện Luận văn đã đạt được các mục tiêu, đó là:

- Đánh giá thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại VDB Bình Định. Qua đó cũng đã chỉ ra được những mặt hạn chế, còn tồn tại, cũng như tìm nguyên nhân của hạn chế đó.

- Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp để phục vụ hoạt động cho vay TDĐT tại VDB Bình Định.

- Đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và các Bộ, ngành liên quan nhằm tạo điều kiện hoạt động tốt nhất cho VDB Bình Định.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2010), Đọc và phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội

[2]. Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội

[3]. Công ty TNHH Thiên Tâm, Báo cáo tài chính năm 2015, năm 2016, Bình Định

[4]. Phạm Việt Hòa (2012), Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Định, luận văn thạc sĩ, Đà Nẵng.

[5]. Nguyễn Thị Bích Ngọc (2012), "Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính các Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải - Chi nhánh Đà Nẵng” luận văn thạc sĩ, Đà Nẵng.

[6]. Nguyễn Ngọc Quang (2013), Phân tích Báo cáo tài chính , Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

[7]. Sổ tay nghiệp vụ cho vay trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. [8]. Võ Thị Minh Tâm (2014), Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài

chính doanh nghiệp phục vụ cho vay tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, luận văn thạc sĩ, Đà Nẵng.

[9]. Võ Thị Thảo Vân (2013), Hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Hội An, luận văn thạc sĩ, Đà Nẵng.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 94 - 103)