Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 67 - 74)

7. Kết cấu đề tài

2.3.1 Những kết quả đạt được

Công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn tại VDB Bình Định đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:

Giám đốc quyết định cho vay. Đây chính là một quy trình khép kín, các bước công việc đều đáp ứng cho một yêu cầu cụ thể. Nếu cán bộ tín dụng bỏ qua bất kỳ một bước nào trong quy trình sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thẩm định khoản vay. Tuy nhiên mỗi bước của quy trình đều phải dựa kết quả của bước trước và cơ sở cho bước sau. Mỗi bước của quy trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp đều áp dụng những phương pháp phân tích khác nhau hoặc tổng hợp các phương pháp khác nhau.

- Về phương pháp phân tích: Hiện nay VDB Bình Định đang áp dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số trong công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp. Đó là các phương pháp thông dụng, dễ sử dụng nhất trong phân tích báo cáo tài chính nói chung, nó cho phép cán bộ tín dụng sử dụng được những số liệu lịch sử, đánh giá được tình hình hoạt động của khách hàng, xác định được xu hướng phát triển trong tương lai.

- Về thông tin sử dụng trong công tác phân tích: Nguồn thông tin chính sử dụng để phân tích là báo cáo tài chính của khách hàng do chính khách hàng cung cấp và các báo cáo kèm theo nên đây là những nguồn thông tin hợp lệ có giá trị pháp lý để làm căn cứ phân tích. Bên cạnh đó nguồn thông tin do CBTD tra cứu từ trung trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) là nguồn thông tin chính thống, khách quan.

Việc kiểm tra nội dung thông tin cũng được VDB hướng dẫn chi tiết cụ thể tại sổ tay nghiệp vụ và các văn bản hướng dẫn công tác thẩm định tài chính khách hàng vay vốn, bao gồm các nội dung như:

+ BCTC có được đơn vị có thẩm quyền (cơ quan chủ quản, đơn vị kiểm toán) xác nhận tính trung thực, chính xác, minh bạch không, độ tin cậy của xác nhận,…

+ Doanh thu, chi phí có sự tăng/ giảm đốt biến, thất thường hay không, tìm hiểu nguyên nhân của sự tăng giảm đó.

+ Kiểm tra sự phù hợp giữa các nội dung phản ánh tại thuyết minh báo cáo tài chính với số liệu tại các bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực tế tại doanh nghiệp,…

- Về nội dung phân tích: VDB đã ban hành bộ hướng dẫn nội dung thẩm định tài chính của khách hàng dưới dạng sổ tay nghiệp vụ và văn bản hướng dẫn công tác thẩm định tài chính khách hàng vay vốn. Bộ hướng dẫn này rất chi tiết, rõ ràng, bao gồm:

+ Hướng dẫn tính toán và ý nghĩa của các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của khách hàng, đó là: các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, tính ổn định và khả năng tự tài trợ; các chỉ tiêu về khả năng thanh toán; các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời; các chỉ tiêu về sức tăng trưởng.

+ Có bảng “hệ thống các chỉ tiêu về tài chính của doanh nghiệp (tham khảo đối với các lĩnh vực, ngành nghề)” làm cơ sở tham khảo, đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

Bộ hướng dẫn này có hiệu lực thực thi trong toàn hệ thống, được xem như chuẩn mực áp dụng để xem xét trước khi ra quyết định cho vay đối với tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tại VDB. Điều này có tác dụng định hướng cho công tác phân tích đi đúng trọng tâm.

2.3.2 Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tại VDB Bình Định vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, thể hiện qua các điểm sau:

- Về công tác phân tích sau khi cho vay: Hiện nay tại VDB Bình Định chưa thực hiện việc phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn sau khi cho vay

và không thực hiện phân tích nhằm cảnh báo sớm tình hình tài chính khi doanh nghiệp bắt đầu có vấn đề. Vì vậy việc phòng ngừa, xử lý khoản vay có vấn đề và thu nợ chưa thật sự tốt. Nhiều khoản vay thời điểm quyết định cho vay tình hình tài chính của công ty đủ điều kiện nhưng sau khi cho vay do nhiều lý do về điều kiện kinh tế bất lợi hoặc do nhiều yếu tố không kiểm soát được nên tình hình tài chính của công ty trở nên bất lợi. Lúc này chính việc không phân tích sau khi cho vay tại chi nhánh nên không có biện pháp phòng ngừa kịp thời.

- Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác phân tích: Mặc dù nguồn thông tin hiện tại VDB Bình Định đang sử dụng phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp vay vốn đầu tư là những nguồn thông tin đảm bảo tính hợp lệ, có giá trị pháp lý nhưng nguồn thông tin như vậy là còn rất hạn chế, chưa có sự xác minh đối chiếu để đánh giá tính xác thực của thông tin.

Cán bộ tín dụng có thu thập nguồn thông tin từ bên ngoài như: thông tin về quan hệ tín dụng với các TCTD từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC), thông tin về tiềm lực tài chính, về uy tín trong qua hệ tài chính bằng cách phỏng vấn các doanh nghiệp khác có mối quan hệ trong kinh doanh với doanh nghiệp như nhà cung cấp của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ thông tin khai thác từ CIC là chính thống và có cơ sở chắc chắn còn những thông tin còn lại chỉ có tính chất tham khảo, không có cơ sở để kiểm chứng và không đủ cơ sở pháp lý để sử dụng làm tài liệu trong phân tích.

- Về phương pháp phân tích: Tại VDB Bình Định mới chỉ sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Sự kết hợp giữa hai phương pháp này mặc dù có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng nhưng nhược điểm của nó đó là đơn điệu, cứng nhắc, thường chỉ dừng ở việc so sánh một số chỉ tiêu thông

thường như doanh thu, tỷ suất lợi nhuận…Việc sử dụng phương pháp so sánh có kết hợp với phương pháp tỷ số không cho thấy tác động của từng chỉ tiêu tới hiệu quả kinh doanh đồng thời chưa thấy được nguyên nhân thực sự của nó đâu là điểm mạnh, điểm yếu. Trong khi đó, phương pháp tiên tiến như: phương pháp Dupont, phương pháp đồ thị thì tại VDB chưa được áp dụng.

- Về nội dung phân tích:

+ Nhìn chung nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của VDB nhưng mang tính rập khuôn máy móc, các chỉ tiêu phân tích còn sơ sài, mới chỉ dừng trên danh nghĩa là con số thống kê về tổng tài sản, cơ cấu nguồn vốn, một số hệ số phản ánh khả năng thanh toán và sức sinh lời, việc phân tích mới chỉ xem xét đến sự biến động tuyệt đối mà chưa xem xét đến mối quan hệ để thấy nguyên nhân của các biến động này, chưa có đủ dẫn chứng để thấy những biến động đó là tích cực hay không nên chưa có đủ cơ sở để đánh giá chính xác thực trạng tài chính.

+ Hiện nay VDB Bình Định đang thực hiện phân tích hầu hết các nhóm chỉ tiêu đánh giá tài chính của một doanh nghiệp, tuy nhiên việc đánh giá chưa có chiều sâu và chưa đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư dự án, cụ thể:

# Các nhóm chỉ tiêu đánh giá là những nhóm chỉ tiêu tính trên các chỉ tiêu tổng trên báo cáo tài chính, không đi sâu vào phân tích các tiểu mục chi tiết cấu thành để đánh giá nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng quát, chẳng hạn: Khi đánh giá cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, VDB Bình Định chỉ đánh giá khái quát thông qua các chỉ số hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn và tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn. Từ đó đưa ra đánh giá về tính hợp lý của cấu trúc tài chính mà không đi sâu vào phân tích cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản và không đánh giá mức

# Đối với công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng vay vốn đầu tư thì vấn đề đánh giá khả năng tài trợ cho dự án của chủ đầu tư là rất quan trọng, trong đó quan trọng nhất là nguồn vốn chủ sở hữu và tính khả thi của nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án. Tuy nhiên hiện tại VDB Bình Định chưa thực hiện nội dung này, thường chỉ căn cứ trên các bản cam kết, trên kế hoạch góp vốn, huy động vốn của khách hàng mà chưa có gì chắc chắn rằng những nguồn vốn đó là hiện hữu và khả thi.

Việc đánh giá nguồn vốn tự có tham gia dự án rất quan trọng bởi vì: đã có nhiều trường hợp năng lực tài chính của khách hàng yếu kém dẫn đến sau khi VDB Bình Định giải ngân thì khách hàng không đủ nguồn vốn đối ứng để thực hiện hết dự án dẫn đến quá trình đầu tư dở dang, không tạo ra nguồn thu để trả nợ ngân hàng. Năng lực tài chính yếu kém, phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn bên ngoài thì khách hàng không có khả năng vực dậy khi gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng thanh toán.

- VDB đã xây dựng chương trình chấm điểm, xếp hạng nội bộ doanh nghiệp nhưng mới chỉ quy định bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngắn hạn, chưa áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án. Bên cạnh đó chương trình chấm điểm cũng chưa hoàn chỉnh, vẫn còn nhiều thao tác thủ công nên CBTD có thể can thiệp và làm thay đổi kết quả chấm điểm, do đó việc chấm điểm xếp hạng nội bộ doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự phát huy hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 ta thấy, VDB Bình Định đã xây dựng và vận hành quy trình phân tích BCTC các doanh nghiệp khá đầy đủ và khoa học, đã giúp hạn chế một số rủi ro nhất định đối với hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phân tích BCTC doanh nghiệp tại VDB Bình Định vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục đó là về phương pháp phân tích, công tác thu thập thông tin và hoạt động phân tích BCTC. Vì vậy, trong chương tiếp theo, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích BCTC doanh nghiệp tại VDB Bình Định nhằm giúp cho quy trình cho vay của VDB Bình Định hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BCTC DOANH NGHIỆP VAY VỐN TDĐT TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 67 - 74)