Phương hướng hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu đề tài

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

vay vốn TDĐT tại VDB Bình Định

3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại VDB Bình Định. nghiệp vay vốn TDĐT tại VDB Bình Định.

Các Ngân hàng quan tâm đến khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thể hiện trên báo cáo tài chính. Qua việc so sánh khối lượng và chủng loại tài sản với số nợ phải trả theo kỳ hạn, Ngân hàng có thể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và quyết định có nên cho doanh nghiệp vay hay không. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn quan tâm đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và xem đó như là một nguồn bảo đảm cho Ngân hàng có thể thu hồi được nợ khi doanh nghiệp bị thua lỗ hay phá sản. Ngân hàng sẽ hạn chế cho doanh nghiệp vay khi doanh nghiệp có dấu hiệu không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn. Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình tín dụng của Ngân hàng mà nó còn được xem như là cơ sở để hình thành một khoản cho vay tốt.

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại VDB Bình Định. vay vốn TDĐT tại VDB Bình Định.

Việc đánh giá về mặt tài chính của doanh nghiệp đi vay càng sát thực tế sẽ giúp VDB Bình Định không những đưa ra được những quyết định đúng đắn về chính sách cho vay đối với doanh nghiệp mà còn giúp VDB Bình Định nâng cao chất lượng khoản vay đối với VDB Bình Định, giúp VDB Bình Định lựa chọn được các khách hàng có khả năng vay trả tốt, góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn và nợ không có khả năng thu hồi. Do vậy công tác phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại VDB Bình Định cần được hoàn thiện theo hướng sau:

- Hiện nay công tác phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sau khi đã được chấp thuận vay vốn tại VDB Bình Định (công tác phân tích sau) còn bị bỏ ngỏ. Điều này không giúp cho VDB Bình Định đánh giá, đo lường rủi ro thanh toán của khách hàng sau khi giải ngân. Do vậy trong thời gian tới cần thiết phải thực hiện công tác phân tích sau trong công tác cho vay đầu tư. Đồng thời với việc phân tích sau là công tác thông tin tuyên truyền cho khách hàng về tình hình tài chính của khách hàng. Bởi vì, khách hàng hầu như không quan tâm và/ hoặc không đủ khả năng tự đánh giá tình hình tài chính của mình thông qua báo cáo tài chính. Do vậy ngân hàng với tư cách là nhà tài trợ của khách hàng, sau khi thực hiện phân tích tài chính của khách hàng nếu nhận thấy tình hình tài chính có dấu hiệu bất thường hoặc có chiều hướng xấu đi thì lập tức ngân hàng cần cảnh báo cho khách hàng nhằm giúp khách hàng phát hiện sớm để khắc phục yếu kém về tài chính. Việc này cũng chính là hạn chế rủi ro thanh toán cho ngân hàng của khách hàng, tốt cho cả khách hàng và ngân hàng tài trợ vốn.

- Nội dung và phương pháp phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại VDB Bình Định phải phù hợp với chế độ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán và các chính sách về quản lý tài chính hiện hành của Việt Nam nhằm đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và tính pháp lý của công tác phân tích.

- Hệ thống VDB nên sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu phân tích thống nhất cho các loại hình cho vay trong đó có TDĐT. Các chỉ tiêu phân tích trong hệ thống phải có sự gắn kết, bổ sung cho nhau một cách logic, chặt chẽ nhằm phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp và có tính thuyết phục cao.

- VDB Bình Định cần sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích bao gồm cả phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng phát triển việt nam chi nhánh bình định (Trang 74 - 76)