7. Kết cấu đề tài
2.2.1 Khái quát quy trình cho vay tại VDB Bình Định
Trong các hoạt động kinh doanh, hoạt động cấp tín dụng là hoạt động quan trọng và mang lại lợi ích lớn nhất cho VDB Bình Định. Vì vậy, để đảm bảo hoạt động cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả và nhằm mục đích hạn chế, phòng ngừa rủi ro thì các bộ phận có liên quan tại VDB Bình Định đều phải tuân thủ trình tự, thủ tục cấp tín dụng theo Quy định cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của VDB, cụ thể qua các bước như sau:
Bước 1: Tiếp xúc Khách hàng, hướng dẫn lập và tiếp nhận hồ sơ vay vốn. Cán bộ phòng Tổng hợp là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận hồ sơ những khách hàng có nhu cầu vay vốn. Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng, Cán bộ phòng Tổng hợp hướng dẫn khách hàng lập Hồ sơ vay vốn
Hiện nay Danh mục Hồ sơ vay vốn tại VDB Bình Định bao gồm:
- Hồ sơ dự án, phương án - Hồ sơ chủ đầu tư bao gồm:
+ Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động của doanh nghiệp, Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, tổng giám đốc (giám đốc), kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán và các tài liệu khác liên quan đến chủ đầu tư.
+ Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, Báo cáo về quan hệ tín dụng với NHPT và tổ chức cho vay khác.
+ Hồ sơ về tài sản Bảo đảm tiền vay. Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng.
Căn cứ Hồ sơ vay vốn của Khách hàng, Cán bộ phòng Tổng hợp (đơn vị chủ trì thẩm định) thực hiện đánh giá, phân tích theo những nội dung sau:
- Đánh giá chung về khách hàng.
- Phân tích, đánh giá về tình hình tài chính của khách hàng qua BCTC - Phân tích, đánh giá tính hiệu quả trong phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng.
- Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định,
- Lập báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định cấp tín dụng Bước 3: Ra quyết định cho vay và ký hợp dồng tín dụng.
Lãnh đạo Hội sở chính (nếu không phân cấp) hoặc lãnh đạo chi nhánh (nếu được phân cấp) kiểm tra các nội dung trong Báo cáo tổng hợp kết quả thẩm định, ghi ý kiến vào Báo cáo đề xuất, ký phê duyệt hoặc không đồng ý cấp tín dụng.
Bước 4: Giải ngân
Trên cơ sở hồ sơ giải ngân do khách hàng cung cấp CBTD kiểm tra tính đầy đủ của danh mục hồ sơ giải ngân, nếu đủ điều kiện giải ngân thì hoàn
Tín dụng. Trưởng Phòng Tín dụng kiểm tra lại nội dung, nếu hồ sơ giải ngân đã đảm bảo tuân thủ theo các quy định về giải ngân vốn vay thì ký trình Lãnh đạo Chi nhánh NHPT. Lãnh đạo Chi nhánh NHPT kiểm tra lại và chỉ ký duyệt giải ngân sau khi hồ sơ và chứng từ giải ngân đã đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành của NHPT.
Bước 5: Giám sát sau giải ngân và thu nợ
- CBTD thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, thu hồi đối với các khoản cấp tín dụng đã giải ngân cụ thể: Kiểm tra, rà soát đối với các khoản vay sau khi giải ngân; theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản của khách hàng để kịp thời nhận diện rủi ro tiềm ẩn,…
Bước 6: Thanh lý hợp đồng
Việc thanh lý hợp đồng tín dụng tại VDB Bình Định chỉ được thực hiện khi khách hàng đã hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng.
Qua việc nắm bắt sơ lược quy trình thẩm định cho vay, có thể nhận thấy: phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động cho vay của VDB nói chung và của VDB Chi nhánh Bình Định nói riêng. Tuy nhiên, việc phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp được tập trung chủ yếu ở bước 2 (nội dung thẩm định các điều kiện tín dụng). Ở bước 1, trên cơ sở thông tin thu thập được, đến bước hai cán bộ thẩm định tiến hành phân tích tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với việc phân tích các thông tin phi tài chính để thấy được điểm mạnh điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.2.2.Các phương pháp được sử dụng trong phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT tại VDB Bình Định .
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
trong phân tích tài chính doanh nghiệp để tiến hành so sánh các khoản mục trong Báo cáo tài chính, các chỉ tiêu tài chính theo thời gian, trên cơ sở đó đánh giá được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đang đi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể phương pháp so sánh có thể được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu tài chính của khách hàng vay với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực để từ đó đánh giá được vị trí của doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực đó cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành.
2.2.2.2. Phương pháp tỷ số
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp tại VDB Bình Định, phương pháp tỷ số đã được áp dụng khi tính tỷ trọng phần trăm của các khoản mục chi tiết trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó cho thấy các khoản mục tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trên tổng tài sản và các khoản mục vốn chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng vốn cũng như các khoản mục trong Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng doanh thu. Từ các tỷ số này, cán bộ phân tích có thể thấy được các khoản mục nào chiếm tỷ trọng lớn trong Báo cáo tài chính doanh nghiệp để đi sâu phân tích, cũng như tỷ trọng đó đã phù hợp đối với hoạt động của doanh nghiệp hay chưa.
Ngoài ra, phương pháp tỷ số được sử dụng đánh giá sự biến động tương đối của các khoản mục này qua các năm. Đồng thời, phương pháp này còn được thường xuyên sử dụng để phân tích các chỉ số tài chính chủ yếu của doanh nghiệp như: khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp,.... từ đó Ngân hàng đánh giá được tổng quát tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay, VDB Bình Định vẫn đang thường xuyên áp dụng các phương pháp trên để phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp vay vốn TDĐT của mình. Minh hoạ về việc sử dụng các phương pháp phân tích TCDN sẽ được trình bày cụ thể dưới đây tại phần nội dung phân tích tài chính Công ty TNHH Thiên Tâm.