Nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 26 - 30)

bệnh nhân đột quỵ trên thế giới và Việt Nam

1.4.1. Trên thế giới

Để làm sáng tỏ xem liệu tuổi tác có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đột quỵ, một nghiên cứu của tác giả Nakayama H. và cộng sự (1994) [45] nghiên cứu trên 515 bệnh nhân sau đột quỵ cấp tính cho thấy sự tiến bộ về chức năng trong các hoạt động hàng ngày ảnh hưởng bởi lứa tuổi. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã tìm ra được tuổi cao mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày sẽ giảm so với tuổi trẻ. Tác giả cho rằng đó là do khả năng phục hồi của người cao tuổi kém, cứ tăng lên thêm 10 tuổi sẽ giảm 7% điểm trong thang điểm Barthel.

Một nghiên cứu khác của tác giả Sveen và cộng sự (1999) [55] về mối liên quan giữa khiếm khuyết, khả năng tự chăm sóc và hoạt động xã hội một năm sau khi bị đột quỵ để tìm hiểu xem vận động và suy giảm nhận thức liên quan như thế nào đến hoạt động thể chất trong cuộc sống hàng ngày và các hoạt động xã hội sau đột quỵ. Qua nghiên cứu trên 65 bệnh nhân sau đột quỵ, tác giả cho thấy tuổi của bệnh nhân có ảnh hưởng nhiều đến kết quả phục hồi thông qua việc đánh giá mức độ độc lập của bệnh nhân trong vận động và sinh hoạt hàng ngày. Tác giả cũng cho

thấy mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày cao hay thấp phụ thuộc không nhỏ vào tình trạng khiếm khuyết chức năng vận động nhiều hay ít.

Nghiên cứu về kết quả phục hồi chức năng của bệnh nhân điều trị nội trú sau đột quỵ do nhồi máu não và xuất huyết não của tác giả Paolucci S. và cộng sự (2003) [48] sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng trên 270 bệnh nhân nội trú với di chứng của đột quỵ lần đầu có điểm Barthel trung bình tại thời điểm ra viện của nhóm bệnh nhân bị xuất huyết não 60,47 ± 28,24 điểm và của nhóm bệnh nhân bị nhồi máu não là 53,84 ± 28,89 điểm.

Nghiên cứu của Joseph C. & Rhoda A. (2013) [33] một thiết kế nghiên cứu theo chiều dọc về khả năng vận động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phục hồi chức năng sinh hoạt của bệnh nhân sau đột quỵ cho thấy điểm Barthel của bệnh nhân sau đột quỵ thì chỉ có 18,18% bệnh nhân độc lập hoàn toàn so với 81,82% bệnh nhân vẫn cần sự giúp đỡ với ít nhất một hoạt động của cuộc sống hàng ngày tại thời điểm ra viện. Điểm Barthel trung bình tại thời điểm nhập viện là 58,85 điểm và 81,59 điểm tại thời điểm ra viện.

Theo Welmer A.K. (2007) [58] nghiên cứu về tầm quan trọng của tri giác và nhận thức đối với bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ tại bệnh viện Danderyd, Stockholm, Thụy Điển. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả đánh giá 115 bệnh nhân trên 65 tuổi sau đột quỵ đều cho rằng chức năng nhận thức có liên quan với mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

Nghiên cứu của Nakao S. (2010) [44] về mối liên quan giữa điểm số Barthel trong giai đoạn cấp tính của phục hồi chức năng và hoạt động cuộc sống hàng ngày tiếp theo ở bệnh nhân đột quỵ được thực hiện trên 191 bệnh nhân cho thấy tất cả bệnh nhân có điểm Barthel ≥ 40 có thể cải thiện hoạt động sinh hoạt hàng ngày sau 6 tháng.

Theo nghiên cứu của Egan M. (2015) [27] trên 67 bệnh nhân đã điều trị đột quỵ trong giai đoạn chăm sóc cấp tính hoặc phục hồi chức năng sau đột quỵ lần đầu thì thấy những bệnh nhân đột quỵ có thu nhập thấp có liên quan đến nguy cơ đột

quỵ, các dịch vụ chăm sóc và các dịch vụ về phục hồi chức năng sinh hoạt cũng như phục hồi về chức năng vận động sớm bị hạn chế.

Để xác định các yếu tố liên quan đến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của những người cao tuổi khuyết tật sau đột quỵ. Một nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi bị khuyết tật với đột quỵ bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho đủ 158 bệnh nhân đã được lựa chọn từ trung tâm chăm sóc y tế cộng đồng tại 18 vùng của thành phố Thiên Tân của tác giả Li Pei và cộng sự (2016) [36] cho thấy có sự khác biệt về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày giữa nhồi máu não và xuất huyết não. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy tần suất xảy ra đột quỵ có liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

1.4.2. Tại Việt Nam

Đã có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày với đặc điểm nhân khẩu học và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đột quỵ tại Việt Nam như nghiên cứu của Cao Minh Châu (2003) [4] đánh giá về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ tại cộng đồng, sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 269 bệnh nhân đột quỵ ở nhóm trước can thiệp cho thấy tỷ lệ bệnh nhân độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày là 5,2%, tỷ lệ bệnh nhân cần trợ giúp là 71,01%, và tỷ lệ bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn là 23,79%.

Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Luật (2008) [13] đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang và phương pháp phân tích dịch tễ học lâm sàng so sánh trước và sau can thiệp phục hồi chức năng vận động thực hiện trên 62 bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ dựa trên cơ sở phục hồi bằng phương pháp Bobath tại bệnh viện, trước can thiệp tỷ lệ độc lập hoàn toàn chỉ chiếm 1,6%, cần hỗ trợ chiếm 22,6% và phụ thuộc hoàn toàn chiếm 75,8%.

Nghiên cứu của Vũ Văn Cường (2012) [6] về hiệu quả của phương pháp vận động sớm đối với bệnh nhân đột quỵ ở giai đoạn cấp, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu can thiệp có đối chứng trên 40 bệnh nhân bị đột quỵ giai đoạn cấp được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn cho thấy ở nhóm bệnh nhân đột quỵ không có can thiệp tại thời điểm ra viện có 8,3% bệnh nhân độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt, 41,6% phụ thuộc một phần và phụ thuộc hoàn toàn chiếm 50%.

Sử dụng đồng thời nghiên cứu mô tả và nghiên cứu can thiệp ngẫu nhiên có đối chứng để nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau đột quỵ tại Đà Nẵng của của Nguyễn Tấn Dũng (2012) [7], cho thấy điểm Barthel trung bình của bệnh nhân đột quỵ ở nhóm không can thiệp tại thời điểm ra viện là 59,6 ± 30,04 điểm. Cũng theo tác giả này đã chỉ ra mối liên quan giữa tuổi và mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày tại thời điểm ra viện có giá trị là 0,2 (dao động từ 0,06 đến 0,92) với khoảng tin cậy 95% (với p < 0,01).

Tác giả Hoàng Trọng Hanh (2015) [8], nghiên cứu về nồng độ protein S100 và NSE máu ở bệnh nhân nhồi máu não ở giai đoạn cấp thì điểm Barthel trung bình của bệnh nhân đột quỵ tại thời điểm ra viện là 56,63 ± 21,26 điểm.

Theo nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, hồi cứu trên 100 bệnh nhân sống ở 7 phường trong quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ của Mai Thọ Truyền (2012) [21] đánh giá việc điều trị và chăm sóc tại nhà của bệnh nhân đột quỵ sau khi ra viện cho thấy các yếu tố liên quan đến mức độ phục hồi chức năng sinh hoạt: tuổi càng cao thì mức độ hồi phục càng thấp, nam có khả năng hồi phục tốt hơn nữ, người có trình độ văn hóa cao có khả năng hồi phục tốt hơn người có học vấn thấp. Sau khi ra viện, hầu hết các bệnh nhân không khả năng tham gia bất cứ nghề nghiệp nào (96%). Hầu hết có người thân chăm sóc (95%), trong đó có 72% được vợ /chồng chăm sóc, người nhà chăm sóc thì khả năng phục hồi tốt hơn; 5% người bệnh phải tự chăm sóc mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)