Đặc điểm lâm sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 62 - 64)

4.2.1. Loại tổn thươngnão

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu não cao hơn tỷ lệ bệnh nhân bị xuất huyết não, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu não chiếm 79,6%; tỷ lệ bệnh nhân xuất huyết não là 20,4%. Kết quả tương tự như nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam như Phạm Văn Phú (2003) [17] tỷ lệ nhồi máu não 11,9% cao hơn xuất huyết não 8,92%. Trần Thị Mỹ Luật (2008) [13] nhồi máu não 46,8% chiếm tỷ lệ cao hơn xuất huyết não 35,5%. Cao Phi Phong (2013) [16] nhồi máu não chiếm tỷ lệ 77,1% cao hơn xuất huyết não 22,9%. Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tương tự như của tác giả Li Pei (2016) [36] nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao (84,2%) so với xuất huyết não (15,8%). Cho K.H. (2014) [24] tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu não 64,1% cao hơn xuất huyết não 35,9%. Theo chúng tôi, chẩn đoán phân biệt các loại tổn thương não thường phức tạp, đòi hỏi bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Trong khi đó tại tỉnh Phú Yên chưa đủ điều kiện về nhân lực đặc biệt là bác sĩ chuyên về chẩn đoán hình ảnh đọc kết quả chẩn đoán hình ảnh. Mặt khác các đối tượng nghiên cứu chỉ điều trị ở bệnh viện với thời gian ngắn do đó việc chẩn đoán loại tổn thương gặp nhiều khó khăn.

4.2.2. Tình trạng yếu liệt và vị trí liệt

Qua nghiên cứu của chúng tôi về tình trạng yếu liệt thì thấy tỷ lệ bệnh nhân có yếu liệt và không yếu liệt gần bằng nhau. Tỷ lệ bệnh nhân có yếu liệt là 49% và bệnh nhân không có yếu liệt là 51%. Trong số bệnh nhân bị liệt qua nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải chiếm tỷ lệ 31,2% thấp hơn bệnh nhân liệt nửa người bên trái 67,8%, không có bệnh nhân bị liệt cả 2 bên. Kết quả nghiên cứu có sự tương đồng với nghiên cứu của Permsirivanich W. (2009) [49] tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người bên phải chiếm 42,7%, tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người bên trái chiếm 54,8%, bệnh nhân bị liệt 2 bên chiếm tỷ lệ rất thấp chỉ 1,8%. Cho KH (2014) [24] tỷ lệ bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải chiếm 48,7%, những bệnh nhân bị liệt nửa người bên trái chiếm tỷ lệ 51,3%. Nhưng có sự khác biệt với

nghiên cứu của tác giả Trần Thị Mỹ Luật (2008) [13] bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải (58,1%) cao hơn tỷ lệ bệnh nhân bị liệt nửa người bên trái (41,9%).

Tình trạng yếu và liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp nhất trong đột quỵ, tùy mức độ tổn thương của từng bệnh nhân mà bệnh nhân có liệt hoặc không liệt và hình thái liệt nửa người đồng đều hay không đồng đều.

4.2.3. Tiền sử đột quỵ não

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phần lớn bệnh nhân không có tiền sử đột quỵ chiếm tỷ lệ 68,4% và bệnh nhân có tiền sử đột quỵ là 31,6%. Theo nghiên cứu của McNaughton H. (2001) [39] tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử đột quỵ là 29%, không có tiền sử đột quỵ chiếm 71%. Li Pei (2016) [36] tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ 1 lần chiếm 51,3%, số bệnh nhân đột quỵ từ 2 lần trở lên chiếm 48,7%. Người cao tuổi có sự khiếm khuyết về chức năng và nguy cơ đột quỵ tái phát lớn hơn người trẻ, mà trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhóm người cao tuổi và nhóm tuổi trẻ chiếm tỷ lệ ngang nhau.

4.2.4. Chức năng nhận thức

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy điểm trung bình về chức năng nhận thức của bệnh nhân là 27,04 ± 3,06. Trong đó, không suy giảm nhận thức chiếm tỷ lệ cao 85,7%, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có suy giảm nhận thức 14,3%. Kết quả này có sự khác biệt với nghiên cứu của tác giả Đặng Hoàng Anh (2009) [1] bệnh nhân không suy giảm nhận thức thấp hơn có tỷ lệ 27,85%; bệnh nhân có suy giảm nhận thức chiếm tỷ lệ cao 72,15%. Nghiên cứu của Permsirivanich W (2009) [49] cho thấy bệnh nhân có tình trạng suy giảm nhận thức chiếm tỷ lệ cao 59,4%; tỷ lệ bệnh nhân không suy giảm nhận thức chiếm 40,6%. Theo nghiên cứu của tác giả Cho K.H. (2014) [24] cho thấy chức năng nhận thức trung bình 16.6±7.2.

Trên lâm sàng các bệnh nhân chỉ biểu hiện nổi bật là các tật chứng về trí nhớ với giảm khả năng ghi nhận thông tin và hay quên, các hoạt động khác bệnh nhân vẫn còn khả năng làm được. Do vậy họ vẫn có khả năng trong sinh hoạt cá nhân và có thể tham gia được các công việc đơn giản. Mặc dù đột quỵ biểu hiện mức độ nhẹ nhưng những bệnh nhân sau đột quỵ vẫn có những di chứng do tổn thương não như

suy giảm chức năng nhận thức, độ tập trung chú ý và những chức năng thần kinh khác [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)