Giới hạn của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 72 - 87)

Do mẫu nghiên cứu của chúng tôi lấy tại bệnh viện, lấy mẫu thuận tiện không theo quy tắc xác suất, chỉ lấy theo thứ tự trước sau trong thời gian nghiên cứu nên chưa mang tính đại diện cho dân số chung. Đề tài đánh giá một thời điểm chứ không phải một quá trình nên kết quả có thể ít có giá trị trên lâm sàng. Sử dụng thang điểm đánh giá mức độ độc lập của nước ngoài còn nhiều hạn chế so với người bệnh Việt Nam.

Do hạn chế về thời gian, kinh tế, nguồn lực nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, nghiên cứu chỉ mô tả về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đột quỵ khi chuẩn bị xuất viện, các yếu tố liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đột quỵ khi xuất viện. Nghiên cứu cũng là bước đầu cho những can thiệp tiếp theo của điều dưỡng để can thiệp vào mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đột quỵ khi xuất viện nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc của bệnh nhân khi họ về nhà và giúp họ hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 98 bệnh nhân đột quỵ đang điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên từ tháng 2/2017 đến tháng 5/2017, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tỷ lệ về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân đột quỵ theo thang điểm Barthel

 Điểm Barthel trung bình độc lập trong sinh hoạt hàng ngày trong nghiên cứu của chúng tôi là 61,17 ± 24,62.

 Tỷ lệ bệnh nhân độc lập hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày là 15,3%, tỷ lệ bệnh nhân cần trợ giúp là 58,2% và phụ thuộc hoàn toàn là 26,5%.

2. Liên quan giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel

 Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của nam cao hơn so với nữ giới (p < 0,01).

 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel với tình trạng yếu liệt (p<0,05).

 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độc độc lập trong sinh hoạt hàng ngày với các yếu tố tuổi, nơi cư trú, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, người tham gia chăm sóc (p > 0,05).

 Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ độc lập trong sinh hàng ngày với các yếu tố như loại tổn thương não, vị trí liệt, tiền sử đột quỵ, chức năng nhận thức (p > 0,05).

KHUYẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin có kiến nghị sau:

 Điều dưỡng tại khoa Nội Tim mạch – Lão học nên sử dụng thang điểm Barthel và thang điểm kiểm tra ngắn về trạng thái tâm thần (MMSE) để dự báo mức độ độc lập của bệnh nhân đột quỵ trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và tình trạng nhận thức của bệnh nhân, phối hợp với người nhà bệnh nhân để nắm bắt kịp thời tình trạng của bệnh nhân.

 Cung cấp kiến thức và kỹ năng về phục hồi vận động tại giường nhằm nâng cao khả năng tự chăm sóc.

 Phát kèm với giấy ra viện tờ rơi, hình ảnh, sổ tay hay sách cung cấp thông tin và hướng dẫn thực hành chăm sóc người bị đột quỵ trong giai đoạn phục hồi tại nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đặng Hoàng Anh & Nguyễn Văn Chương (2009). Nghiên cứu sự hồi phục ở bệnh nhân sau đột quỵ có tăng huyết áp sau 1 năm và một số yếu tố liên quan.

Hội thần kinh học Việt Nam.

2. Bộ Y Tế (2008). Chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não, Điều Dưỡng Nội sách dành cho đào tạo cử nhân điều dưỡng. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 79- 92.

3. Bộ Y Tế (2015). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 136-222.

4. Cao Minh Châu (2003). Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân liệt nửa người sau đột quỵ tại cộng đồng. Tạp chí nghiên cứu Y học,

22(2), tr. 54-59.

5. Trần Văn Chương (2010). Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 83-145.

6. Vũ Văn Cường (2012). Hiệu quả của phương pháp vận động sớm đối với bệnh nhân đột quỵ ở giai đoạn cấp. Y học Thực hành, 838(8), 53-56.

7. Nguyễn Tấn Dũng (2012). Nghiên cứu chất lượng sống và hiệu quả phục hồi

chức năng nâng cao chất lượng sống của người bệnh sau đột quỵ tại Đà Nẵng.

Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Hoàng Trọng Hanh (2015). Nghiên cứu nồng độ protein S100 và NSE máu ở

bệnh nhân nhồi máu não ở giai đoạn cấp. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại

học Y Dược Huế.

9. Lê Hòa (2015). Khảo sát một số yếu tố nguy cơ thường gặp ở bệnh nhân đột quỵ tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc bệnh viện đa khoa Tỉnh Phú Yên. Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên.

10. Đinh Hữu Hùng (2014). Nguy cơ tái phát sau đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp theo phân tầng một số yếu tố liên quan. Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Thị Kim Liên & Cao Minh Châu (2004). Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng của bàn tay ở bệnh nhân liệt nửa người do đột quỵ. Tạp chí nghiên cứu Y học, 30(4), tr. 52-56.

13. Trần Thị Mỹ Luật (2008). Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân đột quỵ tại bệnh viện Điều dưỡng-phục hồi chức năng tỉnh Thái

Nguyên. Luận văn Thạc sĩ Y khoa, Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên.

14. Vũ Anh Nhị (2013). Chương 5- Sa sút trí tuệ, Sổ tay lâm sàng thần kinh sau đại học, NXB Đại học Quốc Gia TPHCM, tr.54-70.

15. Vũ Anh Nhị (2013). Chương 7- Tai biến mạch máu não, Sổ tay lâm sàng thần

kinh sau đại học, NXB Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, tr.94-130.

16. Cao Phi Phong & Trần Trung Thành (2013). Đánh giá chất lượng cuộc sống bệnh nhân sau đột quỵ. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 17(1), tr.152-157. 17. Phạm Văn Phú, Ngô Đăng Thục & Trần Trọng Hải (2003). Đánh giá mức độ

độc lập trong sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ tại cộng đồng. Y học TP. Hồ Chí Minh, 7(4), tr. 69-72.

18. Trịnh Viết Thắng (2012). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tể học đột quỵ não và hiệu quả bài tập phục hồi chức năng tại nhà ở tỉnh Khánh Hòa. Luận án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân Y.

19. Hồ Thị Kim Thanh (2012). Tai biến mạch máu não, Bệnh học Nội khoa - Tập 1. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 479-490.

20. Lê Văn Thính, Trần Viết Lực, Nguyễn Thị Xuyên & cộng sự (2010). Tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ trong các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở lên ở Việt Nam. Tạp chí Y dược học lâm sàng, 108 (tập 5 - số đặc biệt), tr. 38- 43.

21. Mai Thọ Truyền & Ngô Đăng Thục (2012). Đánh giá thực trạng điều trị và chăm sóc tại nhà của bệnh nhân đột quỵ sau ra viện ở quận Ô Môn - thành phố Cần Thơ. Hội nghị Đột quỵ toàn quốc lần thứ III - Y học Thực hành, (811+812), tr. 353-360.

22. Trần Văn Tuấn (2007). Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ tại tỉnh

Tiếng Anh

23. Centers for Disease Control and Prevention Stroke, accessed, from https://www.cdc.gov/stroke/types_of_stroke.htm.

24. Cho K.H, Lee J.Y, Lee K.J, & Kang E.K (2014). Factors Related to Gait Function in Post-stroke Patients. Journal of Physical Therapy Science, 26(12), pp.1941–1944.

25. Dick J.P, Guiloff R.J, Stewart A., & et al (1984). Mini-mental state examination in neurological patients. Journal of Neurology, Neurosurgery, and Psychiatry,

47(5), pp.496–499.

26. Dorothea E. Orem (2005). Part 1- Dorothea E. Orem's self-care deficit nursing theory, Nursing Theories and Nursing Practice - second edition. F.A. Davis company, Philadelphia, pp. 141-148.

27. Egan M., Kubina L.A, Dubouloz C.J & et al (2015). Very low neighbourhood income limits participation post stroke: preliminary evidence from a cohort study. BMC Public Health, 15(1), pp.528.

28. Feigin V. L, Forouzanfar M.H, Krishnamurthi R & et al (2014). Global and regional burden of stroke during 1990-2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet, 383(9913), pp.245-254.

29. Feigin Valery L, & et al (2015). Atlas of the Global Burden of Stroke (1990- 2013): the GBD 2013 study. Neuroepidemiology, 45(3), pp. 230-236.

30. Go A.S, Mozaffarian D, Roger V.L & et al (2014). Heart disease and stroke statistics—2014 update: a report from the American Heart Association.

Circulation, 129(3), e28-e292.

31. Heart and Stroke Foundation of Canada Stroke, accessed, from http://www.heartandstroke.ca/stroke/what-is-stroke/types-of-stroke

32. Honyashiki M, Ferri C.P, Acosta D & et al (2011). Chronic diseases among older people and co-resident psychological morbidity: a 10/66 Dementia Research Group population-based survey. International Psychogeriatrics,

23(9), pp.1489–1501.

33. Joseph C & Rhoda A (2013). Activity limitations and factors influencing functional outcome of patients with stroke following rehabilitation at a

specialised facility in the Western Cape. African health sciences, 13(3), pp.646- 654.

34. Kim A.S, & Johnston S.C (2011). Global variation in the relative burden of stroke and ischemic heart disease. Circulation, 124(3), pp.314-323.

35. Krishnamurthi R.V, Feigin V.L, Forouzanfar M.H & et al (2013). Global and regional burden of first-ever ischaemic and haemorrhagic stroke during 1990– 2010: findings from the Global Burden of Disease Study 2010. The Lancet Global Health, 1(5), e259-e281.

36. Li Pei & et al (2016). Factors associated with activities of daily living among the disabled elders with stroke. International Journal of Nursing Sciences, 3(2016), pp. 29-34.

37. Mackay J, Mensah G.A, Mendis S & Greenlund K (2004). The atlas of heart disease and stroke. Geneva, Switzerland, World Health Organization.

38. Masters K. (2011). Nursing Theories: A Framework for Professional Practice.

Sudbury, MA: Jones and Bartlett Learning, LLC, pp. 57-60.

39. McNaughton H, Weatherall M, Taylor W, & Mcpherson K (2001). Factors influencing rate of Barthel Index change in hospital following stroke. Clinical rehabilitation, 15(4), pp.422-427.

40. Mendis S., Davis S. & Norrving B. (2015). Organizational update: the world health organization global status report on noncommunicable diseases 2014; one more landmark step in the combat against stroke and vascular disease.

Stroke, 46(5), pp. e121-2.

41. Minosso J. S. M. & et al. (2010). Validation of the Barthel Index in elderly patients attended in outpatient clinics, in Brazil. Acta Paulista de Enfermagem. 23(2), pp. 218-223.

42. Mozaffarian D, Benjamin E.J & Go A.S (2016). Heart Disease and Stroke Statistics—2016 Update: A Report From the American Heart Association.

Circulation, 133, e2-e324.

43. Murray C.J, Abraham J, Ali M.K & al et (2013). The state of US health, 1990- 2010: burden of diseases, injuries, and risk factors. Jama, 310(6), pp.591-606. 44. Nakao S. & et al (2010). Relationship between Barthel Index scores during the

Journal of Medical Investigation, 57(1, 2), pp. 81-88.

45. Nakayama H, Jørgensen H.S, Raaschou H.O & Olsen T.S (1994). The influence of age on stroke outcome. The Copenhagen Stroke Study. Stroke, 25(4), pp.808- 813.

46. Nguyen TH & et al (2010). Patients with thrombolysed stroke in Vietnam have an excellent outcome: results from the Vietnam Thrombolysis Registry.

European journal of neurology, 17(9), pp. 1188-1192.

47. Ovbiagele B, Goldstein L.B, Higashida R.T & et al (2013). Forecasting the future of stroke in the United States: a policy statement from the American Heart Association and American Stroke Association. Stroke, 44(8), pp.2361- 2375.

48. Paolucci S, Antonucci G, Grasso M.G & et al (2003). Functional outcome of ischemic and hemorrhagic stroke patients after inpatient rehabilitation a matched comparison. Stroke, 34(12), pp.2861-2865.

49. Permsirivanich W. & et al (2009). Factors influencing home modification of stroke patients. J Med Assoc Thai, 92(1), pp. 101-107.

50. Quinn Terence J., Langhorne Peter & Stott David J. (2011). Barthel Index for Stroke Trials Development, Properties, and Application. Stroke, 42, pp. 1146- 1151.

51. Roger V.L, Go A.S, Lloyd-Jones D.M & et al (2012). Heart disease and stroke statistics—2012 update a report from the American heart association.

Circulation, 125(1), e2-e220.

52. Russo T, Felzani G & Marini C (2011). Stroke in the very old: a systematic review of studies on incidence, outcome, and resource use. J Aging Res, 2011:108785.

53. Sacco Ralph L., & et al. (2013), "An Updated Definition of Stroke for the 21st Century : A Statement for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association", Stroke. 44, pp. 2064-2089.

54. Salvador-Carulla L. & Gasca V. I. (2010). Defining disability, functioning, autonomy and dependency in person-centered medicine and integrated care.

55. Sveen U. & et al. (1999). Association between impairments, self-care ability and social activities 1 year after stroke. Disability and Rehabilitation. 21(8), pp. 372-377.

56. Theories Nursing (2011). Dorothea Orem's Self-Care Theory, from http://currentnursing.com/nursing_theory/self_care_deficit_theory.html

57. Wayne, G. (2014), Dorothea Orem’s Self-Care Theory, accessed, from https://nurseslabs.com/dorothea-orems-self-care-theory/.

58. Welmer A.K, Von Arbin M, Murray V & et al (2007). Determinants of mobility and self-care in older people with stroke: importance of somatosensory and perceptual functions. Physical therapy, 87(12), pp.1633-1641.

59. World Health Organisation (2004). A glossary of terms for community health care and services for older persons.

60. World Health Organization (2017). The top 10 causes of death, Updated January 2017. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs310/en/

PHỤ LỤC 1

THỎA THUẬN ĐỒNG Ý THAM GIA VÀO NGHIÊN CỨU

Tên đề tài nghiên cứu: “Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên năm 2017”.

Tôi tên là: ... Tuổi: ... Mã số hồ sơ: ...

Tôi đã được nghe người phỏng vấn giải thích rõ ràng về mục đích của việc phỏng vấn, tôi đã hiểu được quy trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi đồng ý về việc sử dụng và chia sẻ các thông tin về sức khỏe của tôi cho mục đích nghiên cứu. Tôi tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này và tôi có quyền không tham gia vào bất cứ lúc nào. Tôi hiểu rõ rằng nghiên cứu này tuân thủ việc bảo mật.

Với những hiểu biết trên tôi đồng ý tham gia vào nghiên cứu này.

Người tham gia ký tên

PHỤ LỤC 2

THANG ĐIỂM KIỂM TRA NGẮN VỀ TRẠNG THÁI TÂM THẦN CỦA FOLSTEIN (MMSE)

1. ĐỊNH HƯỚNG

1.1. Hôm nay là thứ mấy? …………. 1đ

1.2. Ngày bao nhiêu? …………. 1đ

1.3. Tháng mấy? …………. 1đ

1.4. Năm nào? …………. 1đ

1.5. Bây giờ là mấy giờ? …………. 1đ

1.6. Ông/ bà đang ở chỗ này là chỗ nào (bệnh viện, tên)? …………. 1đ

1.7. Ở khoa nào? …………. 1đ

1.8. Ở huyện nào? …………. 1đ

1.9. Thành phố nào? …………. 1đ

1.10. Nước nào? …………. 1đ

2. TRÍ NHỚ: Tiếp nhận, ghi nhớ

2.1. Cho nhắc lại 3 từ: Con mèo …………. 1đ

2.2. Chìa khóa …………. 1đ

2.3. Khu rừng …………. 1đ

Mỗi từ/ 1 giây, 1đ cho mỗi từ đúng, cho lặp lại 1 lần nữa để chắc chắn đã hiều

3. SỰ CHÚ Ý: Tính toán: Làm test 100 trừ 7: 3.1. 100 - 7 = ? (93) …………. 1đ 3.2. 93 - 7 = ? (86) …………. 1đ 3.3. 86 - 7 = ? (79) …………. 1đ 3.4. 79 - 7 = ? (72) …………. 1đ 3.5. 72 - 7 = ? (65) …………. 1đ

Nếu không tính được, yêu cầu bệnh nhân làm liệu pháp khác: đánh vần ngược 1 từ có 5 chữ cái (TRINH -> RTNIH). (Số điểm ghi bằng đúng theo thứ tự sắp xếp chính xác của từ)

4. TRÍ NHỚ: Nhớ lại

Nhắc lại 3 từ đã ghi nhớ ở trên (không cần đúng thứ tự):

4.1. Con mèo …………. 1đ

4.2. Chìa khóa …………. 1đ

4.3. Khu rừng …………. 1đ

5. NGÔN NGỮ

Đưa bệnh nhân xem và bảo BN nói tên của:

5.1. Đồng hồ …………. 1đ

5.2. Cây viết …………. 1đ

5.3. Cho lặp lại cụm từ:

“Không có nếu, và, hoặc nhưng gì cả” …………. 1đ

6. HOẠT ĐỘNG KẾT HỢP

HIỂU NGÔN NGỮ NÓI: bảo BN làm theo lệnh

6.1. Dùng tay phải …………. 1đ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 72 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)