Khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 40 - 44)

Sử dụng phiếu khảo sát mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau đột quỵ và các yếu tố liên quan (Phụ lục 3).

Phiếu khảo sát được thiết kế dựa vào sự tham khảo từ các nghiên cứu của tác giả Cao Minh Châu [4], Phạm Văn Phú [17], Trần Thị Mỹ Luật [13] và một số nghiên cứu trước đây về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh sau đột quỵ và các yếu tố liên quan.

Mỗi đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp dựa vào một phiếu khảo sát riêng trong đó ghi nhận đầy đủ các phần:

quỵ ngay tại thời điểm trước khi xuất viện.

Phần B: gồm các nội dung khảo sát đặc điểm lâm sàng của người bệnh, trong đó có đánh giá tình trạng nhận thức của người bệnh theo “Thang điểm kiểm tra ngắn về trạng thái tâm thần” của Folstein.

Phần C: Gồm các nội dung đánh giá các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel.

2.8.1. Đánh giá tình trạng nhận thức theo “Thang điểm kiểm tra ngắn về trạng thái tâm thần” (Mini Mental Status Examination) [25] (Phụ lục 2)

Nội dung này bao gồm 7 mục cần đánh giá, được đánh số từ 1 đến 7, trong mỗi đề mục có nhiều hướng dẫn các thao tác thực hiện đánh giá. Người đánh giá đọc cẩn thận tất cả các câu để phỏng vấn bệnh nhân (đối với bệnh nhân lớn tuổi cần có thời gian suy nghĩ vì có câu hỏi tính toán) và cho 01 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.

Mục 1.1 – 1.10: Đánh giá khả định hướng không gian và thời gian (tối đa được 10 điểm).

Mục 2.1 – 2.3: Đánh giá khả năng ghi nhận – trí nhớ tức thì (3 điểm). Mục 3.1 – 3.5: Đánh giá sự chú ý và khả năng tính toán (5 điểm). Mục 4.1 – 4.3: Đánh giá khả năng hồi ức nhớ lại – trí nhớ gần (3 điểm). Mục 5.1 – 5.3: Đánh giá về ngôn ngữ – gọi tên đồ vật (3 điểm).

Mục 6.1 – 6.5: Đánh giá chức năng thực hiện các hoạt động kết hợp –thực hiện mệnh lệnh theo 3 giai đoạn, đọc và viết (5 điểm).

Mục 7: đánh giá chức năng thị giác – khả năng tưởng tượng, trừu tượng (1 điểm).

Test MMSE: Tổng điểm là 30 điểm, được đánh giá phân loại như sau:  Không có suy giảm nhận thức: ≥ 24 điểm.

2.8.2. Đánh giá tình trạng độc lập chức năng các hoạt động sinh hoạt cơ bản hàng ngày theo thang điểm Barthel – BI (Phụ lục 3)

Gồm có 10 hoạt động chức năng cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày, các hoạt động này được đánh số thứ tự từ 1 đến 10 mục. Trong mỗi đề mục được đánh giá riêng biệt và có hướng dẫn cụ thể trong phiếu đánh giá. Tổng điểm Barthel (còn gọi là điểm số độc lập trong sinh hoạt hàng ngày) là tổng điểm chung của 10 mục. Điểm số Barthel càng cao thể hiện mức độ độc lập trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày càng cao và ngược lại điểm số Barthel càng thấp thể hiện sự phụ thuộc của bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày càng lớn. Điểm Barthel thấp nhất là 0 điểm (phụ thuộc hoàn toàn) và cao nhất là 100 (độc lập hoàn toàn), với mỗi 5 điểm tăng dần. Điều tra viên có thể đánh giá bằng phỏng vấn và/hoặc quan sát.

Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo Barthel

STT Các nội dung cần đánh giá Điểm

1.

Ăn uống:

- Có thể tự ăn uống, không cần người khác giúp - Cần người khác giúp đỡ

- Phụ thuộc hoàn toàn

10 5 0 2. Tắm rửa: - Tự tắm rửa - Cần người hỗ trợ 5 0 3. Vệ sinh cá nhân:

- Tự đánh răng, rửa mặt, chải tóc, cạo râu - Không tự làm được, cần sự giúp đỡ

5 0

STT Các nội dung cần đánh giá Điểm

4.

Thay quần áo:

- Tự mặc và cởi quần áo không cần người giúp - Cần người khác giúp để mặc và cởi quần áo - Phải nhờ người khác cởi và mặc quần áo

10 5 0

5.

Kiểm soát đại tiện:

- Hoàn toàn chủ động - tự chủ - Có khi tự chủ, có khi không tự chủ - Không tự chủ, rối loạn thường xuyên

10 5 0

6.

Kiểm soát tiểu tiện:

- Kiểm soát được

- Thỉnh thoảng không kiểm soát được - Không thể kiểm soát được

10 5 0

7.

Sử dụng nhà vệ sinh:

- Không cần sự giúp đỡ của người khác

- Cần có sự giúp đỡ về thăng bằng để cởi quần, lấy giấy - Phụ thuộc hoàn toàn, đại tiểu tiện tại giường

10 5 0

8.

Di chuyển từ giường sang ghế hoặc xe lăn và ngược lại:

- Tự di chuyển, không cần người khác giúp - Chỉ cần trợ giúp một phần để di chuyển - Cần có người khác di chuyển giúp - Không tự ngồi dậy được

15 10 5 0

9.

Di chuyển trên mặt phẳng bằng (hoặc xe lăn nếu không đi bộ được):

- Không phụ thuộc khi đi 50m - Có sự giúp đỡ khi đi 50m;

15 10

STT Các nội dung cần đánh giá Điểm

- Xe lăn khi đi 50m - Không thể đi

5 0

10.

Lên và xuống cầu thang:

- Không phụ thuộc - Cần sự giúp đỡ - Không thể lên xuống

10 5 0

TỔNG ĐIỂM 100

Nguồn: Trần Văn Chương (2010) [5]. Phục hồi chức năng bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não. NXB Y học, 185-187.

Theo Trần Văn Chương (2010) [5], mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày được phân thành 3 mức độ dựa vào điểm số Barthel như sau:

 Độc lập hoàn toàn: 90 – 100 điểm.  Cần trợ giúp : 50 – 85 điểm.  Phụ thuộc hoàn toàn: 0 – 45 điểm.

2.8.3. Phân tích độ tin cậy của thang đo

Bảng 2.2. Hệ số Cronbach’s Alpha của thang điểm Barthel

Cronbach’s Alpha Cronbach’s Alpha của Minoso J.S.M. (2010) [41]

Tổng số câu

0,92 0,90 10

Thang đo mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày gồm 10 câu hỏi, phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha đạt 0,92 > 0,6 [50].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh đột quỵ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh phú yên năm 2017 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)