Thực tiễn nghiên cứu ở Bình Định và sông Kim Sơn thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 25 - 27)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

1.1.3. Thực tiễn nghiên cứu ở Bình Định và sông Kim Sơn thuộc

Hoài Ân

Có thể nói, từ lâu tỉnh Bình Định đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, kinh tế, quân sự trong và ngoài nƣớc.Với điều kiện tự nhiên đa dạng, nên việc nghiên cứu tổng hợp địa lí tự nhiên đã đƣợc tiến hành khá chi tiết nhƣ: nghiên cứu của Giả Tấn Đỉnh trong “Một vài nét về địa chất và khoáng sản Bình Định”; “Khí hậu, thủy văn Bình Định “Đặc điểm thủy chế hạ lƣu các con sông của tỉnh Bình Định”, “Đánh giá hậu quả lũ lụt ở vùng hạ lƣu của tỉnh Bình Định” của trung tâm khí tƣợng thủy văn Bình Định, “Đặc điểm thủy văn đồi núi Bình Định của Lƣơng Thị Vân, “Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt Tỉnh Bình Định” Sở Khoa học công nghệ và Đài KTTV khu vực Nam Trung bộ.

Các công trình nói trên có ý nghĩa rất lớn về mặt điều tra cơ bản, tổng hợp số liệu, mô tả định tính các thành phần tự nhiên với nguồn thông tin đáng tin cậy, có cơ sở khoa học đặt ra một số vấn đề về mặt khai thác sử dụng tự nhiên phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển các tỉnh miền Trung nói chung cũng nhƣ Bình Định nói riêng, đồng thời đã tạo tiền đề cơ sở cho các nghiên cứu khoa học sau này.

Trong đó, có thể nhìn nhận tác giả Lƣơng Thị Vân với công trình "Đánh giá yêu cầu phòng hộ đầu nguồn và bảo vệ đất vùng núi tỉnh Bình Định" (2001) đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm các thành phần tự nhiên theo

cấu trúc đứng và mối quan hệ của chúng qua sự phân hóa các cấu trúc ngang, đồng thời là ngƣời đầu tiên ứng dụng toán xác suất thống kê tính toán các biến động của mƣa và dòng chảy trong mối quan hệ với sự thay đổi của lớp phủ thực vật trên các lƣu vực thuộc phạm vi Tỉnh là cơ sở cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu phân tích các nhân tố nhạy cảm với tai biến sạt lở đất ở Bình Định. Đồng thời, gần đây nhất là đề tài nghiên cứu của tác giả Đỗ Minh Đức “Điều tra, đánh giá tai biến sạt lở trên địa bàn tỉnh Bình Định và đề xuất một số giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế -xã hội” là những kết quả có giá trị cao trong nghiên cứu sạt lở.

Là một trong hai phụ lƣu chính của hệ thông sông Lại Giang nên ngoài những công trình nghiên cứu liên quan với phạm vi của toàn tỉnh, sông Kim Sơn đƣợc nghiên cứu chung trong một số dự án, đề tài nghiên cứu liên quan đến sông Lại Giang nhƣ: “Báo cáo tình hình dân sinh kinh tế - xã hội lƣu vực sông Lại Giang”, “Báo cáo hiện trạng thảm che vùng đầu nguồn sông Lại Giang”của Ngô Văn Trai (1996); “Phân cấp phòng hộ đầu nguồn sông Lại Giang” của Nguyễn Hồng Quân (1996); “Báo cáo thuyết minh bản đồ thích nghi sử dụng đất và tập đoàn cây trồng vùng đầu nguồn sông Lại Giang” của Triệu Chí Tƣờng (1997), “Báo cáo tình hình thủy điện thủy văn và xây dựng bản đồ xâm thực vùng đầu nguồn sông Lại Giang” của Phòng Dự báo – Đài Khí tƣợng thủy văn Bình Định năm 1997 và “Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn lƣu vực Lại Giang” của Viện điều tra quy hoạch rừng Nam Trung bộ và Tây nguyên (1997).

Những năm gần đây, các vấn đề về sông ngòi trong tỉnh nói chung và sông Lại Giang nói riêng đã và đang đƣợc quan tâm của các cấp lãnh đạo. Trong đó, đã có một số công trình thuộc dự án đƣợc tỉnh đầu tƣ nghiên cứu về chỉnh trị sông ngòi và cửa biển nhƣ: “Xử lí hậu quả môi trƣờng và tăng cƣờng năng lực ứng phó sự cố môi trƣờng do lũ lụt gây ra theo nội dung

chỉnh trị sông và cửa sông, tiêu thoát lũ hệ thống sông Lại Giang và chỉnh trị các cửa biển An Dũ, Hà Ra và Đề Gi tỉnh Bình Định” do Sở KHCN và Môi trƣờng tỉnh Bình Định phối hợp với Phân viện Vật lí tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy, việc nghiên cứu sâu về tai biến xói lở ở các con sông trong tỉnh nói chung và sông Kim Sơn nói riêng là một vấn đề còn đang bõ ngõ và hậu quả để lại từ loại tai biến trên là không thể lƣờng hết đƣợc. Do vậy, việc nghiên cứu sâu về loại hình tai biến này là thật sự cần thiết cho định hƣớng phát triển kinh tế bền vững của Tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 25 - 27)