Một số quan niệm liên quan đến tai biến tự nhiên và xói lở bờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 27 - 31)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

1.2.1. Một số quan niệm liên quan đến tai biến tự nhiên và xói lở bờ

a. Tai biến môi trƣờng và tai biến tự nhiên:

- Tai biến môi trường: “Tai biến môi trƣờng là biểu hiện về điều kiện, hoàn cảnh, hiện tƣợng, vụ việc hoặc quá trình đƣợc xuất hiện, diễn biến trong thiên nhiên, trong xã hội có khả năng nguy hại, gây nguy hiểm, đe doạ đối với an toàn về sức khoẻ, tính mạng con ngƣời, tài sản kinh tế, tài sản văn hoá - xã hội của một bộ phận cộng đồng loài ngƣời hoặc có nguy cơ đe doạ, thậm chí phá vỡ tính ổn định, an toàn một bộ phận, cho đến toàn cục hệ thống môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng văn hoá xã hội, môi trƣờng nhân sinh”. Trong đó, xói lở là một dạng tiêu biểu của tai biến môi trường do các quá trình địa động lực ngoại sinh với tính chất hiểm hoạ [Nguyễn Cẩn - Nguyễn Đình Hoè. (2005), “Tai biến môi trường”, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội].

Theo [21], tùy vào mức độ thiệt hại do tai biến gây ra, có thể phân biệt giữa sự cố môi trƣờng, hiểm họa môi trƣờng và thảm họa môi trƣờng. Sự cố môi trƣờng thƣờng xảy ra trong phạm vi hẹp, gây thiệt hại không lớn. Hiểm họa môi trƣờng gây tác hại tƣơng đối lớn về tính mạng, tài sản của con ngƣời trong phạm vi một bộ phận của môi trƣờng. Thảm họa môi trƣờng gây thiệt

hại rất lớn về tính mạng, tài sản của con ngƣời, trên diện rộng, phá vỡ cân bằng từng khu vực lớn của môi trƣờng.

Dựa vào tác nhân gây tai biến, có thể phân biệt tai biến môi trƣờng thành ba nhóm: Tai biến tự nhiên, tai biến nhân sinh và tai biến hỗn hợp. Dựa vào bản chất, có thể chia thành ba nhóm: tai biến vật lý (địa vật lý); tai biến hóa học (địa hóa); tai biến sinh học. Dựa vào tốc độ, trƣờng độ, có ba nhóm: Tai biến đột khởi là những tai biến xảy ra nhanh, kết thúc nhanh, khó cảm nhận đƣợc; tai biến trƣờng diễn xảy ra từ từ và kéo dài; tai biến lúc trƣờng diễn, lúc đột khởi. Bên canh đó, David Alexander còn phân loại tai biến môi trƣờng dựa vào tần suất hoặc kiểu xuất hiện, nhƣ tai biến xảy ra theo mùa (bão, gió xoáy, lũ lụt, hỏa hoạn, trƣợt lở đất, đá đổ, xói mòn, xói lở...); tai biến xảy ra không theo mùa (sét đánh, sóng thần, hỏa hoạn,...); tai biến xảy ra không định kỳ (núi lửa, động đất, sụt lún đất,...). Hậu quả của tai biến phụ thuộc vào các nhóm yếu tố, nhƣ đặc điểm tai biến, độ nhạy cảm tai biến và khả năng chống chịu tai biến của môi trƣờng, độ nhạy cảm tai biến và mức độ tổn thƣơng của các thành tạo nhân sinh, khả năng ứng xử tai biến của con ngƣời. Những đặc trƣng của tai biến quyết định khả năng tàn phá của nó là cƣờng độ, trƣờng độ, ngƣỡng, tần suất, cơ chế vận hành, khả năng bị chế ngự.

Khả năng ứng xử tai biến của con ngƣời phụ thuộc tuyến tính vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, dân trí, khả năng dự báo, nhận biết và cảnh báo tai biến, kinh nghiệm, chiến lƣợc và chính sách phòng, chống tai biến.

Ngày nay, con ngƣời vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân gây ra tai biến môi trƣờng. Nhiều hoạt động nhân sinh góp phần làm tăng tính nặng của tai biến môi trƣờng. Bùng nổ dân số làm tăng các tai biến kinh tế - xã hội, bệnh tật, tai biến liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng, cƣờng hóa các tai

biến ngoại sinh, làm tăng tính nhạy cảm tai biến môi trƣờng. Mức độ thiệt hại do tai biến gây ra còn phụ thuộc vào khả năng của hệ thống nói chung, cá nhân cộng đồng nói riêng trong việc đối phó, chống đỡ, tự phục hồi trƣớc tác động của tai biến. Khả năng đó đƣợc gọi là tính dễ bị tổn thƣơng. Tác hại của tai biến tỷ lệ thuận với khả năng dễ bị tổn thƣơng hệ thống của cá nhân trong cộng đồng và các thành tạo nhân sinh. Nếu trình độ phát triển KT- XH, khoa học - công nghệ, kết cấu hạ tầng, chính sách, tri thức và kinh nghiệm cảnh báo, phòng, chống tai biến và quỹ bảo hiểm tai biến càng thấp thì tính dễ bị tổn thƣơng càng cao.

- Tai biến tự nhiên: Là một mối đe dọa của các sự kiện xảy ra một cách tự nhiên mà nó có những tác động tiêu cực đến con ngƣời hoặc môi

trƣờng. Là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên (nhƣ lũ lụt, bão, phun trào núi

lửa, động đất, sạt lở đất, xói lở hay trƣợt lở đất đá) có thể ảnh hƣởng tới môi trƣờng, và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trƣờng hay con ngƣời.

b. Quan niệm về xói lở bờ sông và biến động hình thái lòng dẫn sông

- Xói lở bờ sông: Xói lở và bồi tụ là quá trình hoạt động tự nhiên của một con sông, do sông thƣờng mang nhiều bùn cát lại chảy trên một nền bồi tích rất dễ xói bồi nên quá trình xói lở - bồi tụ diễn ra liên tục theo thời gian và không gian.

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, xói lở bờ sông là một trong những hiện tƣợng gây sạt lở nghiêm trọng vùng trung và hạ lƣu của các hệ thống sông. Hiện nay, xói lở bờ sông cũng đƣợc xem là một dạng tai biến địa mạo nguy hiểm (đã được xác nhận tại Hội nghị Quốc tế về tai biến địa mạo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Nhật Bản vào tháng 9 năm 1993).

lũng và triền sông bị xói lở hoặc biến hình lòng dẫn. Trong quá trình xói lở, có sự đan xen giữa hiện tƣợng dịch chuyển trƣợt, hiện tƣợng sụp đổ đất xuống sông. Hiện tƣợng xói lở thƣờng đƣợc báo trƣớc bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông. Diễn biến phá hoại của xói lở nhanh và đột ngột. Xói lở bờ sông thƣờng có xu hƣớng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hƣởng rộng, đe dọa phá hỏng cả cụm dân cƣ, đặc biệt là các cụm dân cƣ kinh tế lâu năm ở ven sông.

Thực chất về mặt cơ chế, xói lở bờ sông có quá trình di chuyển vật chất khác nhau, song trong thực tế chúng có liên quan mật thiết với nhau, luôn song hành và cộng hƣởng gây nên những hiểm hoạ lớn đối với vùng cộng đồng dân cƣ hai bên bờ sông nên chúng thƣờng đƣợc gộp lại gọi chung là hiện tƣợng xói lở bờ sông. Trong đó, xói lở là thuật ngữ quen thuộc trên nhiều văn bản quốc tế dùng để chỉ hầu hết các hiện tƣợng chuyển động của các khối đất đá, các mảnh vụn bị tách khỏi nền gốc sụp xuống sông, biển. [1]

- Biến động hình thái lòng dẫn sông: Theo [9], [11], [13], biến động hình thái lòng dẫn sông ngòi hình thành do quá trình xói lở - bồi tụ phát triển lòng dẫn sông, bị khống chế bởi yếu tố địa hình và phụ thuộc vào khả năng kháng xói của các thành tạo địa chất ở sông. Nghiên cứu biến động hình thái lòng dẫn sông có thể thấy đƣợc quá trình phát triển của một con sông, trong quá trình biến động đó luôn có quá trình bồi lắng đi kèm với xói lở để tạo thành thế cân bằng trong quá trình biến đổi lòng dẫn. Lòng sông trên những khu vực miền núi thƣờng có độ dốc lớn, thiết diện mặt cắt ngang thƣờng có dạng hình chữ U hoặc chữ V, tại các đỉnh cong quá trình uốn khúc thƣờng kết thúc khi gặp bờ đá gốc rắn chắc hoặc các vật cản nhân tạo nhƣ đê, kè, mố cầu, bến cảng,…Ngƣợc lại, ở vùng hạ lƣu của các con sông, diễn biến lòng dẫn sông phát triển theo chu kì khép kín, thông qua xói lở - bồi tụ hay ổn định tạm thời.

Trong một chu kì kéo dài, trên các sông thƣờng tồn tại hầu hết các quá trình uốn khúc lòng dẫn đang phát triển ở các giai đoạn khác nhau: chảy thẳng ổn định, uốn cong hạn chế về một phía, uốn cong gần hoàn thiện, uốn cong hoàn thiện rồi chuyển sang chảy thẳng cắt (cƣớp dòng) do sự chi phối của địa hình, thành phần và cấu trúc của các thành tạo địa chất tạo nên lòng dẫn, các yếu tố thủy văn, thủy lực và nhất là tác động của các công trình trị thủy nhân tạo.

Hiện nay, các công trình nhân tạo có ảnh hƣởng rất lớn tới biến hình lòng dẫn sông. Đặc biệt, có nhiều công trình xây dựng và công tình chỉnh trị sông đã làm mất hẳn đặc tính phát triển tự nhiên của nhiều đoạn sông trên vùng đồng bằng ví dụ nhƣ: xây dựng mố cầu giao thông, hệ thống đê, …

Trong thực tế, ngoài chuyển động của dòng rối, dòng nƣớc còn chuyển động xoắn ốc tạo nên dòng hoàn lƣu chuyển động với lƣu tốc tức thời thay đổi theo địa điểm và thời gian, nhất là ở những đoạn sông bị uốn cong gây nên hiện tƣợng xói lở bờ sông. Hoàn lƣu còn xuất hiện do lực Coriolis, nên ở khu vực Bắc bán cầu thƣờng gây xói lở ở bờ phải.[9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)