Một số giải pháp phòng chống tai biến xói lở bờ ở sông Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 92 - 94)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

3.4.Một số giải pháp phòng chống tai biến xói lở bờ ở sông Kim Sơn

3.4.1. Các nguy cơ tai biến do biến động lòng sông và các giải pháp phòng tránh.

Trên cơ sở xem xét sự biến động lòng dẫn sông Kim Sơn khu vực huyện Hoài Ân từ Đăk Mang - sông Trong đến Ân Tƣờng Tây có thể chỉ ra các nguy cơ tai biến tiềm ẩn phát sinh đồng thời đề ra các biện pháp phòng tránh giảm thiểu nhƣ sau:

Đoạn khu vực Đăk Mang, Ân Nghĩa: lòng sông đang có xu hƣớng dịch về bên phải, khả năng phá hủy xói lở bờ phải và đặc biệt là ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống kinh tế xã hội huyện Hoài Ân.

- Đoạn sông có nguy cơ xói lở mạnh:

* Đoạn hợp lƣu của hai nhánh sông Đăck Mang và sông Trong tại Ân Tƣờng Tây, Ân Nghĩa, Xuân Sơn với chiều dài sạt lở có đoạn sông lên đến hơn 2km.

Kim Sơn, tạo nên dòng chính sông Kim Sơn phía hạ lƣu nên có chế độ thủy văn khá phức tạp. Đoạn sông này có đặc trƣng là lƣu lƣợng dòng chảy lớn, tốc độ dòng chảy cao và mùa lũ và đặc biệt là sự không đồng đều trong đỉnh lũ của hai nhánh sông. Đồng thời độ dốc lòng sông ở đoạn này thấp, hiện tƣợng xói lở và bồi tụ xen kẽ nhau tùy thuộc vào chế độ nƣớc mùa lũ hay mùa kiệt. Sự xuất hiện của xu thế bồi tụ ở đây làm lệch hƣớng dòng chảy gây xói và sạt lở đất ở bờ đối diện.

* Đoạn xói lở ở thôn Nghĩa Nhơn xã Đăck Mang, Huyện Hoài Ân: Là một thôn nằm cách Thị Trấn TTTBH (thị trấn Tăng Bạt Hổ 10 km về phía tây nam). Lƣu lƣợng dòng chảy trong sông ở đây chịu ảnh hƣởng tƣơng tác rất lớn của dòng chảy sông: dòng chảy của 2 sông Đăck Mang và Sông Trong. Trong mùa lũ, dòng chảy sông hay là dòng chảy lũ quyết định đến hƣớng, lƣu lƣợng và tính chất của dòng chảy ven bờ. Ngƣợc lại trong mùa cạn, dòng chảy trong sông chịu ảnh hƣởng rất lớn từ dòng triều làm cho hƣớng và lƣu tốc dòng chảy ven bờ có sự thay đổi rõ rệt, gây nên sự mất ổn định đới ven bờ. Công với tác động của gió ven bờ, hiện tƣợng rửa xói bờ diễn ra khá mạnh tạo nên sự vận chuyển bùn cát dọc ven bờ gây nên hiện tƣợng xoi lở mạnh. Thôn Tân Thịnh đƣợc xem là một trong những khu vực xói lở trọng điểm lƣu vực sông Kim Sơn.

- Đoạn sông có nguy cơ xói lở trung bình:

Gồm đoạn từ thôn Thế Thạnh (xã Ân Thạnh ) đến thôn Tân Sơn (xã Ân Hảo Tây) và đoạn từ Xuân Sơn (Ân Hữu) cho đến Kim Sơn (Ân Nghĩa).

Trên những đoạn sông này, có những khúc sông cong khá điển hình, vào mùa lũ, với lƣu lƣợng dòng chảy lớn và quá trình di chuyển, chúng có thể mang theo một lƣợng bùn cát làm xói bồi và biến hình lòng dẫn mạnh gây ra hiện tƣợng xói lở mái bờ sông.

Hảo Đông

Đây là đoạn sông chảy thẳng, địa hình lòng sông tƣơng đối thoải, lòng sông đƣợc mở khá rộng nên quá trình xói lở yếu. Tuy nhiên, vào mùa lũ bờ sông cũng có thể bị xói lở và đặc biệt, khu vực này có trị trấn Tăng Bạt Hổ nên quá trình xói lở cũng dễ ảnh hƣởng đến các công trình xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 92 - 94)