Tác nhân con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 88 - 92)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

3.3.2.Tác nhân con ngƣời

3.3.2.1. Ảnh hưởng của các công trình thủy lợi và các công trình dân sinh khác.

Huyện Hoài Ân hiện có 22 hồ chứa lớn nhỏ đang khai thác sử dụng, tổng dung tích thiết kế 40,64 triệu m3. Ngoài các hồ chứa, còn có 26 đập dâng kiên cố, 128 đập tạm, đập bổi, 53 trạm bơm điện và 15 trạm bơm dầu phục vụ nƣớc tƣới cho trên 10.000 ha lúa và hoa màu mỗi năm…Hệ thống thủy lợi này có tác dụng rất tích cực trong điều tiết nƣớc, phục vụ tƣới tiêu và một phần có thể hạn chế lũ ở hạ lƣu sông Kim Sơn, đặc biệt có hồ Vạn Hội với dung tích 13 triệu m3, có khả năng điều tiết nƣớc một phần trong thời kỳ lũ và khô hạn. Tuy nhiên, sự điều tiết nƣớc của của các công trình thủy lợi này góp một phần vào làm thay đổi chế độ thủy văn và dòng chảy của sông Lại Kim Sơn. Đôi khi để chống ngập úng cho đất, ngƣời dân đã tiến hành xả nƣớc của một số đập dâng, làm mực nƣớc trên các nhánh sông tăng lên đột ngột và rồi sau đó lại hạ thấp một cách đột ngột, gây nên hiện tƣợng xói ngầm hoặc xói lở do sự dâng lên hoặc hạ thấp mực nƣớc ngầm ở đới ven bờ.

Các hoạt động trên đã tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng vật chất, bồi lấp dần sông, giảm lƣu thông và góp phần làm ách tắc dòng chảy khi lũ về, đồng thời làm thay đổi dòng nƣớc tự nhiên từ sông ra biển và ngƣợc lại.

Ảnh hƣởng của việc xây dựng cầu cống, đập, kênh mƣơng và các công trình xây dựng ven sông.

Bên cạnh các đóng góp tích cực, việc xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông kể cả các công trình dân dụng công nghiệp và các hoạt động KT - XH ở mức độ khác nhau cũng ảnh hƣởng tiêu cực đối với quá trình xói - bồi trên nhiều đoạn bờ sông Kim Sơn. Trƣớc hết là tác động của hệ thống đƣờng sá, kênh mƣơng thủy lợi trên lƣu vực sông nghiên cứu, nhất là tuyến đƣờng giao thông trong huyện Hoài Ân, chạy gần vuông góc với dòng chảy sông nhƣ

"con đê" ngăn nƣớc, làm thu hẹp tiết diện dòng chảy, hạn chế khả năng thoát lũ, gây nên sự tăng cao mực nƣớc lũ với cƣờng suất lớn, tăng lƣu tốc dòng chảy, đẩy nhanh tốc độ xâm thực ngang của lòng sông và kéo dài thời gian ngập lụt ở hạ lƣu. Do không đủ cống hoặc kích thƣớc cống không đủ lớn để thoát nƣớc nên sự chênh lệch mực nƣớc có khi lên tới 0,5 - 1m và lớn hơn, gây xói lở cục bộ và giảm khả năng thoát nƣớc là điều kiện thuận lợi cho lũ quét cả mặt đƣờng thoát ra biển.

Cuối cùng là việc xây dựng các đập ngăn nƣớc, hồ chứa đầu nguồn cũng gây tác động mạnh đến quá trình xói - bồi trên lƣu vực sông nghiên cứu.

3.3.2.2. Phá rừng, nguyên nhân gây xói lở ở hạ lưu sông Kim Sơn

Độ che phủ rừng, đặc biệt là chất lƣợng lớp phủ rừng (độ tán che) là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng điều tiết dòng chảy mặt, thời gian truyền lũ, mức độ chuyển tải vật liệu vào sông suối và đồng bằng hạ lƣu. Do độ che phủ của rừng thấp nên vào mùa lũ khả năng điều tiết dòng chảy mặt hạn chế và dễ phát sinh lũ lớn, lũ quét có tốc độ 5 - 6 m/s với sức tàn phá thảm khốc và chuyển tải vật liệu vào thung lũng sông suối cũng nhƣ đồng bằng hạ lƣu tƣơng đối lớn. Độ che phủ rừng càng thấp thì càng rút ngắn thời gian truyền lũ từ vùng núi vào đồng bằng. Ngoài ra, với lƣợng mƣa lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xâm thực, xói mòn và rửa trôi của dòng chảy mặt xảy ra mạnh mẽ hơn.

Từ số liệu điều tra, diện tích rừng lƣu vực sông Kim Sơn trong những năm qua có sự suy giảm, đặc biệt là rừng tự nhiên và điển hình là rừng giàu trên lƣu vực có xu hƣớng giảm mạnh. Có thể thấy qua bảng:

Bảng 3.6: Biến động tổng diện tích các loại rừng của các huyện trong lƣu vực

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Rừng giàu 7832,828 11,2 7611,688 10,9 4259,1 6,09 Rừng TB 16378,84 23,4 15538,9 22,2 14139 20,2 Rừng nghèo 840,0429 1,2 1120,057 1,6 1960,1 2,8 Rừng phục hồi và rừng trồng 44861,84 64,2 45630,5 65,3 49473,8 70,8 Tổng 69913,55 100 69901,14 100 69832 100

Nguồn: Trung tâm điều tra quy hoạch rừng thành phố Quy Nhơn

Khi lớp phủ thực vật mất đi, độ che phủ trong lƣu vực giảm thấp, dƣới tác động của gió mƣa (thƣợng nguồn sông Kim Sơn huyện Hoài Ân cũng là một trung tâm mƣa lớn), độ dốc sƣờn núi, độ dốc lƣu vực, độ dốc lòng sông, cƣờng độ mƣa lớn cùng với điều kiện địa chất, đất bị phong hóa ... Tạo cho lƣu vực sông Kim Sơn chứa đựng một tiềm năng xói mòn cao. Mặt đất bị xói mòn tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm thực bào mòn trên bề mặt diễn ra, độ đục và lƣu tốc của dòng chảy tăng lên rõ rệt, động năng dòng chảy tăng cao, đặc biệt trong thời kì mƣa lũ, gây ra hiện tƣợng xói bồi, xói lở bờ sông quyết liệt ở vùng sông Kim Sơn.

3.3.2.3. Khai thác cát trong lòng sông dẫn và các hoạt động kinh tế dân sinh đến xói lở bờ sông

Ngoài tác động tiêu cực đến môi trƣờng sinh thái, cảnh quan tự nhiên và gây ô nhiễm nguồn nƣớc, việc khai thác cát sỏi bừa bãi còn là một trong những nhân tố gây mất ổn định bờ sông (trƣợt đất), làm biến dạng đột ngột các luồng lạch cũng nhƣ trƣờng vận tốc dòng chảy do sự thiếu hụt lƣợng bồi tích dọc bờ. Chính hoạt động này đã góp phần gây xói lở bờ ở đoạn lƣu vực sông Kim Sơn.

- Ảnh hƣởng của nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và giao thông vận tải Tác động của việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và giao thông vận tải trên sông vùng nghiên cứu tuy không lớn nhƣng về phƣơng diện địa động lực dòng sông, hoạt động này cũng có những ảnh hƣởng nhất định đối với sự vận động của dòng chảy. Hoạt động này bao gồm: lấn chiếm lòng sông để đắp hồ nuôi tôm cá, cá lồng,... Ngoài việc thu hẹp diện tích dòng chảy, các hoạt động này đã tạo điều kiện cho quá trình lắng đọng vật chất, giảm lƣu thông và góp phần làm ách tắc dòng chảy khi lũ về, đồng thời làm thay đổi dòng chảy tự nhiên từ sông ra biển và ngƣợc lại.

Hoạt động khai thác cát trong lòng sông làm vật liệu xây dựng là một vấn đề đang diễn ra khá phổ biến và khai thác với khối lƣợng lớn. Theo báo cáo của địa phƣơng, khối lƣợng cát khai thác hàng năm ở đây lên đến 500.000m3/năm. Khai thác cát với khối lƣợng lớn nhƣ vậy, không chỉ làm thay đổi hình dạng mặt cắt của sông, thay đổi độ lớn và kết cấu dòng chảy mà còn thay đổi độ đục, ảnh hƣởng đến quá trình xói bồi lòng dẫn sông, đặc biệt là khu vực hạ lƣu sông Kin Sơn. Việc khai thác cát ở vùng hạ lƣu sông Kim Sơn đã làm thay đổi tỷ lệ phân lƣu cho dòng chảy của hai nhánh sông An Lão và Kim Sơn, gây nên hiện tƣợng xói bồi và sạt lở mái bờ sông ở khu vực Bok Tới khá mạnh. Hiện tƣợng xói lở bờ còn mạnh hơn khi mùa lũ về. Theo lời thuật của ông Phạm Văn Vƣơng (thôn Phú Văn II), trƣớc đây dòng chảy của sông cách bờ hiện nay khoảng gần 100m cho thấy rằng hiện tƣợng xói lở bờ ở đây diễn ra khá mạnh mẽ.

Vì vậy, khi lòng sông tồn tại nhiều hố sâu, nó sẽ làm đổi hƣớng dòng chảy dƣới đáy sông và tạo ra những va chạm đủ lớn để tạo ra các xoáy nƣớc và sinh ra năng lƣợng tác động lên hai bên thành bờ gấp nhiều lần so với mức bình thƣờng. Trƣờng hợp xói lở thƣờng xuyên với quy mô lớn ở khu vực xã Ân Đức, Ân Tƣờng Tây, Đăk MangBok Tới, những năm gần đây là một

minh chứng cho thấy sự những hố sâu mà hoạt động khai thác cát tạo ra

nguy hiểm nhƣ thế nào.

Hình 3.4: Hoạt động khai thác cát trong lòng sông đang diễn ra khá phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 88 - 92)