Đặc điểm địa chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 47 - 48)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

2.1.2.Đặc điểm địa chất

Dựa vào kết quả các công trình nghiên cứu [Giả Tấn Đỉnh - Đặc điểm địa chất tỉnh Bình Định] và bản đồ địa chất tỉnh Bình Định, đặc điểm địa chất huyện Hoài Ân đƣợc xác định:

Là một bộ phận thuộc rìa phía Đông trong phần nâng của địa khối Kon Tum, huyện Hoài Ân có cấu trúc địa chất không đồng nhất, chế độ hoạt động kiến tạo lâu dài và thay đổi phức tạp từ Tiền Cambri đến Đệ tứ. Qua phân tích thành hệ biến chất, uốn nếp, đứt gãy và sự bất chỉnh hợp của các phân vị địa tầng cho thấy, huyện Hoài Ân đƣợc cấu tạo bởi các đá macma, trầm tích và biến chất tuổi Paleozoi- Mezozôi. Trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là đá biến

chất. Đá biến chất ở huyện Hoài Ân chủ yếu thuộc phức hệ Kanazk (còn gọi là phức hệ Kongro – ARkn), đƣợc xếp vào các hệ tầng:

+ Hệ tầng Xa Lam Cô (Arxlc): Đặc trƣng là các đá biến chất thuộc leptynit (gneis biotit - granat - cordierit) và granulit có màu từ xám sẫm đến xám sáng, thành phần khoáng gồm thạch anh, plagioclas biotit, muscovit, horblen, silimanit, pyroxen,....

+ Hệ tầng Kim Sơn (Arks): Các thành tạo biến chất thuộc hệ tầng Kim Sơn phân bố rộng rãi ở Ân Phong, Ân Tín, Ân Nghĩa, Ân Mỹ và Lại Khánh. Thành phần thạch học là các đá metapelit cao nhôm, điển hình gồm plagiogneis biotit có granat, đá phiến thạch anh-biotit-silimanit chứa graphit, phiến thạch anh - fensfat - biotit, phiến thạch anh, phiến thạch anh 2 mica - silimanit, …, và đá phiến graphit, quarzit giàu graphit. Đá thuộc hệ tầng này phổ biến hiện tƣợng biến chất chồng, các đá amphibolit bị chồng bởi tƣớng epidot - amphibolit và đá phiến lục. Các đá biến chất thuộc hệ tầng Kim Sơn, đặc biệt vùng thƣợng nguồn lộ ra khá phổ biến, chúng có thể nằm cắm chủ yếu về Tây Nam ở khu vực Ân Sơn, Đak Mang.

Trong suốt quá trình phong hóa và hoạt động, Kim Sơn đã để lại các sản phẩm trầm tích và tàn tích tuổi Đệ tứ, gồm các loại đất sét, sét pha, cát pha cát và cuội sỏi, ngoài ra hoạt động của biển cũng để lại các đất mềm rời, các loại đất bùn, chất hữu cơ nên rất dễ dàng bị xâm thực, xói ngầm gây hiện tƣợng xói lở bờ và cuốn trôi vật chất khi có dòng chảy lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 47 - 48)