Hiện trạng và đặc điểm xói lở bờ sông Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 73)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

3.1.Hiện trạng và đặc điểm xói lở bờ sông Kim Sơn

3.1.1. Hiện trạng xói lở bờ sông

Là một trong hai phụ lƣu chính của hệ thống sông Lại Giang, sông Kim Sơn mang đặc tính của sông suối miền đồi núi, với độ dốc bình quân lớn, lòng sông ngắn và độ dốc lòng sông khá cao. Với đặc điểm cấu trúc địa chất, địa chất công trình, địa hình và điều kiện thủy văn, tạo cho sông Kim Sơn có tốc độ dòng chảy trong sông cao, đồng thời không có miền trung du chuyển tiếp nên tốc độ xói, bồi và biến hình lòng dẫn trong sông rất lớn, cộng với tác động của con ngƣời trong quá trình phát triển kinh tế làm cho quá trình xói lở bờ sông Kim Sơn diễn ra khá phổ biến.

Bảng 3.1: Hiện trạng xói lở bờ sông Kim Sơn giai đoạn năm 2017

STT Địa phƣơng Số điểm sạt lở Chiều dài sạt lở (m) Chiều rộng sạt lở (m) Tốc độ sạt lở trung bình năm (m/năm) Xã Thôn 01 Ân Tƣờng Tây Tân Thạnh 1 2500 60 2.0 1 2200 50 1.5 02 Hà Tây 1 1500 20 1,5 03 Phú Khƣơng 1 500 60 1,0 04 Ân Nghĩa Nghĩa Nhơn 1 300 20 2,0 05 Kim Sơn 1 1000 70 1,5 06 Nhơn Sơn 1 400 20 1,8 07 Phú Ninh 1 300 20 1,0 08 Bok Tới T4 1 800 35 1,8 09 T6 1 1500 30 1,5

10 TT Tăng Bạt Hổ Gia Chiểu 1 1 1300 30 1,0 11 Gia Chiểu 2 1 1200 50 2,0 12 Du Tự 1 600 15 1,0 13 Ân Đức Gia Trị 1 1000 30 1,5 14 Gia Đức 1 2400 55 1,5 1 1700 45 1.0 15 Phú Thuận 1 1500 15 1,0 16 Đăk Mang T6 1 2800 40 1,8 1 2300 50 1.0 17 T010 1 800 30 1,5

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Hoài Ân

Theo ghi nhận, dọc sông Kim Sơn có đến 20 điểm xói lở bờ sông xảy ra thuộc 17 thôn của 6 xã và thị trấn (trên tổng số 15 xã, thị trấn) thuộc huyện Hoài Ân. Trong đó, tổng chiều dài xói lở dọc theo sông là khoảng 23 km. Nhƣ vậy, tính trung bình cứ 3,4 km chiều dài sông có 1 điểm bờ sông bị xói lở. Đặc biệt trong thời gian gần đây, tình trạng xói lở này diễn ra ngày càng mạnh tại một số thôn của huyện Hoài Ân. Một số đoạn xói lở có quy mô và cƣờng độ khá lớn đã phá hủy khá nhiều các công trình dân sinh, kinh tế, quốc phòng gây thiệt hại về ngƣời và của

Theo nghiên cứu, hầu hết các điểm xói lở ở hạ lƣu sông Kim Sơn đều có chiều dài từ 200 m và chiều rộng từ 20m trở lên. Tổng hợp và phân tích số liệu cho thấy:

- Điểm xói lở có độ dài từ 200 – 1000m: 8 điểm chiếm 40 % - Điểm có độ dài xói lở từ 1000- 1500m: 7 điểm chiếm 35%

- Điểm xói lở có độ dài >2000m: 5 điểm chiếm 25% (điển hình là khu vực thuộc thôn Tân Thạnh – xã Ân Tƣờng Tây và Gia Đức thuộc xã Ân Đức).

- Chiều rộng của điểm xói lở < 30m: 8 điểm chiếm 40 %

- Xói lở với chiều rộng từ 30 - 50m: 10 điểm chiếm 50% - Xói lở với chiều rộng > 50m: 2 điểm chiếm 10%

Theo đánh giá, quá trình xói lở bờ ở sông Kim Sơn diễn ra trên phạm vi rộng, trải dài trên toàn bộ chiều dài sông và với mức độ khá mạnh. Có đến 20% các điểm xói lở có chiều dài trên 2000m và 10% các điểm xói lở có chiều rộng lớn hơn 50m (đây được nhận định là kích thước của những điểm xói lở mạnh trên lưu vực sông suối của miền Trung).

Trong đó, một số vị trí đƣợc xem là khu vực xói lở trọng điểm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến dân cƣ trong khu vực nhƣ sau:

- Xã Ân Tường Tây: Tính đến năm 2017, xã Ân Tƣờng Tây có đến 3

thôn có tình trạng xói lở bờ sông với tổng chiều 4 điểm xói lên đến trên 6000 m. Đáng kể là thôn Tân Thạnh có đến 2 điểm xói lở với tổng chiều dài đến hàng cây số. Do vậy, hàng năm thôn Tân Thạnh có đến hàng trăm hecta đất nông nghiệp sát bở sông bị phá hủy. Gây thiệt hại rất lớn đến đời sông của ngƣời dân.

- Xã Ân Đức: Tƣơng tự nhƣ xã Ân Tƣờng Tây, xã Ân Đức cũng có đến

3 thôn với 5 điểm xói lở và tổng chiều dài xói lở trên 6 km.

Ngoài ra, hiện tƣợng xói lòng dẫn gây lở bờ vẫn tiếp tục diễn ra khá mạnh trên những điểm xói lở và một số điểm khác nhƣ ở thôn T5 - Bok Tới,

thôn Vĩnh Hòa - Ân Đức, thôn Tân Thịnh ở Ân Tƣờng Tây, thôn T6 ở Đăk Mang, dẫn đến các điểm này có tiếp tục có nguy cơ cao về xói lở. Thậm chí, tại thị trấn Tăng Bạt Hổ cũng có tổng chiều dài xói lở lên đến 2 km.

3.1.2. Đặc điểm xói lở bờ sông Kim Sơn

Qua phân tích 20 điểm xói lở trên sông Kim Sơn thuộc huyện Hoài Ân, có thể nhận thấy, chủ yếu việc xói lở bờ sông thƣờng xảy ra tại các đoạn sông cong, đặc biệt là khúc sông cong hình chữ U và các đoạn hợp lƣu của các dòng chảy. Đồng thời, hầu hết các đoạn sông hẹp đều có đặc điểm là xói lở ở cả hai bờ. Có thể quan sát đặc điểm xói lở một số điểm điển hình thông qua bảng 3.2

Bảng 3.2: Đặc điểm một số điểm xói lở bờ sông Kim Sơn giai đoạn từ 2011 – 2017

STT Các điểm xói lở

Xói lở giai đoạn 2001 - 2017 Tốc độ xói (m/năm) giai đoạn 2001 - 2017 Đặc điểm xói lở Chiều dài (m) Diện tích (m2) 1 Thôn Phú Văn 2800 38500 1,0 Xói cả 2 bờ và phát triển về thƣợng lƣu khoảng trên 70m

2 Thôn Nghĩa Nhơn

3200 3300 1,0

Xói ở các đoạn sông có nhiều bãi cát phát triển sang bờ trái và dịch về phía hạ lƣu khoảng 350 m

3 Thôn Thế Thạnh

2500 14300 1,0

Xói ở các đoạn sông cong, bãi cát phát về phía bờ lõm, lòng sông thu hẹp về mùa kiệt

4 ThônGia

Chiểu 1300 16760 1,5 Xói ở đoạn sông cong hình

chữ U. Xói cả 2 bờ 5 Thôn Phú

Thuận

2200 37500 1-2

Đoạn xói có chiều dài lớn, xu thế phát triển đến đoạn hợp lƣu. Xói cả 2 bờ.

6 Thôn Tân Thạnh

3000 38840 1,0

Chiều dài đoạn lở lớn, bãi giữa phát triển vào hai bờ sông, làm dòng nƣớc về mùa kiệt ép sát hai bờ 7 Thôn Ân

Hữu 1500 32100 1,0

Đoạn sông cong gấp, xói lở cả hai bờ

8 Thôn Ân Nghĩa 300 15600 0,5 Xói lở cả hai bờ, dòng chảy đổi hƣớng 9 Kim Sơn 800 15300 1,0 Xói ở 2 bở ở ngã ba hợp lƣu, bãi bên phát triển sang bờ phải

10 Thôn Đông Quan

1500

7800 0,5

Đoạn sông cong, bãi bên phát triển về hạ lƣu 40m, đẩy dòng nƣớc mùa kiệt sang bên trái

11 Thôn Công

Đèo 1300 23600 1,0

Xói ở đỉnh cong, bãi giữa phát sang hai bờ, bờ phải bồi tụ.

12 Thôn Phú

Ninh 1200 2240 0,5

Lở khu vực hợp lƣu, bãi bên phát triển sang bờ trái 35m, dòng chảy đổi hƣớng.

Nguồn: [Phòng tài nguyên môi trường huyện Hoài Ân]

3.2. Ảnh hƣởng của xói lở đến đời sống và sản xuất của ngƣời dân trong vùng

Thật sự rất khó có thể đánh giá và đo lƣờng hết những ảnh hƣởng do xói lở bờ sông đến đời sống, sản xuất của con ngƣời. Theo nghiên cứu, xói lở bờ sông có thể cƣớp đi nhiều sinh mạng, cƣớp đi nơi cƣ trú của hàng trăm hộ gia đình và hàng trăm hecta đất đai ruộng vƣờn của dân cƣ trong khu vực,… Theo số liệu đánh giá từ các công trình chỉnh trị sông ngòi, xói lở bờ sông Kim Sơn đã ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời dân ở huyện Hoài Ân. Tính đến đầu 2017, xói lở bở sông Kim Sơn làm hàng chục ngôi nhà sụp đổ, uy hiếp hàng trăm hộ dân cƣ và hàng trăm héc ta hoa màu, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống ngƣời dân trong khu vực. Đặc biệt, xói lở bờ sông không những làm mất đất canh tác, gây mất ổn định khu dân cƣ mà điều quan trọng là hiện tƣợng xói lở bờ đã lấn đến tận chân các tuyến đƣờng ôtô, làm cho mái bờ sông rất dốc, nhiều nơi đã vƣợt quá mái dốc tới hạn và tiềm ẩn sự mất ổn định rất nguy hiểm. Nhƣ tại các khu vực: khu vực thƣợng lƣu cầu Mục Kiến, khu vực Thế Thạnh, khu vực Lại Khánh thuộc nhánh sông Kim Sơn.

Theo ông Phạm Văn Tuấn, tính từ năm 2011 đến nay, một lƣợng lớn đất canh tác của khu vực ven hai bên bờ sông Kim Sơn đã bị xói lở và cuốn trôi, hàng trăm héc ta đất canh tác rau màu, lƣơng thực của dân cƣ ven hai bờ sông bị đổ sụp, xói lở hoặc bị cuốn trôi đẩy một bộ phận lớn dân cƣ trong huyện Hoài Ân vào tình trạng nghèo khó quanh năm. Đáng lo ngại nhất là điểm xói lở của sông Kim Sơn đoạn qua khu vực Truông Gò Bông, thôn Tân Thạnh, xã Ân Tƣờng Tây. Ngƣời dân ở đây cho biết, trƣớc đây khoảng cách từ bờ sông Kim Sơn đến tỉnh lộ 638B dài hơn 10m. Nhƣng 3 năm gần đây, lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra khiến tình trạng xâm thực bờ sông diễn ra trầm trọng. Đến nay, có những vị trí khoảng cách từ bờ sông đến đƣờng tỉnh lộ chỉ còn khoảng 1m. Đáng nói trong khi bờ sông tiếp tục bị xâm thực, xói lở thì tình trạng khai thác cát trái phép tại đây vẫn đang diễn ra. Thực tế này khiến ngƣời dân ở địa phƣơng không khỏi lo lắng.

Theo ghi nhận mùa lũ năm 2016, xói lở bờ sông ở xã Ân Tƣờng Tây đã buộc phần lớn dân cƣ dọc ven sông thuộc thôn Tân Thạnh và Phú Khƣơng phải di dời đi nơi khác, uy hiếp trên 45 hộ dân; tại thôn Phú Khƣơng trên phạm vi chiều dài 1,5 km uy hiếp 50 hộ dân và hàng trăm hecta hoa màu, tại xã Ân Đức uy hiếp khoảng 55 hộdân, tại xã Ân Nghĩa uy hiếp 44 hộ dân, tại xã Đăk Mang ở thôn T6 uy hiếp 50 hộ dân, thôn T10 trên phạm vi dài 1,5 km uy hiếp 54 hộ dân [19].

3.3. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN XÓI LỞ BỜ Ở SÔNG KIM SƠN

3.3.1. Xói lở bờ sông do các tác nhân tự nhiên

3.3.1.1. Xói lở do đặc điểm địa mạo bờ sông và tác động xâm thực của dòng chảy

Sông Kim Sơn nằm trên đới nâng kiến tạo Kontum tuổi Palcozôi - gồm các đá phun trào macma và đá trầm tích biến chất. Do chảy qua vùng địa hình đồi núi xen kẽ những mảng đồng bằng thấp, hoạt động địa mạo sông

Kim Sơn đã để lại 3 bậc thềm sông phân bố suốt từ thƣợng nguồn đến hạ lƣu. Trong đó bậc thềm I là bậc thềm thấp nhất có nguồn gốc tích tụ nhƣng chỉ có mặt rải rác không liên tục, bậc thềm II nằm phía trên bậc thềm I có nguồn gốc tích tụ, hiện diện liên tục từ thƣợng nguồn đến hạ lƣu, phần lớn vách bậc thềm II đều bị tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy của sông, nhất là về mùa lũ, bậc thềm III là bậc thềm cao nhất, là thềm xâm thực, đƣợc cấu tạo bởi các loại đất tàn tích bở rời.

Theo nghiên cứu, dọc theo mặt cắt chuẩn của sông Kim Sơn thƣờng xen kẽ những đoạn sông có độ dốc thoải và những đoạn sông có độ dốc nghiêng dẫn đến cƣờng độ xâm thực, xói mòn chiếm ƣu thế. Ở những đoạn mặt cắt dọc của sông thoải, thềm sông thƣờng đƣợc cấu tạo bởi các lớp đất mềm yếu, dễ bị rữa xói, lớp đất tạo nên bậc thềm có bề dày lớn thƣờng là thềm tích tụ, dấu hiệu cho thấy đoạn sông nằm trong đới sụt lún kiến tạo tƣơng đối. Ngoài ra quá trình chuyển đổi nâng hạ tƣơng đối này chẳng những tạo nên nhiều đoạn sông uốn cong xen kẽ nhau, mà còn tạo nên những đoạn sông đƣợc mở rộng chiều ngang của thung lũng sông. Những biểu hiện này đƣợc thấy ở nơi dọc hai bờ sông Kim Sơn, nhƣ tại thôn T6, O10, xã Đăk Mang, thôn T4,T5,T2, xã Bok Tới, thôn Tân Thạnh, xã Ân Tƣờng Tây, thôn Gia Trị, xã Ân Đức. Tại những nơi này đều có đoạn sông uốn cong, thung lũng sông mở rộng, bậc thềm II của sông với đặc điểm của thềm tích tụ gồm các lớp đất sét, sét pha, cát pha và cát. Chính tại những nơi này đang và sẽ xảy ra hiện tƣợng xói lở bờ nghiêm trọng.

Đồng thời qua nghiên cứu cho thấy, địa chất của sông Kim Sơn tại những điểm kể trên cớ sự hiện diện của lớp đất sét và sét pha trạng thái dẻo mềm, lớp đất cát trạng thái kém chặt, lớp đất cát pha trạng thái dẻo. Các loại đất này đều có tính năng cơ lý kém, lực dính kết nhỏ, kém chịu nƣớc, đặc biệt là kích thƣớc hạt của đất đều tƣơng ứng với tốc độ dòng chảy xói rữa

cho phép. Theo đó, cộng với đặc điểm thủy văn biến động của sông Kim Sơn đã tạo nên những năng lƣợng dòng chảy lớn công phá các lớp đã tạo nên các thềm sông dọc hai bên bờ sông Kim Sơn, gây ra hiện tƣợng xói lở bờ.

Tóm lại, qua phân tích các yếu tố ảnh hƣởng trên cho phép nhận thấy rõ những nguyên nhân chủ yếu làm cho bờ sông Kim Sơn nhiều nơi mất ổn định, đồng thời cho phép dự báo những đoạn sông cụ thể có khả năng xảy ra hiện tƣợng xói lở bờ, nhằm đề ra giải pháp kỹ thuật cụ thể để hạn chế và triệt tiêu hiện tƣợng xói lở bờ trên các đoạn sông Kim Sơn.

Hình 3.2: Các đoạn sông uốn cong xen kẽ nhau của sông Kim Sơn [Ủy ban nhân dân huyện Hoài Ân]

3.3.1.2. Xói lở bờ sông do tính chất bất ổn định của các lớp cấu tạo địa chất bờ sông

Qua nghiên cứu tính chất cơ lí của lớp đất ở bờ sông Kim Sơn, nhận thấy:

Các lớp đất hiện diện ở 2 bờ sông Kim Sơn chủ yếu là đất sét pha trạng thái dẻo cứng, dẻo mềm; đất cát pha trạng thái dẻo đến dẻo cứng, cát hạt nhỏ, hạt vừa và hạt thô, trạng thái chặt vừa. Trong đó, phần trên cùng thông thƣờng là

những lớp đất sét và sét pha với trạng thái dẻo đôi khi ở trạng thái dẻo mềm, thậm chí dẻo chảy với độ rỗng khá lớn (45 -47%), độ bảo hòa cao (90 – 95%), lực kết dính nhỏ (0,25 – 0,35 kg/cm2). Phần giữa là lớp đất sét pha dẻo mềm với độ rỗng từ 46 – 49 %, độ bão hòa từ 89 - 91 %, lực kết dính từ 0,3 – 0,32 kg/cm2, đây là lớp đất yếu dễ bị mất ổn định và xói lở cho dù lực tác động nhỏ. Phần dƣới cùng thƣờng là lớp đất cát hạt thô trạng thái kém chặt. Lớp đất này thƣờng chịu tác dụng của áp lực nƣớc lỗ rỗng và áp lực thủy động, dễ ở vào trạng thái mất ổn định với một số tính chất cơ lý nhƣ: độ rỗng 38 %; độ bão hòa 70 %, lực dính kết dính 0,05 kg/cm2

.

Đáng chú ý nhất là các lớp đất cấu tạo nên các bậc thềm sông là các lớp đất yếu, cụ thể là lớp đất sét pha hạt nhỏ, màu xám xanh có mặt ở thôn Phú Văn II – xã Ân Hữu, lớp đất cát màu xám trạng thái chặt vừa ở thôn T5 – xã Bok Tới, lớp đất sét pha hạt nhỏ màu xám xanh trạng thái dẻo mềm cũng có mặt ở thị trấn Tăng Bạt Hổ,… Những lớp đất nói trên đều có trạng thái vật lý kém, lực dính kết nhỏ, hệ số rỗng cao, dễ bị biến dạng khi chịu lực tác dụng, đƣờng kính hạt đất nhỏ hơn đƣờng kính hạt tƣơng ứng với tốc độ rửa xói, đất kém chịu nƣớc, dễ bị tác dụng xâm thực của dòng chảy phá hủy liên kết dẫn đến hiện tƣợng khối đất mất ổn định.

Đồng thời, trong lòng sông Kim Sơn tồn tại lớp I là lớp bồi tích hiện tại với thành phần chủ yếu là sạn sỏi và thạch anh, cát hạt vừa, thô, và lớp III: lớp á cát, cát thạch anh, hạt mịn thô và lẫn sạn, sỏi nhỏ….Chính sự tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 73)