Một số giải pháp phòng chóng xói lở bờ sông Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 95)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

3.4.3.Một số giải pháp phòng chóng xói lở bờ sông Kim Sơn

Xói lở bờ ở lƣu vực sông Kim Sơn đã ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của dân cƣ của khu vực. Hàng trăm hộ gia đình buộc phải di dời khỏi điểm xói lở, hàng trăm hecta đất bị cuốn trôi, nhiều công trình dân sinh cũng bị nhấn chìm, Nhƣ vậy, để hạn chế những thiệt hại do xói lở bờ sông gây ra, bên cạnh những giải pháp mang tính tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức cho ngƣời dân về xói lở, cần phải có những giải pháp triệt để để giảm thiểu những thiệt hại từ tai biến xói lở bờ sông.

Qua nghiên cứu nguyên nhân và hiện trạng nhận thấy rằng, xói lở bờ ở khu vực sông Kim Sơn do nhiều nguyên nhân với nhiều yếu tố ảnh hƣởng, nhƣng nhìn chung đều thuộc vào 2 nhóm nhân tố: nhóm nhân tố làm gia tăng khả năng tác động của dòng nƣớc vào bờ và nhóm làm suy yếu sức chịu đựng của mái bờ.

Thông qua tiếp cận với các giải pháp đã đƣợc áp dụng thành công ở những vùng sông suối miền Trung từ các giải pháp trình đến phi công trình trong tai biến xói lở, đồng thời qua nghiên cứu thực tiễn ở vùng sông Kim Sơn, đề tài bƣớc đầu đƣa ra các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại do xói lở bờ ở vùng lƣu vực sông Kim Sơn và có thể khái quát theo sơ đồ sau:

Hình 3.6: Sơ đồ các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến xói lở

3.4.3.1. Giải pháp phòng tránh - Giải pháp ngăn ngừa:

Hiện tƣợng xói lở bờ ở lƣu vực sông Kim Sơn chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi dòng chảy mùa lũ, do vậy biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu nhất là: tăng cƣờng chức năng của lớp phủ thực vật (nhƣ trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ rừng, hạn chế chặt phá rừng làm nƣơng rẫy…) bởi thảm rừng có tác

Các giải pháp phòng chống xói lở bờ sông Giải pháp ngăn ngừa Giải pháp tránh né - Tăng cƣờng độ che phủ mặt đất - Xây dựng hệ thống thủy lợi hợp lí - Quy hoạch các công trình tránh gia tăng tải trọng lên bờ - Nâng cao nhận thức cho ngƣời dân về xói lở Quy hoạch phát triển cụm dân cƣ phù hợp Di dời dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao về xói lở Giải pháp bị động Giải pháp chủ động Gia cố bờ: - Thảm thực vật Kè lát mái - Tƣờng chắn - Tăng khả năng cố kết khối đất bờ (tăng khả năng chịu lực, chống xói) Từ xa: - Kênh phân dòng Trực tiếp: Phao lái dòng chảy

Các giải pháp giảm thiểu thiệt hại do tai biến xói lở ở lưu vực sông Kim Sơn

Các giải pháp phòng tránh xói lở bờ sông

dụng điều tiết đƣợc dòng chảy mặt, tăng cƣờng khả năng chống chịu của đất, điều hòa đƣợc nhiệt ẩm trong đất nên có thể hạn chế đƣợc lũ lụt, xói mòn và xói lở đất. Trong điều kiện tỷ lệ che phủ trên lƣu vực Kim Sơn còn khá thấp (32,1%), nên đây là một biện pháp khả thi an toàn và kinh tế nhất trong điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt và xói lở.

- Cải tạo và xây dựng lại hồ chứa điều tiết nƣớc trên thƣợng nguồn nhằm ngăn ngừa những tác động bất lợi của dòng chảy lũ do nƣớc tập trung nhanh, vận tốc dòng chảy lớn tạo khả năng xói lở.

- Tăng cƣờng chức năng điều tiết dòng chảy của lớp vỏ phong hóa – thổ nhƣỡng: Lƣu vực sông Kim sơn giàu các loại đất có độ rỗng lớn, nên khả năng thấm nƣớc tốt. Tuy nhiên, do hoạt động của con ngƣời trên bề mặt lƣu vực nhƣ khai thác đất dốc làm nƣơng rẫy, phá rừng, đắp bờ nuôi trồng thủy sản, và các quá trình canh tác khác... đã làm hạn chế khả năng và vi phạm hành lang thoát lũ của sông. Vì vậy, cần phải có quy hoạch cụ thể và kiểm soát chặt chẽ một số dạng hoạt động kinh tế của dân cƣ, nhằm tăng cƣờng chức năng điều tiết lũ và giảm thiểu thiệt hại do tai biến xói lở gây ra.

- Nâng cao năng lực dự báo khí tƣợng - thuỷ văn, trong đó có dự báo mƣa và dòng chảy để có những biện pháp kịp thời trong mùa lũ, thời điểm dễ xảy ra hiện tƣợng xói lở đất.

- Xây dựng bản đồ ngập lụt và bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là lũ quét và xói lở đất.

- Nghiên cứu diễn biến lòng dẫn sông và tổ chức theo dõi diễn biến xói lở bờ sông về quy mô, cƣờng độ và hƣớng dịch chuyển để có thể dự báo đƣợc những khu vực xói lở nhằm có biện pháp phòng tránh.

Đồng thời đối với những vùng ven sông từ thƣợng nguồn đến hạ lƣu, cần phải quy hoạch phạm vi xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng ở mép bờ sông nhằm hạn chế tình trạng gia tải quá mức lên mép bờ sông.

Ngoài ra, để giải pháp nêu trên phát huy đƣợc đầy đủ khả năng của nó thì điều cần thiết phải tiến hành song song với việc nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng xã hội, vận động mọi ngƣời cùng thực hiện, cùng bảo vệ các nguyên tắc cơ bản đƣợc đặt ra.

Về các giải pháp phi công trình, ngoài việc tăng cƣờng tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về các tai biến thiên tai và các nguyên nhân gây xói lở bờ sông, các cơ quan chức năng tại các địa phƣơng phải theo dõi diễn biến xói lở bờ sông về quy mô, cƣờng độ, hƣớng chuyển dịch theo định kỳ và không định kỳ tùy thuộc vào thực tế. Đi đôi với việc xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở theo địa bàn xã, huyện, tỉnh, bao gồm cả bản đồ hiện trạng, bản đồ dự báo, cảnh báo khả năng xói lở. Tất cả các thông tin về xói lở phải đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, phải đƣợc phân tích, đánh giá tổng hợp trên quan điểm hệ thống cảnh báo kịp thời, đƣợc lƣu giữ bằng thông tin địa lý (GIS).

Bên cạnh đó, những thông tin cảnh báo, dự báo về xói lở đƣợc thông báo kịp thời đến ngƣời dân, phát lệnh cấp báo trong trƣờng hợp khẩn cấp, thông qua mạng thông tin quản lý kiểm soát xói lở đƣợc kết nối giữa cơ quan quản lý với cơ quan nghiên cứu khoa học và cộng đồng dân cƣ.

Những khu vực đã có đê, kè thì cần tổ chức bảo vệ và lên phƣơng án ứng cứu, khắc phục khi có sự cố. Đặc biệt là điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo tỉnh và vùng lãnh thổ. Từ đó khoanh vùng nguy cơ xói lở với mức độ khác nhau để bố trí hợp lý các tụ điểm dân cƣ, công trình dân sinh, kinh tế. Đặc biệt là tổ chức tốt công tác di dời dân cƣ ra khỏi vùng nguy hiểm dƣới hình thức di dời vĩnh viễn theo kế hoạch quy hoạch; di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời khẩn cấp khi có cấp báo.

- Giải pháp tránh né:

chống xói lở bờ sông cũng tốn kém không nhỏ, nhất là những đoạn sông cong, mức nƣớc sâu và có vận tốc dòng chảy lớn. Do vậy, những biện pháp tránh né đặt ra đối với vùng sông Kim Sơn là:

- Những công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ xây dựng trong tƣơng lai, nên đƣợc xây ở những vị trí an toàn cách xa khu vực có khả năng xảy ra xói lở, hạn chế việc tốn kinh phí xây dựng thêm công trình bảo vệ xung quanh.

- Với các công trình kiến trúc hiện hữu đang nằm trong hoặc gần khu vực xảy ra hiện tƣợng xói lở bờ cần nghiên cứu xem xét di dời đi nơi khác (ví dụ nhƣ thôn T6, khu vực Bok Tới ở Huyện Hoài Ân,…). Đây đƣợc xem là giải pháp phi công trình có tính an toàn cao không chỉ ở vùng hạ lƣu sông Kim Sơn mà hầu hết các khu vựcsông suối trên toàn quốc.

3.4.3.2. Giải pháp phòng chống

- Giải pháp chống xói lở bị động

Giải pháp chống xói lở bờ sông bị động thực chất là giải pháp công trình gia cố bờ nhằm giữ ổn định bờ khỏi tác động xâm thực của dòng chảy, của nƣớc ngầm và những tác nhân phá hoại khác, bảo đảm an toàn cho mục tiêu bảo vệ. Công trình gia cố bờ tác động trực tiếp đến dòng chảy, tăng khả năng chống đỡ của bờ nhƣng không phá hoại kết cấu dòng chảy. Đây là công trình phòng ngự mang tính bị động.

Qua khảo sát, hiện nay ở hạ lƣu sông Kim Sơn cũng đã có một số công trình hạn chế hiện tƣợng xói lở bờ sông từ thô sơ cho đến bán kiên cố gồm: những hàng rào việc trồng tre chắn sóng nƣớc ven bờ hoặc những công trình tạm bằng những hàng cọc nhỏ đƣợc quây ven bờ để chắn sóng nhƣ ở Xã Đăk Mang, xã Bok Tới,... và các công trình xây dựng nhƣ kè lát mái bê tông ở Thị trấn Tăng Bạt Hổ.

Hình 3.7: Công trình tạm bằngbờ tre bảo vệ bờ

Nhận thấy rằng, những công trình thô sơ tuy có đem lại hiệu quả nhất định trong điều kiện bảo vệ bờ trƣớc những tác động của dòng chảy nhƣng chỉ đối với những vị trí sông không sâu, hầu hết lại đƣợc xây dựng bằng cây cối, rất manh múm, hoàn toàn tự phát, không đƣợc theo dõi về chuyên môn kĩ thuật. Nhiều trƣờng hợp công trình xây dựng lấn chiếm lòng sông lại chóng hƣ hỏng và thông thƣờng là không đảm bảo tính ổn định lâu dài do đóng cọc chƣa tới độ sâu cần thiết, phía ngoài hàng cọc không đƣợc bảo vệ để chắn sóng dòng chảy. Các công trình bán kiên cố thì chƣa nhiều, công trình đƣợc xây dựng khá đơn giản. Tuy trong những năm qua cũng đã phát huy tác dụng tốt, góp phần đáng kể trong việc hạn chế thiệt hại do xói lở bờ, nhƣng không ít các công trình bị hƣ hỏng. Do vậy:

- Cần xây dựng và tôn tạo lại hệ thống đê, kè. Nhiều đoạn đê trên lƣu vực sông Kim Sơn bị phá hủy hoặc xuống cấp trong mùa lũ, hiện nay chƣa đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật, nhƣng để xây dựng tuyến đê với cao độ mặt đê lớn rất tốn kém. Vậy chỉ nên thiết kế những tuyến đê kiên cố với cao độ đủ chống lũ nhỏ và vừa nhƣng có thể an toàn khi lũ lớn tràn qua.

Hình 3.8: Công trình Kè kiên cố bảo vệ bờ sông Thị trấn Tăng Bạt Hổ

Kết quả điều tra hiện trạng kết hợp với các số liệu thu thập đƣợc, có thể khái quát về các công trình phòng chống hiện đang đƣợc sử dụng trên đoạn sông nghiên cứu nhƣ sau:

- Kè kiên cố bảo vệ bờ với 3 phần chính gồm: Chân kè bằng đá đổ hoặc rọ đá; mái kè xếp đá lát khan hoặc khối bê tông đúc sẵn đặt trong khung bê tông hoặc khung đá xây đối với mái có độ dốc lớn và không có khung đối với mái có độ dốc nhỏ, tầng lọc là vải địa kỹ thuật và sỏi; đỉnh kè có rãnh thoát nƣớc xây bằng bê tông, đá xây và trồng cỏ để chống xói mặt. Loại kè này có ƣu điểm là thi công nhanh, không bị phá hủy nền khi có hiện tƣợng lún sụt nhỏ, giá thành hợp lý và tận dụng đƣợc vật liệu tại chỗ, song khó kiểm soát đƣợc phần thi công dƣới nƣớc, tính ổn định của chân và mái kè không cao.

- Kè có cừ chân bằng tấm bê tông đƣợc áp dụng tại những vị trí bờ hẹp, cấu tạo từ đất yếu, không thể mở rộng mái. Ƣu điểm là chân kè có tính ổn định cao, hạn chế đƣợc sự ảnh hƣởng của sóng do tàu thuyền, song kinh phí đầu tƣ lớn và khó thi công.

- Mỏ hàn bảo vệ bờ và chỉnh trị có tác động mạnh đến chế độ dòng chảy nhƣng kỹ thuật tính toán phức tạp, kinh phí lớn, dễ gây tác hại cho các khu vực lân cận ở những sông hẹp và uốn khúc mạnh.

- Kè tạm bằng bao cát nhằm tăng khả năng chống xói và độ ổn định của bờ đất đối với những khu vực ít dân cƣ. Mặc dù kinh phí thấp, dễ thi công và tận dụng đƣợc vật liệu tại chỗ nhƣng kém ổn định, tuổi thọ thấp.

- Trồng rừng vùng thƣợng nguồn các con sông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống đê điều và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội và và đời sống tinh thần của ngƣời dân

- Tạo hành lang thoát lũ nhƣ nâng cao khẩu độ cầu, cống thoát lũ, đồng thời tạo hành lang thoát nƣớc cho lòng dẫn.

- Xây dựng các công trình bào vệ bờ ở những khu vực có nguy cơ xói lòng dẫn cao.

- Lƣu vực sông Kim Sơn bị doi cát lớn án ngữ ngay lòng dẫn sông, hạn chế khả năng thoát lũ của sông, gây tình trạng úng ngập kéo dài là tiền đề cho quá trình xói lở, nên cần phải mở kênh thoát lũ cho sông Kim Sơn. Ngoài ra, cần nghiên cứu và cho phép khai thác cát ở một số đoạn bồi lấp để khơi thông dòng chảy.

- Giải pháp chủ động chống xói lở bờ sông

Giải pháp công trình chống xói lở bờ sông chủ động là các giải pháp tác động trực tiếp vào dòng chảy làm thay đổi hƣớng, kết cấu và độ lớn của dòng chảy, hạn chế lƣu tốc dòng chảy vào bờ có xu hƣớng xói lở sẽ hạn chế đƣợc hiện tƣợng xói lở đất.

Nhóm giải pháp công trình có tác động trực tiếp vào nguyên nhân chính yếu gây ra hiện tƣợng xói - bồi bằng cách xây dựng các công trình chỉnh trị trên sông. Hiện nay giải pháp này đƣợc sử dụng khá nhiều vì tính hiệu quả tức thời của nó. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả mà chúng mang lại thì tác

động của các công trình này thƣờng mạnh và đột ngột, phá vỡ sự cân bằng giữa dòng chảy và lòng dẫn, dẫn đến quá trình tự nén dòng và đào sâu trở lại của sông. Do vậy, cần cân nhắc cẩn thận các phƣơng án thiết kế cũng nhƣ tính chất khả thi, có khả năng phát huy mạnh mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực một cách thấp nhất của các công trình chỉnh trị. Từ phƣơng pháp tiếp cận đó cần quan tâm:

- Khơi sâu luồng lạch, mở rộng tiết diện hữu hiệu và điều chỉnh trƣờng vận tốc dòng chảy thông qua nạo vét lòng sông, phân lƣu dòng chảy nhằm tăng độ thông thoáng, đẩy nhanh việc tiêu thoát lũ ở hạ lƣu và giảm tác động của áp lực nƣớc lên công trình.

- Xây dựng các hồ chứa đa năng ở thƣợng lƣu.

- Xây dựng các công trình chỉnh trị trên các đoạn bờ đã và đang có nguy cơ bị xói lở từ trung bình đến mạnh.

Đối với vùng hạ lƣu sông Kim Sơn, nên hình thành các kênh phân dòng, kênh này sẽ có tác dụng phân phân bớt dòng chảy vào kênh vừa có tác dụng điều tiết nƣớc cho tƣới tiêu, vừa giảm đƣợc lƣợng nƣớc có tác động mạnh vào bờ lở. Để kênh phân dòng này có hiệu quả cao, nên đào về phía bờ lồi, cửa vào kênh phải thuận dòng chảy, nằm phía trên của của khu vực có khả năng gây ra xói lở và khơi dòng ở những điểm thuận lợi để sau đó dòng chảy có thể tự mở rộng mặt cắt.

Hiện nay, ở một số khu vực còn áp dụng một giải pháp chủ động chống xói lở bờ sông mới đó là dùng phao lái dòng. Phao này có tác dụng lái dòng chảy, ngăn dòng chảy có vận tốc lớn tác động trực tiếp vào khu vực bờ lở và có thể sử dụng nhiều lần, ở nhiều vị trí khác nhau và có thể tháo lắp một cách dễ dàng. Đây là một biện pháp đã đƣợc đánh giá là khá thành công ở một số khu vực sông suối miền Trung nhƣ ở lƣu vực sông Vu Gia – Thu Bồn. Đây có thể cũng sẽ là một biện pháp phù hợp và khả thi đối với lƣu vực sông Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 95)