MỘT SỐ DẠNG TAI BIẾN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN XÓI LỞ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 41 - 45)

6. CƠ SỞ TÀI LIỆU

1.3. MỘT SỐ DẠNG TAI BIẾN TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG ĐẾN XÓI LỞ

BỜ SÔNG

- Sạt lở đất: Là một trong những dạng tai biến tự nhiên đƣợc rất nhiều các nhà khoa học quan tâm hiện nay. Đặc biệt là các nhà khoa học nghiên cứu về Môi trƣờng,Trái đất,.. do tính chất, quy mô, tần suất lặp lại và mức độ gây tác hại của chúng.

Thuật ngữ “Sạt lở đất” đƣợc dùng để chỉ các chuyển động ảnh hƣởng tới các taluy (bờ nghiêng, bờ dốc) và các sƣờn dốc tự nhiên, gây ra hiện tƣợng một lƣợng đất trên mặt hay gần mặt rơi xuống phía dƣới sƣờn dốc, mái dốc của vùng này.[11]

Sạt lở đất thƣờng là kết quả của các tác động: Chấn động tự nhiên, làm mất sự liên kết của đất và đá trên sƣờn đồi, núi hoặc bờ sông; Mƣa rất to hoặc lũ lụt lớn làm cho đất đá bão hòa nƣớc, không còn sự kết dính và trôi xuống;

- Trọng tải lớn đặt trên sƣờn dốc, bờ sông (nhƣ các công trình xây dựng);

- Các nguồn nƣớc, dòng chảy bị thay đổi dƣới tác động của con ngƣời hoặc các nguyên nhân khác cũng có thể gây sạt.

Sạt lở đất kết hợp với lũ lụt đã để lại hậu quả hết sức nặng nề với hàng trăm công trình dân sinh, kinh tế bị phá hủy; hàng trăm gia đình phải sống cảnh màn trời chiếu đất, hàng ngàn hộ gia đình phải di dời khỏi nơi cƣ trú, hệ sinh thái và môi trƣờng các vùng sạt lở bị phá hủy nghiêm trọng,…

Hình 1.4: Nhiều đoạn, lòng sông chỉ còn cách ĐT638B gần 1m

- Lũ: Đây cũng là loại tai biến tự nhiên do mƣa có cƣờng độ lớn gây ra, thƣờng xảy ra ở địa hình vùng núi, diện tích tập trung nƣớc hẹp và khả năng tiêu thoát nƣớc kém. Lũ thƣờng kéo theo sạt lở đất, phá hủy công trình xây dựng cơ bản nhƣ cầu cống, đƣờng xá,.. Vì vậy, lũ đƣợc coi nhƣ là một hiểm họa tự nhiên gây ra xói lở bờ sông rất lớn.

Thông thƣờng, lũ xảy ra khi có một lƣợng mƣa lớn tập trung trong một thời gian ngắn ; trên những dạng địa hình vùng núi, nơi có độ dốc lƣu vực lớn, diện tích chịu lũ hẹp, nơi hội tụ của nhiều sông suối và xảy ra mạnh hơn ở những nơi có lòng dẫn bị cản trở nhiều. Lũ cũng thƣờng xảy ra ở những nơi có bề mặt bị khai thác mạnh và ở những nơi này lũ thƣờng kéo theo những nhiều tai biến khác nhƣ sạt lở, đổ sụp,…

- Lụt : Một dạng khá phổ biến của tai biến tự nhiên, nguyên nhân gây ra là do sự tập trung nƣớc với khối lƣợng rất lớn, phân bố trên diện rộng với thời gian ngập nƣớc lâu. Lụt chính là hậu quả của của sự tích dồn nƣớc từ thƣợng nguồn chảy về nên lụt đôi khi diễn ra không cùng với thời gian mƣa trong khu vực. lụt cũng có thể gây ra do những công trình nhân tác nhƣ xả nƣớc hồ, vỡ đê….

Trong một khu vực, sức tàn phá của lụt không lớn nhƣ lũ nhƣng cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất, hoạt động kinh tế và đời sông của nhân dân. Lụt xảy ra trên diện rộng, thời gian ngâm nƣớc lâu là một tác nhân rất lớn gây ra hiện tƣợng xói lở, sạt lở đất rất lớn.

- Sụt lún đất: Thƣờng xảy ra ở những vùng đất yếu hoặc vùng đất không có sự đồng nhất, biến động về tính chất cơ lí của đất. Nó liên quan trực tiếp đến quá trình co lại về thể tích của đất do sự thay đổi về chế độ ẩm. Quá trình đó thƣờng hay xảy ra ở những vùng có giàu vật liệu sét nhƣ bờ sông, vùng hang hốc có địa hình Karst, vùng có trầm tích hồ đầm.

- Xói ngầm : Hiện tƣợng xói ngầm thƣờng là các mạch đùn, mạch sủi ở ven sông, suối hoặc ven đê nơi có kết cấu đất yếu làm mất cân bằng về lực dễ dẫn đến hiện tƣợng sạt lở hoặc sụp lún mái sông. Nếu quá trình này gia tăng và kéo dài thì sẽ có thể sẽ dẫn đến trƣợt đất.

- Trƣợt lở: Là quá trình dịch chuyển một khối đất lớn về phía sƣờn dốc, mái dốc do ảnh hƣởng của trọng lực, áp lực thủy động, lực địa chấn và đó chính là kết quả của quá trình địa chất.

Nhìn chung, các quá trình trƣợt lở thƣờng chủ yếu xảy ra trên các đá phiến sét, sét kết, bột kết, các đới phá hủy kiến tạo.

- Mƣơng xói : Quá trình này hình thành do dòng nƣớc mƣa chảy từ các sƣờn dốc xuống làm rửa trôi, rửa xói các sản phẩm mềm rời, tạo ra sự phân cắt địa hình ở những khu vực có kết cấu đất yếu nên rất dễ gây ra hiện tƣợng sạt lở đất.

- Lầy hóa: Lầy hóa là hiện tƣợng khoảnh đất trên bề mặt bị dƣ thừa ẩm. Quá trình lầy hóa làm cho các tính chất cơ lí bị biến đổi đặc biệt là sự kháng cắt của đất giảm xuống rõ rệt đối với một số loại đất có tính ƣa nƣớc, trƣơng nở mạnh làm dẫn đến hiện tƣợng sạt lở dễ xảy ra.

Tiểu kết chƣơng 1

- Xói lở bờ sông là một dạng tai biến tự nhiên phức tạp, thƣờng xảy ra tại các thung lũng và triền sông bị xói lở hoặc biến hình lòng dẫn. Diễn biến của xói lở thƣờng phá hoại nhanh, đột ngột và có xu hƣớng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hƣởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cƣ, đặc biệt là các cụm dân cƣ kinh tế lâu năm ở ven sông, ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời dân. Do vậy, tiếp cận nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông, từ đó đề xuất các giải pháp phòng chống là một việc làm hết sức cần thiết.

- Xói lở bờ sông là quá trình đƣợc hình thành do sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó có 5 nhân tố chính gồm biến động hình thái lòng dẫn do thay đổi chế độ thủy văn, xói lở và bồi tụ do năng lƣợng dòng chảy; lũ lụt và diện tích thoát lũ hẹp; xói lở bờ sông do quá trình thoát lũ hẹp và lƣợng cát sỏi mất đi do khai thác cát. Do vậy, việc phân tích nguyên nhân, xu thế xói lở bờ sông cần đƣợc tiếp cận trên 5 tác nhân trên.

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ÂN VÀ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XÓI LỞ BỜ SÔNG KIM SƠN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng xói lở bờ sông kim sơn, huyện hoài ân, tỉnh bình định và đề xuất giải pháp phòng chống (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)