6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
1.2.4. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung của tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, đáng tin cậy của thông tin kế toán, kiểm tra việc tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong đơn vị, kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhân viên kế toán, đặc biệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trƣởng, kiểm tra kết quả công tác kế toán trong mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liên quan trong đơn vị … Tổ chức kiểm tra kế toán đƣợc tiến hành kịp thời đƣợc coi là một nhân tố hay biện pháp giám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặn những gian lận, sai sót trong công tác kế toán đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
Thông tin kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá đƣợc mức độ tuân thủ của chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động quản lý các khoản thu – chi tài chính và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lƣơng, quỹ thƣởng, các quỹ thƣởng của cơ
quan và công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản của đơn vị, đồng thời phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã đƣợc phân cấp. Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra phƣơng hƣớng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút ra kinh nghiệm và nâng cao chất lƣợng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị. Nhiệm vụ của công tác kiểm tra kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
-Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, tính hiệu quả của các hoạt động tài chính, kế toán tại đơn vị của công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao và các hoạt động khác.
-Kiểm tra, kiểm soát và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính của đơn vị đƣợc cung cấp qua báo cáo tài chính và báo cáo khác.
-Kiểm tra sự tuân thủ của cơ chế tài chính, các chế độ chính sách của Nhà nƣớc liên quan đến tình hình chi tiêu NSNN và các quỹ tại đơn vị. Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc chi tiêu NSNN trong việc thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao tại đơn vị.
-Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã đƣợc phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trƣớc đó.
Để thực hiện nhiệm vị trên, tổ chức kiểm tra kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập cần tuân thủ theo các nội dung sau:
-Kiểm tra thực hiện nội dung công tác kế toán: Kiểm tra về chứng từ kế toán, kiểm tra về tài khoản và sổ kế toán, kiểm tra về báo cáo tài chính, kiểm tra việc kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, thực hiện lữu trữ tài liệu kế toán, kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán, kiểm tra thuê làm kế toán, làm thuê kế toán trƣởng của đơn vị.
+ Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong bộ máy xem có phù hợp với nhiệm vụ kế toán của đơn vị, cán bộ kế toán có đảm bảo tiêu chuẩn quy định về yêu cầu công tác của chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán.
+ Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan hệ giữa các tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng trong đơn vị sự nghiệp công lập có chặt chẽ và đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện yêu cầu chính xác, đầy đủ và kịp thời.
+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nói chung và Kế toán trƣởng (hoặc phụ trách kế toán) nói riêng.
-Kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán: Kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn điều kiện cho ngƣời hành nghề kế toán, kiểm tra cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên theo tác giả, công tác kiểm tra kế toán ở các đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Công tác kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực hiện thì nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ, viên chức phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.
-Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán phải đảm bảo tính liên tục, thƣờng xuyên, không đƣợc tạo nên sự gò ép, căng thẳng đối với cán bộ, viên chức trong đơn vị. Cần có biện pháp giáo dục, tuyên truyền để mọi ngƣời có trách nhiệm tham gia công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán.
-Những kết luận của việc tự kiểm tra phải đƣợc nêu rõ ràng, chính xác và chặt chẽ. Mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh. Tùy hình thức kiểm tra để có kết luận kiểm tra phù hợp, có thể kết luận từng phần hoặc toàn bộ công tác tài chính, kế toán của đơn vị.
-Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bảng kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra, bộ phận kiểm tra phải lập báo cáo kiểm tra, nội dung và các phần hành của công việc kiểm tra. Trong các báo cáo phải nêu ra những tồn tại và các kiến nghị sửa chữa, khắc phục.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ chức của một bộ phận quản lý trong đơn vị, mà nó bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng nhƣ các mối liên hệ qua lại tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn của mình. Nhƣ vậy việc tổ chức công tác kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào quá trình thu thập, xử lý thông tin phục vụ ra quyết định đúng đắn, kịp thời và có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả sử dụng nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao của đơn vị sự nghiệp.
Trong chƣơng này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu, từ đó, khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đơn vị sự nghiệp có thu trong các hoạt động kinh tế xã hội. Đây cũng là nền tảng lý luận khi tác giả đi vào phân tích thực trạng cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN PHÙ CÁT,
TỈNH BÌNH ĐỊNH