Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 48)

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là một trong năm tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền trung. Bình Định có vị trí địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong giao lƣu khu vực và quốc tế, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định đƣợc xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nƣớc.

Địa chỉ TTYT huyện Phù Cát, Thị trấn Ngô Mây, Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định

Họ và tên ngƣời đứng đầu: Nguyễn Minh Phụng Mã số thuế: 4100159827

Số điện thoại: (0256) 3 850 206

Huyện Phù Cát là huyện Đồng Bằng với diện tích 680 km nằm giữa trung tâm của tỉnh Bình Định, Bắc giáp huyện Phù Mỹ, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và Tây Sơn, Nam giáp huyện Tuy Phƣớc và An Nhơn, Đông giáp Biển. Phù Cát là một huyện có địa hình đa dạng. Theo thống kê 2018 Huyện Phù Cát có diện tích 679 km, dân số 205.200 ngƣời trong đó nữ 105.600 ngƣời. Mật độ dân số đạt 302 ngƣời/m, các dân tộc trên địa bàn huyện chủ yếu là ngƣời kinh, một số ít ngƣời Ba Na. Huyện Phù Cát có 18 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm thị trấn Ngô Mây và

17 xã Cát Chánh, Cát Hải, Cát Hanh, Cát Hiệp, Cát Hƣng, Cát Khánh, Cát Lâm, Cát Minh, Cát Nhơn, Cát Sơn, Cát Tài, Cát Tân, Cát Thắng, Cát Tiến, Cát Trinh, Cát Tƣờng.

TTYT huyện Phù Cát đã đƣợc thành lập từ những năm trƣớc giải phóng 30/4/1975. Lúc đầu là TTYT nhỏ có khoản 40 giƣờng, sau đó đƣợc xây dựng mới cho đến nay với quy mô 110 giƣờng (giƣờng thực kê 180 giƣờng), các khoa phòng đều hoàn thành và vƣợt kế hoạch chỉ tiêu cấp trên giao.

TTYT huyện Phù Cát đã đầu tƣ xây dựng, nâng cao cơ sở hạ tầng toàn bộ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng nhƣ: Sản, Ngoại, Hồi sức cấp cứu, Khoa Nội, Khoa Nhi, Khoa truyền nhiễm, Khoa chống nhiễm khuẩn, Khoa dƣợc, hành lang nối dài các khoa, phòng… Đến nay, TTYT huyện Phù Cát đã trở nên khang trang và sạch, đẹp.

Thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Ngành y tế huyện đã chủ động và kịp thời tham mƣu với Huyện ủy, UBND huyện và Sở y tế Bình Định có kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động y tế trên toàn địa bàn quản lý.

Đặc biệt, sau khi thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2006 Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì tình hình khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế nói chung, huyện Phù Cát nói riêng bƣớc đầu có nhiều khởi sắc. Các trang thiết bị y tế hiện đại đƣợc đầu tƣ bằng nhiều hình thức trong đó xã hội hóa đã đem lại những kết quả tốt trong công tác khám và chữa bệnh, phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe đƣợc nhân dân tin tƣởng và điều trị, góp phần giảm nhẹ tình hình quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Trong năm qua, số bệnh nhân đến khám, điều trị tại TTYT tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017, tỉ lệ sử dụng giƣờng bệnh tăng trên

130% so với cùng kỳ năm 2017.

TTYT huyện Phù Cát, thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm phòng bệnh và khám chữa bệnh. TTYT luôn đặt mục tiêu phát triển TTYT năm 2016 và hƣớng đến năm 2020 cùng với những thuận lợi và không ít khó khăn, thách thức. Đảng bộ, cán bộ viên chức TTYT tích cực tăng cƣờng và giữ gìn đoàn kết nội bộ, phát huy dân chủ động viên mọi thành phần lao động cống hiến cao nhất năng lực, trí tuệ không ngừng nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động và phân cấp quản lý tài chính

TTYT huyện Phù Cát trên cơ sở nhiệm vụ và để thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, TTYT tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động đơn vị của mình.

TTYT huyện Phù Cát là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực y tế, sản phẩm đầu ra của TTYT liên quan đến sức khỏe và tính mạng của ngƣời dân. Việc nâng cao chất lƣợng trong công tác phòng và khám chữa bệnh là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất mà đơn vị hƣớng tới. Do đó, muốn nâng cao chất lƣợng khám chữa bệnh không những chỉ có đội ngũ bác sĩ, điều dƣỡng chuyên môn giỏi mà bên cạnh đó cần phải có đủ cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị v.v... Vì vậy, vấn đề quản lý tài chính trong TTYT là một trong những chức năng vô cùng quan trọng giúp TTYT hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý

TTYT huyện Phù Cát, có 08 khoa lâm sàng, 04 khoa cận lâm sàng và 4 phòng chức năng, tổng số cán bộ viên chức và nhân viên hợp đồng lao động là 329 ngƣời. Hiện tại TTYT có 02 bác sĩ chuyên khoa cấp II,04 thạc sĩ, 25 bác sĩ, 298 dƣợc sĩ, điều dƣỡng, KTV và cán bộ viên chức. Cán bộ, viên chức có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 25% trong toàn bộ cán bộ, viên chức. Mô hình tổ

chức bộ máy quản lý Bệnh viện đƣợc mô tả qua hình 2.1.

- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc và ba Phó giám đốc (một Phó giám đốc (PGĐ) phụ trách điều trị, một PGĐ phụ trách phòng chống dịch bệnh, một PGĐ phụ trách hậu cần, dƣợc).

+ Giám đốc bệnh viện là ngƣời đứng đầu TTYT, kiêm Bí thƣ Đảng ủy, chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động chuyên môn và hoạt động tài chính của TTYT.

+ Phó giám đốc phụ trách khối điều trị kiêm phó Bí thƣ Đảng ủy và hai Phó giám đốc (một PGĐ phụ trách phòng chống dịch, một PGĐ phụ trách hậu cần): giúp Giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động theo sự phân công và ủy quyền.

- Các phòng ban chức năng gồm 04 phòng chức năng: Phòng Tổ chức hành chính, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Tài chính-Kế toán, phòng Điều dƣỡng.

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy hoạt động của TTYT huyện Phù Cát ( Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, năm 2019) Khoa sản Khoa ngoại Khoa khám bệnh Khoa Y học cổtruyền Đội BVBMTE 19 Trạm y tế xã/ TT Phòng chức năng Khoa nội Khoa Nhi Khoa hồi sức cấp cứu Kế hoạch Tổng hợp Xét nghiệm x quang

Khoa truyền nhiễm Khoa Dƣợc

Dinh dƣỡng

Khoa Cận Lâm sàng Khoa Lâm sàng

Tổ chức Cán bộ

Điều dƣỡng

Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn

khuẩn

Đội Y tế dự Đội BVBMTE

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc về kế hoạch hoạt động của các khoa phòng; tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Quy chế chuyên môn TTYT.

+ Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc TTYT và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về thực hiện công tác cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của TTYT.

+ Phòng Tài chính kế toán: Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc TTYT và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của TTYT.

+ Phòng Điều dƣỡng: Là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc.

2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Y tế huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định Cát, tỉnh Bình Định

2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Theo quy định của luật kế toán năm 2015 – Điều 49 “Đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí ngƣời làm kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán”[24]

Bộ máy kế toán tại TTYT huyện Phù Cát đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung, các nhân viên kế toán tại đơn vị đƣợc tổ chức thành các bộ phận kế toán phần hành. Mỗi bộ phận kế toán sẽ phụ trách riêng từng phần hành kế toán riêng, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp số liệu của các bộ phận kế toán phần hành gửi lên để lập báo cáo tài chính.

Hình: 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán TTYT huyện Phù Cát

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán bệnh viện, năm 2019) Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng và quyết định sử dụng thành công của tổ chức kế toán ở đơn vị. Thực tế hiện nay TTYT huyện Phù Cát là mô hình tổ chức công tác kế toán tập trung bởi đây là mô hình kế toán tập trung phù hợp với các đặc điểm hoạt động của đơn vị đặc biệt là hoạt động quản lý tài chính và sử dụng kinh phí TTYT đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu thông tin kế toán đƣợc thu thập và xử lý số nhanh chóng, thích hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin và sự lãnh đạo tập trung của kế toán trƣởng.

Kế toán trƣởng – ngƣời phụ trách chính đối với công tác kế toán trong đơn vị là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc và cơ quan tài chính cấp trên về toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của TTYT, điều hành công tác của phòng TCKT, bố trí nhân lực, xây dựng các định mức chi tiêu của TTYT, quản lý các khoản thu, thực hiện công tác kế toán và báo cáo kế toán, bảo

KẾ TOÁN TRƢỞNG PHÓ TRƢỞNG PHÕNG KIÊM KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN BHYT KẾ TOÁN THANH TOÁN THỦ QUỸ KẾ TOÁN VẬT TƢ KẾ TOÁN TSCĐ KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG KẾ TOÁN VIỆN PHÍ

quản, lữu giữ chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định, phân tích hoạt động kinh tế, giám sát hoạt động tài chính của TTYT.

Phòng Tài chính – Kế toán dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của trƣởng phòng, chịu trách nhiệm xây dựng dự toán thu – chi, hạch toán kế toán và quản lý các khoản thu, chi, giá trị vật tƣ, tài sản của bệnh viện, thực hành công tác kế toán, lƣu giữ chứng từ và sổ sách kế toán, lập báo cáo quyết toán đúng quy định.

Bộ máy kế toán trong đơn vị ngoài việc ghi chép thu thập xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính còn phải thực hiện các chức năng của quản lý tài chính nhƣ: Xây dựng các dự toán thu của TTYT căn cứ vào việc xác định khả năng thu, xây dựng dự toán chi theo đúng định mức, mục lục ngân sách, lập dự toán kinh phí, theo dõi việc thực hiện dự toán thu chi TTYT, lập báo cáo kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành của TTYT, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát đánh giá việc thu hút quản lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản của đơn vị, từ đó đề xuất các định hƣớng phƣơng pháp thu hút và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.

2.2.2 Tổ chức xử lý thông tin theo quy trình kế toán

Tổ chức xử lý thông tin theo quy trình kế toán tại đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm các bƣớc công việc: Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán.

2.2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

TTYT huyện Phù Cát áp dụng Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, ban hành theo Thông tƣ 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính.

. Về tổ chức vận dụng mẫu chứng từ

toán đƣợc thực hiện linh hoạt hơn. Trong đó, chứng từ kế toán đƣợc phân loại và quy định cụ thể thành 2 loại: chứng từ thuộc loại bắt buộc và chứng từ đƣợc tự thiết kế.

- Đối với chứng từ thuộc loại bắt buộc: Đơn vị sử dụng thống nhất mẫu chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc quy định trong Thông tƣ bao gồm 4 loại sau: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng, Biên lai thu tiền.

Ngoài ra, theo quy định của cơ quan Bảo hiểm xã hội áp dụng các mẫu chứng từ nhƣ: Bảng kê thanh toán chi phí khám chữa bệnh, ..

- Đối với chứng từ đƣợc tự thiết kế: Ngoài 4 loại chứng từ kế toán bắt buộc kể trên và chứng từ bắt buộc quy định tại các văn bản khác, đơn vị tự thiết kế mẫu chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhƣ: Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đi đƣờng…

Danh mục chứng từ kế toán áp dụng theo phụ lục 3.

Nhƣ vậy hệ thống chứng từ kế toán tại TTYT huyện Phù Cát đƣợc tổ chức khá chặt chẽ, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ. Chứng từ đƣợc đánh số liên tục, việc ghi chép chứng từ ban đầu của TTYT cơ bản đã đƣợc thực hiện theo đúng quy trình, đảm bảo phân công hợp lý theo từng chỉ tiêu của hệ thống chứng từ kế toán.

. Về tổ chức, luân chuyển chứng từ

Thực tế ở TTYT, khi có các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thì phòng kế toán đơn vị phải tổ chức kiểm tra các điều kiện để hạch toán ban đầu đầy đủ ở tất cả các bộ phận và đây là công việc khởi đầu của quy trình kế toán. Tùy thuộc vào loại nghiệp vụ thực hiện, loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số lƣợng nghiệp vụ để kế toán sử dụng các loại chứng từ kế toán phù hợp.

Kết quả khảo sát cho thấy đơn vị sử dụng các chứng từ quy định tại Thông tƣ số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp. Quá trình lập, phân loại, kiểm tra chứng từ tại đơn

vị đều đảm bảo tuân thủ quy trình luân chuyển chứng từ qua 4 bƣớc nhƣ hình 2.2 dƣới đây:

Hình 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ ở TTYT huyện Phù Cát

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)

Bước 1: Lập, tiếp nhận chứng từ kế toán

Căn cứ vào chứng từ nguồn phát sinh của giao dịch, kế toán tiến hành tiếp nhận chứng từ kế toán, mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính liên quan đến hoạt động của đơn vị đều đƣợc lập chứng từ kế toán về cơ bản theo đúng quy định của Nhà nƣớc. Tất cả các chứng từ kế toán đều tập trung ở Phòng Tài chính kế toán của đơn vị. Nhìn chung, nội dung các chứng từ kế toán đƣợc lập đều rõ ràng, đúng với từng nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Trên các chứng từ kế toán đều ghi rõ trách nhiệm từng ngƣời có liên quan đến chứng từ nhƣ ngƣời lập, ngƣời quản lý trực tiếp, chủ tài khoản,... đảm bảo thực hiện ghi đầy đủ các yếu tố của chứng từ, đảm bảo chứng từ có tính pháp lý cao và đúng chế độ kế toán hiện hành và là căn cứ để tiến hành các phần hành kế toán hoặc khai báo và nhập dữ liệu vào máy tính theo yêu cầu của phần mềm kế toán áp dụng.

Ngoài ra, kết quả khảo sát cũng cho thấy TTYT huyện Phù Cát đều sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán, do đó phần lớn các mẫu chứng từ có sẵn trên máy tính nhƣ Giấy rút dự toán ngân sách, Bảng thanh toán tiền lƣơng, Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, Báo cáo chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)