Tổ chức kiểm tra kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 42 - 45)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Tổ chức kiểm tra kế toán

Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13 (Điều 3): "Kiểm tra kế toán là việc xem xét, đánh giá tuân thủ pháp luật về kế toán, sự trung thực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán".

Theo Thông tư 70/2019/TT-BTC, công tác kiểm tra tài chính - kế toán xã bao gồm kiểm tra từ bên ngoài và tự kiểm tra.

tra tài chính - kế toán của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và không quá một lần kiểm tra cùng một nội dung trong một năm. Chịu sự giám sát của HĐND xã về việc chấp hành Luật Ngân sách nhà nước, chính sách, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước và Nghị quyết của HĐND xã về các lĩnh vực ngân sách và các hoạt động tài chính khác ở xã.

Nội dung kiểm tra tài chính - kế toán là kiểm tra thu, chi ngân sách và tài chính khác của xã, kiểm tra việc ghi chép trên chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách. Kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán và thực hiện các tiêu chuẩn, định mức và kỷ luật tài chính trong quá trình chấp hành ngân sách; Các nội dung kiểm tra kế toán phải được xác định trong quyết định kiểm tra.

Chủ tịch xã, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán phải chấp hành lệnh kiểm tra tài chính - kế toán của các cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm cung cấp đầy đủ số liệu, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của đoàn kiểm tra. Kết thúc kiểm tra tài chính kế toán, đoàn kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra tài chính kế toán có chữ ký của đoàn kiểm tra, của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán và Chủ tịch UBND xã. Biên bản kiểm tra tài chính kế toán được giao cho UBND xã 1 bản.

- Tự kiểm tra tài chính – kế toán: Các xã được tự kiểm tra tài chính – kế toán một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống, toàn diện tình hình tài chính, ngân sách ngay trong khi thực hiện công việc kế toán của từng kỳ kế toán nhằm đảm bảo công tác kế toán được thực hiện đúng theo chế độ tài chính – kế toán ngay từ đầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp. Tác giả đã tìm hiểu về tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán, tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức kiểm tra kế toán đối với chế độ kế toán xã và tài chính xã. Đây sẽ là cơ sở lý luận để tác giả tìm hiểu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh tỉnh Bình Định ở Chương 2. Qua đó thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế trong công tác tổ chức kế toán tại các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh. Từ đó đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán tại các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh trong Chương 3.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN VĨNH THẠNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)