Cơ cấu các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 50 - 59)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Cơ cấu các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh

Huyện Vĩnh Thạnh gồm có 09 đơn vị hành chính gồm: 08 xã và 01 thị trấn (xã Vĩnh Hảo, xã Vĩnh Kim, xã Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Thịnh, xã Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hiệp, xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Quang và thị trấn Vĩnh Thạnh). Cơ cấu UBND các xã, thị trấn được thể hiện qua Sơ đồ 1.5

Sơ đồ 1.5: Tổ chức hành chính của UBND xã, thị trấn

(Nguồn: Tác giả)

*Nhiệm vụ của từng chức danh:

Nhiệm vụ của Bí thư, Phó Bí thư, Thường trực Đảng uỷ:

- Nắm vững Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết và chỉ thị của cấp trên và chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ, Chi bộ cấp mình; nắm vững nhiệm vụ trọng tâm, giải quyết có hiệu quả công việc đột xuất; nắm chắc và sát tình

hình Đảng bộ, tổ chức đảng trực thuộc và nhân dân trên địa bàn; chịu trách nhiệm chủ yếu về các mặt công tác của Đảng bộ.

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp uỷ cấp trên, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ.

Nhiệm vụ của Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

Chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình. Cùng tập thể Ban Thường trực (Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc), Ban Thường vụ (4 tổ chức đoàn thể) xây dựng chương trình kế hoạch công tác; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể ở thôn, làng, ấp, khu phố.

Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gịa thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra.

Bám sát hoạt động các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với cấp uỷ cùng cấp và các tổ chức đoàn thể cấp trên về hoạt động của tổ chức.

Nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân xã;thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp

trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ theo khối công việc (khối kinh tế - tài chính, khối văn hóa - xã hội ...) của Uỷ ban nhân dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phân công và những công việc do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân uỷ nhiệm khi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đi vắng.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

Nhiệm vụ của công chức là Trưởng Công an xã

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự

Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của công chức Tài chính

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền

phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã.

Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của công chức Tư pháp- hộ tịch

Là thành viên Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Thực hiện nhiệm vụ quản lý và đăng ký hộ tịch phường;

Quản lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp, phối hợp với trung tâm lưu trữ lý lịch tư pháp Quốc gia- Sở tư pháp đưa vào lưu trữ lý lịch tư pháp.

Nhiệm vụ của công chức Giao thông nông thôn

Tham mưu cho UBND phường quản lý công tác xây dựng giám sát về kỹ thuật trong việc xây dựng các công trình phúc lợi ở địa phương.

Giúp UBND phường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch làm đường GTNT, duy tu sữa chữa đường GTNT hàng năm theo phân cấp quản lý.

Giúp UBND trong việc vận động để xã hội hóa các nguồn lực nhằm vận động và phát triển hệ thống đường GTNT trong phường.

Báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho UBND phường, thị xã.

Nhiệm vụ của công chức Địa chính

Lập sổ địa chính đối với chủ sử dụng đất hợp pháp, lập sổ mục kê toàn bộ đất của phường.

Giúp UBND phường hướng dẫn thủ tục, thẩm tra để xác nhận việc tổ chức, hộ gia đình thực hiện các quyền công dân liên quan tới đất trên địa bàn phường theo qui định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục thì có trách nhiệm chỉnh lý sự biến động đất đai trên sổ và bản đồ địa chính đã được phê duyệt, quản lý các vấn đề liên quan đến đất đai trên địa bàn phường. Và phối hợp với cơ quan chủ quản cấp trên trong việc quản lý và thực hiện các báo

cáo liên quan.

Nhiệm vụ của công chức lao động – thương binh xã hội

Cán bộ phụ trách lao động-thương binh xã hội chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diện của UBND xã, thị trấn, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Phòng Lao động- Thương binh xã hội (LĐ-TBXH) huyện. Nhiệm vụ cụ thể:

Tham mưu cho UBND hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định các quy trình về thủ tục xác nhận người có công, giải quyết hồ sơ chính sách tồn động, các văn bản hướng dẫn khác về thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, thực hiện các định mức, tiêu chuẩn chế độ ưu đãi đối với người có công; xây dựng phong trào chăm sóc thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công cách mạng ở địa phương như xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa, trao tặng sổ tiết kiệm, bình chọn người công dân kiểu mẫu và gia đình cách mạng gương mẫu, chăm lo cho đối tượng là người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu không còn thân nhân chăm sóc, các nạn nhân ảnh hưởng chất độc hóa học, giúp đỡ khắc phục thiên tai hỏa hoạn, khó khăn đột xuất xảy ra trên địa bàn.

Cán bộ môi trường

Tham mưu cho UBND xã, thị trấn trong việc chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn, khu dân cư thuộc phạm vi quản lý của phường; tổ chức vận động nhân dân xây dựng nội dung bảo vệ môi trường trong quy ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn việc đưa tiêu chí về bảo vệ môi trường vào trong việc đánh giá khu phố và gia đình văn hóa hàng năm;

Nhiệm vụ của cán bộ Đài truyền thanh

Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể của phường thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,

tình hình kinh tế chính trị ở địa phương; kịp thời tuyên truyền biểu dương các gương điển hình trong lao động học tập, xây dựng đời sống văn hóa.

Trực tiếp quản lý bảo quản và vận hành thông suốt hệ thống loa đài hiện có, duy tu sữa chữa kịp thời để phục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền.

Nhiệm vụ của công chức văn hoá-xã hội

Giúp UBND trong việc tổ chức, theo dõi các hoạt động thể dục thể thao văn hoá, văn nghệ quần chúng các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, khu nhà trọ văn hóa, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy với hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương.

Tham mưu UBND xã, thị trấn tổ chức thực hiện phong trào đời sống văn hóa, khu phố văn hóa trên địa bàn xã.

Tham mưu cho UBND xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực thông tin liên lạc, văn hóa, thể dục thể thao.

Về nhiệm vụ UBND xã, thị trấn:

Chính quyền địa phương ở xã, thị trấn

Chính quyền địa phương ở xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân phường và Ủy ban nhân dân phường.

Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã, thị trấn

Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn phường.

Quyết định những vấn đề của phường trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền.

Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương ở quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở phường.

Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

Ủy ban nhân dân xã, thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

Xây dựng dự toán ngân sách, trình Hội đồng nhân dân xã, thị trấn quyết định, thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn.

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền.

2.1.3. Cơ sở pháp lý của việc tổ chức công tác kế toán ngân sách xã ở Việt Nam

a. Luật ngân sách nhà nước

Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015, có hiệu lực từ năm ngân sách 2017. Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng đổi mới cơ chế quản lý ngân sách, đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản sau:

- Phù hợp và cụ thể hóa những sửa đổi bổ sung có liên quan trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ.

- Quản lý tập trung thống nhất NSNN, bảo đảm quyền quyết định của Quốc hội và sự điều hành thống nhất của Chính phủ đối với NSNN; đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; đồng thời, tăng cường phân cấp quản lý, tạo thế chủ động gắn với tăng cường trách nhiệm cho chính quyền địa phương;

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương với ngân sách địa phương theo hướng tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương và thúc đẩy địa phương phấn đấu để chủ động cân đối ngân sách. Tăng cường tính chủ động, gắn với trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị trong quản lý ngân sách và tài sản nhà nước; gắn trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách với trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của bộ, ngành, địa phương, đơn vị;

- Thực hiện cải cách hành chính trong việc lập, thực hiện và quyết toán ngân sách. Thực hiện công khai, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý NSNN. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi NSNN qua các quy định về tăng cường trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán gắn với xử lý vi phạm.

Luật NSNN số 83/2015/QH13 quy định chính quyền xã thực hiện hạch toán các khoản thu, chi NSNN và đây là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo tiền đề cho quá trình đổi mới, hội nhập và hoàn thiện các chế độ kế toán trong lĩnh vực nhà nước hiện nay và trong tương lai.

b. Luật Kế toán

Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 là một bước tiến lớn trong toàn bộ quá trình cải cách kế toán. Luật Kế toán đưa ra những nguyên tắc cơ bản về kế toán và kết hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật đề cập đến những vấn đề như xác định vai trò của quản lý kế toán, những nguyên tắc cơ bản chuẩn bị báo cáo tài chính phù hợp với hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn kế toán chuyên nghiệp và phù hợp với thông lệ Quốc tế.

Nhìn chung Luật Kế toán bao trùng tất cả các đối tượng kế toán nói chung, trong đó đối tượng kế toán thuộc lĩnh vực NSNN được đề cập như: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí NSNN và

kể cả các đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng NSNN,…; các hoạt động chính của ngành kế toán phù hợp với xu hướng phát triển các quy định kế toán của các nước tiên tiến khác và nhất là hoạt động thu, chi ngân sách cũng được đưa vào luật lần này.

Có thể nói Luật Kế toán ban hành trở thành một cơ sở pháp lý quan trọng chi phối đến kế toán trong lĩnh vực công và tạo điều kiện cho quá trình hoàn thiện các chế độ kế toán trong lĩnh vực công.

c. Chế độ kế toán ngân sách xã

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ngày càng nhanh, khối lượng công việc kế toán ngân sách – tài chính xã ngày càng tăng và các khoản thu, chi phát sinh ngày càng nhiều. Đặc biệt, từ Luật NSNN ra đời thì xã là một cấp ngân sách, hệ thống pháp luật ngày càng được hoàn thiện nên yêu cầu bắt buộc sử dụng chế độ kế toán áp dụng cho xã là một yêu cầu thiết thực và phải thực hiện; lúc đầu thì kế toán xã chỉ hạch toán đơn nhưng sau này phải hạch toán kép như các chế độ kế toán khác và phát triển cho đến ngày nay.

Chế độ kế toán – tài chính xã hiện nay thực hiện theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành “Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã” và Thông tư 146/2011/TT-BTC ngày 26/10/2011 về việc “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã ban hành kèm theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005” của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)