Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 60 - 69)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Kết quả khảo sát

2.2.2.1. Thông tin chung về đơn vị và cá nhân được khảo sát

* Thông tin chung về đơn vị

- Chế độ kế toán: 9/9 xã, thị trấn áp dụng Chế độ kế toán ngân sách xã theo Quyết định 94/2005/QĐ-BTC và Thông tư 146/2011/TT-BTC.

- Hình thức sổ kế toán: 9/9 xã, thị trấn áp dụng Kế toán trên máy vi tính - Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: 9/9 xã, thị trấn vận dụng mô hình tập trung.

Vĩnh Thạnh đều áp dụng chế độ kế toán theo quy định, đã áp dụng phần mềm để phục vụ cho công tác kế toán xã. Với quy mô nhỏ, việc áp dụng mô hình kế toán tập trung là hợp lý.

* Thông tin chung về cá nhân khảo sát

- Về giới tính: 3 nam (tỷ lệ 33,3%), 6 nữ (tỷ lệ 66,7%).

Với đặc điểm và yêu cầu của nghề kế toán, đa số người làm nghề kế toán là nữ, nên tỷ lệ kế toán nam, nữ tại các xã, thị trấn huyện Vĩnh Thạnh cũng là điều hợp lý.

- Về độ tuổi: 9/9 người có độ tuổi trên 25. Kế toán xã thường có tính chất ổn định nên 9 người khảo sát đều trên 25 là phù hợp.

- Về chuyên môn: 9/9 người có trình độ từ đại học trở lên. Điều này cho thấy các kế toán tại các UBND xã, thị trấn luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn và điều này cũng cho thấy lãnh đạo đơn vị cũng tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập, nâng cao trình độ.

2.2.2.2. Tổ chức chứng từ kế toán

Kết quả khảo sát về tổ chức chứng từ được thể hiện qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về Tổ chức chứng từ kế toán

Chỉ tiêu

Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

SL % SL % SL % SL % SL %

1 Đơn vị có quy định về trình tự luân chuyển từng loại chứng từ

8 88,9 1 11,1

2 Chứng từ tại đơn vị có được kiểm tra bởi kế toán phụ trách phần hành và kế toán trưởng

3 Đơn vị có ghi đầy đủ nội dung trên các mẫu chứng từ bắt buộc 9 100 4 Đơn vị có sử dụng đúng mẫu chứng từ hướng dẫn 6 66,7 3 33,3 5 Các chứng từ phát sinh của đơn vị phải tuân thủ định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước, đảm bảm tính hợp lý, hợp pháp

3 33,3 6 66,7

6 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được phản ánh đầy đủ, kịp thời trên chứng từ

4 44,4 5 55,6

7 Việc lưu trữ chứng từ có tuân theo quy định chung của pháp luật

4 44,4 5 55,6

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Với kết quả trên cho thấy việc tổ chức chứng từ kế toán tại các UBND xã, thị trấn trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh đều ở mức tốt trở lên. Các kế toán tại đơn vị đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về chế độ chứng từ từ việc sử dụng mẫu chứng từ, đến việc ghi chép, kiểm tra, luận chuyển đến lưu trữ chứng từ. Đối với mẫu chứng từ bắt buộc có 77,8% đồng ý với mức độ rất tốt, điều này cho thấy các đơn vị rất nghiêm túc thực hiện theo những quy định bắt buộc của Chế độ kế toán.

2.2.2.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán

Về việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định đối với kế toán tại các UBND xã có kết quả khảo sát như Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán Chỉ tiêu Mức độ quan trọng 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL %

8 Số lượng và kết cấu tài khoản như hiện tại có đảm bảo cho công việc của anh/chị

4 5

1 11,1 7 77,8 1 11,1

9 Công việc hạch toán trên phần mềm kế toán của đơn vị có gặp khó khăn

3 33,3 2 22,3 4 44,5

1 0

Hệ thống tài khoản kế toán hiện tại đảm bảo tính khoa học và có tính thực tiễn

1 11,1 3 33,3 5 55,6

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Kết quả khảo sát về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán cho thấy số lượng và kết cấu tài khoản đảm bảo cho việc hạch toán kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên, việc hạnh toán trên phần mềm kế toán có gây khó khăn cho công tác kế toán tại đơn vị (có 33,3% ở mức độ không tốt). Do đó, kế toán huyện Vĩnh Thạnh cần thường xuyên hướng dẫn, tập huấn cho đội ngũ kế toán tại các xã để nâng cao khả năng sử dụng phần mềm kế toán xã tốt hơn, đem lại tiện ích cho người sử dụng. Đối với tính khoa học và thực tiễn của hệ thống tài khoản kế toán, có 55,6% cho kết quả tốt, 33,3% cho kết quả trung bình và 11,1% cho kết quả không tốt. Điều này cho thấy vẫn còn một số bất cập trong thực tiễn áp dụng của một số tài khoản kế toán.

2.2.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán

Kết quả khảo sát về tổ chức hệ thống sổ kế toán tại các UBND xã, thị trấn huyện Vĩnh Thạnh như Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát về Tổ chức hệ thống sổ kế toán Chỉ tiêu Mức độ quan trọng 1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % 11 Hệ thống sổ kế toán cần

được mở đầy đủ theo hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng

5 55,6 4 44,4

12 Hệ thống sổ kế toán chi tiết của đơn vị đã được mở đầy đủ theo quy định

7 77,8 2 22,2

13 Công việc đối chiếu với kế toán có được diễn ra thường xuyên

8 88,9 1 11,1

14 Hệ thống sổ kế toán đơn vị đang sử dụng có đáp ứng được yêu cầu thông tin báo cáo và phục vụ công tác quản lý

8 88,9 1 11,1

15 Việc lưu trữ sổ kế toán có được tuân thủ theo quy định chung

6 66,7 3 33,3

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Việc tổ chức hệ thống sổ sách kế toán tại các đơn vị khảo sát cho thấy tất cả các đơn vị đều mở đầy đủ sổ sách theo quy định, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu sổ sách để phát hiện và xử lý kịp thời các sai sót. Sổ sách được in ra từ phần mềm được bảo quản, lưu trữ theo đúng quy định.

Kết quả khảo sát về tổ chức báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán tại các UBND xã, thị trấn huyện Vĩnh Thạnh như Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về Tổ chức báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách

Chỉ tiêu

Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % 16 Nội dung của Báo

cáo đã đáp ứng đủ theo quy định của pháp luật

7 77,8 2 22,2

17 Nội dung của Báo cáo phù hợp với chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã

8 88,9 1 11,1

18 Báo cáo được gửi cho cơ quan cấp trên có được tuân theo đúng quy định về thời gian

2 22,2 4 44,5 3 33,3

19 Thông tin trên Báo cáo phải đáng tin cậy (trung thực, khách quan, nội dung hơn hình thức)

5 55,6 4 44,4

20 Báo cáo có phản ánh

tình hình tài chính của đơn vị

21 Báo cáo có phản ánh đầy đủ thông tin về tình hình tài sản của đơn vị

1 11,1 1 11,1 5 55,6 2 22,2

22 Báo cáo có phản ánh đầy đủ thông tin để đánh giá kết quả hoạt của đơn vị

1 11,1 6 66,7 2 22,2

23 Báo cáo có phản ánh đầy đủ thông tin về tình hình tiếp nhận và sử dụng nguồn kinh phí của NSNN

6 66,7 3 33,3

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán được lập và nộp theo đúng quy định. Tuy nhiên, xét về tính đầy đủ của thông tin về tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị chưa có báo cáo nào thể hiện được sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. Mặt khác đối với kết quả hoạt động của đơn vị cũng chưa có báo cáo nào thể hiện tổng kết quả hoạt động của đơn vị. Các báo cáo chủ yếu tập trung phản ảnh tổng thu và tổng chi ngân sách mà thôi. Kết quả khảo sát có 11,1% cho rằng việc phản ánh đầy đủ thông tin về tài sản và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị chưa tốt.

2.2.2.6. Tổ chức bộ máy kế toán

Đối với việc tổ chức bộ máy kế toán tại các UBND xã, thị trấn huyện Vĩnh Thạnh có kết quả như Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về Tổ chức bộ máy kế toán

Chỉ tiêu

Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5 SL % SL % SL % SL % SL % 24 Nhiệm vụ của nhân

viên kế toán có được phân công rõ ràng

5 55,6 4 44,4

25 Việc phân công nhiệm vụ của kế toán có tuân theo nguyên tắc bất kiệm nhiệm

3 33,3 5 55,6 1 11,1

26 Nhân viên có được tạo điều kiện để học tập và nâng cao trình độ

3 33,3 4 44,5 2 22,2

27 Đơn vị có xây dựng quy chế hoạt động cho bộ máy kế toán

4 44,5 3 33,3 2 22,2

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Kết quả khảo sát về tổ chức bộ máy kế toán cho thấy có sự phân công nhiệm vụ của nhân viên kế toán một cách rõ ràng. Tuy nhiên do quy định số lượng kế toán xã không quá 2 người nên việc bất kiêm nhiệm trong trong phân công nhiệm vụ một số xã không được đảm bảo (xã Vĩnh Thuận chỉ có 1 kế toán). Nhân viên kế toán có trình độ cao sẽ góp phần nâng cao độ chính xác, mức tin cậy của các báo cáo kế toán. Có 66,7% người khảo sát đánh giá ở mức độ tốt và rất tốt, 33,3% ở mức trung bình. Các nhân viên kế toán được lãnh đạo xã tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ nhưng là huyện miền núi,

các xã cách xa thị trấn Vĩnh Thạnh nên việc đi lại khó khăn, việc đi học thường do người học tự túc trong khi mức lương ở xã tương đối thấp nên cũng ảnh hưởng phần nào đến việc đi học của kế toán.

2.2.2.7. Tổ chức kiểm tra kế toán

Đối với việc tổ chức kiểm tra kế toán tại các UBND xã, thị trấn huyện Vĩnh Thạnh có kết quả như Bảng 2.6.

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về Tổ chức kiểm tra kế toán

Chỉ tiêu

Mức độ quan trọng

1 2 3 4 5

SL % SL % SL % SL % SL %

28 Công tác kiểm tra kế toán nội bộ có được thực hiện một cách thường xuyên có hệ thống

7 77,8 2 22,2

29 Công tác kiểm tra kế toán tại đơn vị có mang lại hiệu quả, giúp cải thiện nhiều trong công tác kế toán

8 88,9 1 11,1

30 Hàng năm cơ quan tài chính, cơ quan chủ quản có tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế toán của đơn vị

4 44,4 5 55,6

(Nguồn: Tác giả khảo sát)

Qua khảo sát cho thấy công tác kiểm tra kế toán tại các UBND xã, thị trấn huyện Vĩnh Thạnh rất được quan tâm. 100% kết quả khảo sát đều đánh giá ở mức tốt đến rất tốt đối với công tác kiểm tra kế toán. Thông qua phỏng vấn trực tiếp, các đối tượng khảo sát đều trả lời công tác kiểm tra kế toán nội

bộ được thực hiện một cách thường xuyên hàng quý, 6 tháng, năm trước khi Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện về kiểm tra, thẩm tra quyết toán của đơn vị. Việc kiểm tra này cũng đã giúp đơn vị tự phát hiện ra những thiếu sót để bổ sung để các báo cáo kế toán được chính xác hơn. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Vĩnh Thạnh thường xuyên kiểm tra công tác kế toán tại các UBND xã, thị trấn theo định kỳ hàng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)