Phương pháp LEEP đã được sử dụng từ hàng chục năm nay tại nhiều trung tâm phụ khoa trên thế giới và được chứng minh là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong điều trị tổn thương tiền ung thư CTC. Theo nghiên cứu của Ziyauddin Farah (2012) tại Ấn Độ: trong số 80 bệnh nhân có tổn thương CIN được chia thành 2 nhóm: 39 bệnh nhân (có LSIL trên tế bào học và tổn thương nhỏ phát hiện qua soi CTC) được điều trị bằng phương pháp áp lạnh và 41 bệnh nhân (có HSIL trên tế bào học hoặc LSIL nhưng tổn thương lớn phát hiện qua soi CTC) được điều trị LEEP. Qua thời gian theo dõi 6 tháng và 1 năm, tác giả đưa ra tỷ lệ chữa khỏi của phương pháp áp lạnh là 88,2% so với phương pháp LEEP là 94,4% [3]. Theo nghiên cứu của SuthiSangkarat (2014) trên 407 bệnh nhân có tổn thương CIN được điều trị bằng phương pháp LEEP trong khoảng thời gian 1995 – 2000 tại Thái Lan chỉ có 15 trường hợp (3,68%) có biến chứng liên quan đến phẫu thuật, trong đó có 9 trường hợp chảy máu và 7 trường hợp nhiễm trùng. Trong số 248/407 bệnhnhân chỉ được điều trị với phương pháp LEEP đơn thuần (không can thiệp gì thêm), chỉ có 7 trường hợp tái phát sau khoảng thời gian trung vị 16 tháng (khoảng thời gian6 – 93 tháng); tỷ lệ sống không bệnh 5 năm (5 years disease– free survival) và 10 năm (10 years disease – free survival) ước tính lên tới 99,9%. Thậm chí, có 12 người bệnh có
thai bình thường và đẻ đủ tháng sau điều trị LEEP. Tác giả cũng cho rằng, LEEP là phương pháp mang lại hiệu quả tốt cả về phẫu thuật, ung thư và sản khoa. Theo một nghiên cứu đa trung tâm tại Italia (2015), 684 phụ nữ tổn thương CTC từ CIN 2 trở lên được điều trị LEEP trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2009 và theo dõi định kỳ mỗi 6 tháng đến tháng 6/2014. Tỷ lệ tái phát (CIN 2 trở lên) hoặcloạn sản nội BM vảy âm đạo (VAIN 2 trở lên) là 8,8%. Nghiên cứu cũng chỉ ra những yếu tố tiên lượng khả năng tái phát, đó là: loại VCT, mức độ nặng của CIN, tình trạng tổn thương tại rìa vết cắt và kết quả xét nghiệm HPV DNA nguy cơ cao tại thời điểm 6 – 12 tháng sau điều trị [13]. Tại khoa Phụ ung thư, bệnh viện Phụ sản Trung ương, điều trị tổn thương tiền UTCTC bằng phương pháp LEEP được triển khai trong khoảng 10 năm trở lại đây,mang lại kết quả khả quan. Tuy nhiên, chưa có nhiều đề tài thực hiện tại bệnh việnnói riêng cũng như trong nước nói chung tổng kết về kết quả điều trị và công tác chăm sóc người bệnh cắt LEEP.