Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng giải pháp này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức của điều dưỡng trong kỹ thuật chăm sóc người bệnh cắt leep điều trị nội trú tại khoa phụ ung thư – bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 49 - 59)

Giải pháp đề xuất việc xây dựng quy trình điều dưỡng phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật LEEP trên đây có thuận lợi và khó khăn khi áp dụng để giải quyết vấn đề hiện nay tại đơn vị Khoa Phụ Ung thư như sau:

3.2.2.1. Thuận lợi:

- Ban giám đốc Bệnh viện luôn quan tâm và tạo điều kiện để Khoa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

- Lãnh đạo Khoa cũng đang hoàn thiện quy trình kỹ thuật LEEP nên việc xây dựng quy trình chăm sóc cho điều dưỡng như vậy cũng thuận lợi.

- Đội ngũ cán bộ điều dưỡng có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm công tác nhiều năm nên cũng đóng góp nhiều ý kiến hữu ích trong việc xây dựng và thực hiện quy trình này.

3.2.2.2. Khó khăn

- Quy trình kỹ thuật điều dưỡng như vậy để được thông qua và ban hành chính thức còn mất nhiều thời gian qua nhiều giai đoạn.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về đề tài: “Kiến thức của ĐD/HS về chăm sóc người bệnh cắt LEEP điều trị nội trú tại Khoa Phụ Ung thư – Bệnh viện Phụ sản trung ương” cho kết quả: Việc khai thác thông tin tiền sử người bệnh, 93% ĐD/HS đều khai thác tiền sử về bệnh tật, tình trạng mang thai, 87% có hỏi về chu kỳ kinh và kinh cuối cùng của người bệnh. Tuy nhiên việc hỏi người bệnh có mang dụng cụ cấy ghép hay máy tạo nhịp trong cơ thể có 11/15 và 8/15 ĐD/HS không hỏi, chiếm tỉ lệ 73,3% và 53,3%. Còn lại 100% các phiếu đều khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh.

Tất cả ĐD/HS Khoa Phụ Ung thư đều thực hiện đầy đủ những việc cần chuẩn bị cho người bệnh trước khi làm thủ thuật.

Có 87% người đã chọn đúng các phương tiện, dụng cụ, hoá chất cần sử dụng khi làm LEEP.

Có 93% ĐD/HS tham gia nghiên cứu trả lời được biến chứng sớm của thủ thuật LEEP là đau, chảy máu, bí tiểu. Chỉ có 1 ĐD/HS chọn biến chứng sớm là nhiễm khuẩn, chiếm tỉ lệ 6,67%.

100% đối tượng nghiên cứu đều biết biến chứng đau sau cắt LEEP mà người bệnh gặp phải là do chèn nhiều mèche. Và họ cũng biết cách xử trí biến chứng này.

Có 14/15 ĐD/HS hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện cần chú ý rút mèche âm đạo (nếu có) sau 24h, theo dõi tình trạng chảy máu, sốt, kiêng giao hợp 4 tuần, thực hiện chế độ vệ sinh, và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tỉ lệ này chiếm 93,3%.

Có 14/15 và 13/15 ĐD/HS biết được điều này là người bệnh bị chảy máu nhiều do vết thương bong vảy chảy máu và xem kết quả giải phẫu bệnh lý, chiếm tỉ lệ 93% và 86%. Và 13/15, 14/15 ĐD/HS sẽ thông báo ngay cho người bệnh khi kết quả giải phẫu bệnh lý là CIS/KCTC hoặc CIN III. Chiếm tỉ lệ 86% và 93%.

Công tác chăm sóc và theo dõi người bệnh cắt LEEP tại Khoa Phụ Ung thư Bệnh viện Phụ sản trung ương đã và đang được tiến hành tốt, bằng chứng là sự hài lòng của người bệnh và những phản hồi tích cực từ phía người bệnh, người nhà người bệnh khi họ quay trở lại khoa khám lại, và thông qua các phiếu đánh giá sự

hài lòng của người bệnh do Phòng điều dưỡng bệnh viện khảo sát định kỳ. Tuy nhiên hiện tại khoa phòng, bệnh viện, bộ y tế vẫn chưa có quy trình chính thức cụ thể của điều dưỡng trong việc chăm sóc người bệnh cắt LEEP. Do vậy, để công tác chăm sóc người bệnh cắt LEEP đạt hiệu quả cao hơn nữa vẫn cần lắm sự nỗ lực cố gắng của mọi nhân viên y tế. Ngoài việc đào tạo liên tục, còn cần đến sự đồng tình, ủng hộ, quan tâm sát sao của lãnh đạo Khoa, các phòng chức năng, và của Ban giám đốc bệnh viện.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Qua kết quả nghiên cứu trên, tôi thu được một số đề xuất để tiếp tục nâng cao hiệu quả của công tác chăm sóc người bệnh cắt LEEP trong thời gian tới. Những giải pháp cụ thể như sau:

+ Tổ chức thêm lớp học, phổ biến kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh cắt LEEP

-Tổ chức các lớp học phù hợp cho các đối tượng như: cán bộ có thời gian công tác trên 5 năm, có kinh nghiệm hơn sẽ được hướng dẫn nhanh hơn, kiến thức rộng hơn. Nhân viên mới có thời gian công tác dưới 5 năm sẽ được đào tạo lại, hướng dẫn tỉ mỉ hơn.

-Tổ chức riêng các lớp học về kiến thức cơ bản và các buổi cầm tay chỉ việc về kỹ năng thực hành, kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.

+ Thường xuyên tổ chức giám sát, kiểm tra, nhắc nhở tất cả nhân viên y tế về kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh cắt LEEP của Đ D/HS tại Khoa Phụ Ung thư.

-Cần hướng dẫn nhân viên tự tổ chức hướng dẫn tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau cắt LEEP đang điều trị nội trú thường xuyên.

+ Đề nghị lãnh đạo bệnh viện, các phòng chức năng như kế hoạch tổng hợp, phòng điều dưỡng, phòng tài chính kế toán, Khoa Phụ Ung thư phối hợp xây dựng quy trình chưm sóc người bệnh cắt LEEP tại Bệnh viện.

Quy trình kỹ thuật của điều dưỡng phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật Leep được đề xuất như sau:

+ Mục đích:

Đảm bảo người bệnh được làm thủ thuật LEEP an toàn, hiệu quả. + Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật LEEP:

i.Chuẩn bị người bệnh:

- Giải thích để người bệnh yên tâm, an ủi động viên bệnh nhân. Giải thích cho người nhà biết được mục đích của thủ thuật LEEP và những tai biến có thể xay ra trong khi làm thủ thuật.

- Hỏi tiền sử bệnh, tiền sử sản khoa, hỏi chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử dị ứng. - Hỏi người bệnh có mang dụng cụ cấy ghép, máy tạo nhịp trên người - Hỏi người bệnh đã từng làm thủ thuật: đốt điện, cắt Leep, khoét chóp. - Đo chiều cao, cân nặng

- Đo dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp - Cho người bệnh và người nhà ký cam đoan thủ thuật - Hướng dẫn người bệnh đi vệ sinh trước khi làm thủ thuật ii.Chuẩn bị người điều dưỡng:

Điều dưỡng có đủ mũ, khẩu trang. Rửa tay thường quy.

iii.Chuẩn bị dụng cụ:

- Máy LEEP, các đầu đốt, các vòng cắt, cán dao, bàn đạp, tấm mát cách điện - Dây hút, ống hút khói

- Đèn chiếu sáng

- Mỏ vịt, pank SK không mấu, bông khô, gạc mèche, lọ đựng bệnh phẩm - Povidine 10%, Parafin, Lugol, dung dịch formalin 10% để cố định bệnh phẩm - Cán dao, chỉ liền kim

- Thuốc gây tê Lidocain 2%,

iv.Tiến hành: Khi phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật LEEP người điều dưỡng cần làm tốt những việc sau đây:

+ Chuẩn bị tư thế cho người bệnh:

Người bệnh nằm trên bàn khám theo tư thế phụ khoa. Dán tấm mát cách điện lên 1/3 mặt ngoài đùi người bệnh

+ Trợ giúp bác sĩ trong khi tiến hành thủ thuật LEEP: -Chuẩn bị máy LEEP theo yêu cầu của bác sĩ.

-Chuẩn bị dây hút và hệ thống hút khói. -Thực hiện y lệnh thuốc (nếu có)

+ Theo dõi sát người bệnh trong quá trình làm LEEP: theo dõi toàn trạng, sắc mặt, tình trạng chảy máu khi đang làm thủ thuật.

Động viên người bệnh hợp tác với bác sĩ khi đang làm thủ thuật. v.Thu dọn dụng cụ:

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, tháo găng.

- Ghi hồ sơ: Ngày, giờ làm thủ thuật. Tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi làm thủ thuật LEEP. Điều dưỡng ký tên.

vi.Theo dõi người bệnh sau khi làm LEEP:

- Theo dõi sát người bệnh: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.

- Theo dõi tình trạng đau, chảy máu âm đạo, bí tiểu: Để xử trí kịp thời. * Khi người bệnh được ra viện: Cần hướng dẫn chu đáo những việc sau: - Tự rút mèche âm đạo sau 24h nếu được dặn dò.

- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch. - Không thụt rửa âm đạo, không ngâm mình trong nước.

- Sau cắt LEEP sẽ ra dịch vàng, ra máu âm đạo. Số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào diện tích cắt.

- Ăn uống bình thường.

- Ra nước và máu có thể kéo dài từ 15 – 20 ngày hoặc hơn, lượng máu ra nhiều nhất giống như lúc có kinh (có thể có máu đỏ tươi, máu cục).

- Nếu ra máu nhiều khám lại ngay tại Khoa Phụ Ung thư. - Kiêng giao hợp 04 tuần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer (HPV Information Centre) (2017). Human papilloma virus and related diseases in Vietnam. Summary Report 27 July 2017.

2. Trường Đại học Y Hà Nội (2015). Nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc các tổn thương sớm của ung thư cổ tử cung (CIN2/CIN3) và phân bố các typ HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung tại Việt Nam.

3. Ziyauddin Farah, Sharma Rajyashri, Shaheen (2012), “A study on the effect of Cryotherapy and LEEP in cervical dysplasia”, Biomed Res-India 2012; 23 (4): 533 – 535.

4. Suthi Sangkarat, Irene Ruengkhachorn, Mongkol Benjapibal et al (2014), “Longterm outcomes of a loop electrosurgical excision procedure for cervical intraepithelial neoplasia in a high incidence country”, Asian Pac J Cancer Prev, 15 (2), 1035 – 1039.

5. John W. Sellors, R. Sankaranarayanan (2003), Colposcopy and treatment of cervical intraepithelia neoplasia: a beginners’ manual, International agency for research on cancer.

6. Afsan N, Aktar K, Khan T, et al (2007), Conventional pap smear and liquid based cytology for cervical cancer screening – a comparative study, J Cytol 2007 OctDec; 24(4): 167 – 172.

7. Weintraub J, Morabia A. Efficacy of a liquid-based thin layer method for cervical cancer screening in a population with a low incidence of cervical cancer. Diagn Cytopathol 2000; 22: 52-59.

8. Miller FS, Nagel LE, Kenny-Monyhan MB. Implementation of the ThinPrep imaging system in a high-volume metropolitan laboratory. Diagn Cytopathol 2007 Apr; 35(4): 213-217.

9. Limaye A, Connor AJ, Huang X, et al. Comparative analysis of conventional Papanicolaou tests and a fluid-based thin-layer method. Arch Pathol Lab Med 2003; 127: 200-204.

10. Ferris DG, Heidemann NL, Litaker MS, et al. The efficacy of liquid-based cervical cytology using direct-to-vial sample collection. J Fam Pract 2000; 49: 1005-1011.

11. Wright, Thomas C. et al (2010), “The ATHENA human papillomavirus study: design, methods, and baseline results”, American Journal of Obstetrics & Gynecology , Volume 206 , Issue 1 , 46.e1 - 46.e11.

12. Paraskevaidis E1, Koliopoulos G, Kalantaridou S et al, “Management and evolution of cervical intraepithelial neoplasia during pregnancy and postpartum”, Eur J Obstet Gynecol Reprod Biol. 2002 Aug 5;104(1):67-9.

13. Annarosa Del Mistro, Mario Matteucci, Egle Alba Insaco et al (2015), “Longterm clinical outcome after treatment for high-grade cervical lesions: a retrospective monoinstitututional cohort study”, BioMed Research International Volume 2015 (2015), Article ID 984528, 8 pages.

14. Nguyễn Thị Tuyết (2010). Đánh giá kết quả điều tri các tổn thương lành tính cổ tử cung bằng đốt Laser C02 tại khoa sản Bệnh viện Đại học Y Thái Bình. Đề tài cấp tỉnh về nghiên cứu khoa học và phát trỉên công nghệ, Đại học Y Thái Bình

15. Jacqueline Sherris et al (2009). Evidence-based, alternative cervical cancer screening approaches in low-resource settings. International Perspectives on Sexual and Reproductive Health:SPECIAL REPORT. 35(5), 147-154.

16. Population Reference Bureau and Alliance for Cervical Cancer Prevention (2004). Preventing Cervical Cancer Worldwide. Washington, DC; Seattle, WA: PRB; 2004. www.prb.org/pdf05/PreventCervCancer_Eng.pdf .

17. World Health Organization (WHO) (2006). Comprehensive Cervical Cancer Control: A Guide to Essential Practice. Geneva.

18. Tsu VD, Pollack AE (2005). Preventing cervical cancer in low-resource settings: how far have we come and what does the future hold? International Journal of Gynecology & Obstetrics;89(Suppl 2):S55–S59.

19. Luesley DM, Cullimore J, Redman CWE et al. (1990) Loop diathermy of the cervical transformation zone in patients with abnormal cervical smears. Br. Med. J. 300: 1690-1693.

20. Nguyễn Văn Thắng (2019). Nhận xét kết quả của kỹ thuật LEEP điều trị tổn thương cổ tử cung tại Bệnh viện Phụ Sản trung ương. Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Phụ Sản trung ương.

PHỤ LỤC

BỘ CÂU HỎI DÀNH CHO ĐIỀU DƯỠNG

I. THÔNG TIN CHUNG

Năm sinh: ……… Trình độ: ……….. Số năm công tác: ……….

II. NỘI DUNG: (Chị khoanh vào ý lựa chọn đúng nhất)

STT NỘI DUNG CÂU HỎI CÂU TRẢ LỜI

1. Kỹ thuật cắt LEEP là kỹ thuật để làm gì ? a.Chẩn đoán b.Điều trị c.Nghiên cứu

1.a+c 2.a+b 3.b+c 2. Điều dưỡng cần chuẩn bị người bệnh những gì

trước khi tiến hành thủ thuật cắt LEEP ? a.Hỏi tiền sử bệnh

b.Đo chiều cao, cân nặng c.Đo DHST

d.Ký cam đoan

1.a+b+c 2.b+c+d 3.a+b+c+d

3. Hỏi người bệnh có đang mang thai? a. Có

b. Không 4. Hỏi người bệnh về kỳ kinh cuối cùng của họ? a. Có

b. Không 5. Hỏi người bệnh đã từng làm thủ thuật sau loại trừ:

a.Đốt điện CTC b.Cắt Leep CTC c.Cắt phần phụ d. Khoét chóp CTC

1.a 2.b 3.c 4.d 6. Hỏi về tiền sử dị ứng thuốc tê, thuốc kháng sinh

của người bệnh ?

a. Có b. Không 7. Hỏi người bệnh có mang các dụng cụ sau trên cơ

thể loại trừ:

a.Dụng cụ cấy ghép b.Máy tạo nhịp

c.Vòng đeo tay kim loại

1.a 2.b 3.c

8. Trước khi làm Leep người bệnh phải làm gì? a.Đi đại, tiểu tiện

b.Nhịn tiểu c.Nhịn ăn

1.a 2.b 3.c

9. Điều dưỡng cần chuẩn bị những dụng cụ dưới đây khi làm thủ thuật LEEP trừ :

a.Máy đốt, các đầu đốt, dao cắt b.Đèn chiếu sáng

c.Băng thun

d.Mỏ vịt, pank st, mèche, bông, lọ đựng BP

1.a 2.b 3.c 4.d

10. Những hóa chất sau cần phải có khi làm thủ thuật LEEP loại trừ:

a.Parafin b.Povidine 10% c.Lugol d.Acid axetic

1.a 2.b 3.c 4.d 11. Chị đã chăm sóc tâm lý cho người bệnh cắt Leep

CTC chưa?

a. Có

b. Chưa bao giờ 12. Các biến chứng sớm của thủ thuật Leep loại trừ:

a.Đau b.Chảy máu c.Nhiễm khuẩn d. Bí tiểu

1.a 2.b 3.c 4.d 13. Người bệnh bị biến chứng đau sau cắt LEEP

không phải do: a.Chèn nhiều mèche b.Do vết cắt của dao điện c.Do gây tê CTC

1.a 2.b 3.c

14. Chị có biết cách xử trí biến chứng đau này không? a. Có b. Không 15. Cần dặn dò người bệnh khi ra viện những điều gì

loại trừ:

a.Rút merche âm đạo (nếu có), theo dõi chảy máu, sốt. b.Kiêng giao hợp, chế độ vệ sinh

c.Làm xét nghiệm tế bào d.Hẹn tái khám 1.a 2.b 3.c 4.d

16. Điều dưỡng phải làm gì khi người bệnh chảy máu nhiều sau cắt Leep trừ?

a.Báo bác sĩ

b.Chèn mèche hoặc bông khô c.Dùng thuốc cầm máu theo y lệnh d.Đốt lại hoặc khâu cầm máu

1.a 2.b 3.c 4.d

17. Người bệnh thường phải quay lại sau 7-10 ngày là vì sao?

a.Để xem kết quả GPBL

b.Vết thương bong vảy chảy máu c.Đau d.Bí tiểu 1.a+c 2.a+b 3.c+d 4.b+d

18. Người bệnh phải kiêng giao hợp sau cắt Leep là bao lâu?

a. 3-4 tuần b. Khi hết ra máu c. 2 tháng

d. Càng lâu càng tốt 19. Người bệnh có cần khám lại sau 1 tháng nếu ra

nhiều khí hư?

a. Có b. Không

c. Chờ khám theo hẹn

20. Sau 7-10 ngày chị sẽ báo ngay kết quả cho người

bệnh những trường hợp nào? a.CIN I b.CIN II c.CIN III d.CIS/K CTC

1.a+c 2.b+c 3.c+d 4.b+d 21. Khi người bệnh có chèn merche sẽ rút merche sau

bao lâu?

a. 24h b. 48h c. 72h d. 96h 22. Các biến chứng muộn của thủ thuật Leep?

a.Đau b.Chảy máu c.Bí tiểu d.Nhiễm khuẩn 1.a+b 2.b+c 3.c+d 4.b+d

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức của điều dưỡng trong kỹ thuật chăm sóc người bệnh cắt leep điều trị nội trú tại khoa phụ ung thư – bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)