KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức của điều dưỡng trong kỹ thuật chăm sóc người bệnh cắt leep điều trị nội trú tại khoa phụ ung thư – bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 37)

2.3.1. Thông tin chung

2.3.1.1. Tỷ lệ ĐD/HS tham gia khảo sát

Số phiếu điều tra được phát ra là 15 và số phiếu thu về là 15, tỉ lệ thu hồi đạt 100%.

2.3.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 2.3.1.2.1. Trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn của CBYT tham gia trả lời bộ câu hỏi được trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Trình độ chuyên môn của ĐD/HS tham gia trả lời BCH

Trình độ Số lượng Tỉ lệ (%)

Đại học 05 33

Cao đẳng 04 27

Trung cấp 06 40

Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn của ĐD/HS tham gia trả lời BCH

Có 6 điều dưỡng trung cấp tham gia trả lời, chiếm tỉ lệ lớn nhất (40%).

2.3.1.2.2. Số năm công tác của ĐD/HS tại bệnh viện

Bảng 2.2: Số năm công tác của ĐD/HS tại bệnh viện Phụ sản trung ương

Năm công tác Số lượng Tỉ lệ (%)

< 05 năm 06 40

≥ 05 năm 09 60

Tổng 15 100

Những ĐD/HS có thâm niên công tác tại Bệnh viện Phụ sản trung ương từ 05 năm trở lên hiện đang làm việc tại Khoa Phụ Ung thư là 09 người, chiếm tỉ lệ 60%. Số cán bộ ĐD/HS làm việc tại đây dưới 05 năm ít hơn 20%.

2.3.1.2.3. Đặc điểm giới tính:

100% ĐD/HS tham gia trả lời BCH đều là nữ.

2.3.2. Kiến thức của Điều dưỡng, hộ sinh về chăm sóc người bệnh cắt LEEP. Qua bộ câu hỏi, tôi thu nhận được kết quả về kiến thức cơ bản của ĐD/HS về Qua bộ câu hỏi, tôi thu nhận được kết quả về kiến thức cơ bản của ĐD/HS về chăm sóc người bệnh cắt LEEP như sau:

2.3.2.1. Chuẩn bị người bệnh trước thủ thuật LEEP:

Bảng 2.3. Hiểu biết của ĐD/HS về mục đích của thủ thuật LEEP:

Năm CT Chẩn đoán Điều trị

< 05 năm 6 6

≥ 05 năm 9 9

Tổng 15 15

Theo như bảng trên, tất cả ĐD/HS đều biết đúng mục đích của thủ thuật LEEP là chẩn đoán và điều trị.

Bảng 2.4. ĐD/HS cần khai thác tiền sử của người bệnh:

STT Nội dung tiền sử cần khai thác Đáp án Không Đáp án Có Tổng 1 Hỏi tiền sử bệnh 1 14 15 2 Tình trạng mang thai 1 14 15

3 Hỏi về chu kỳ kinh, kinh cuối cùng 2 13 15

4 Tiền sử dị ứng 0 15 15

5 Mang dụng cụ cấy ghép trong cơ thể 11 04 15

Biểu đồ 2.3. ĐD/HS khai thác thông tin tiền sử người bệnh trước khi làm thủ thuật LEEP

Qua biểu đồ trên cho thấy việc khai thác thông tin tiền sử người bệnh có mang dụng cụ cấy ghép hay máy tạo nhịp trong cơ thể có 11/15 và 8/15 ĐD/HS không hỏi, chiếm tỉ lệ 73,3% và 53,3%. 93% họ đều khai thác tiền sử về bệnh tật, tình trạng mang thai, 87% có hỏi về chu kỳ kinh và kinh cuối cùng của người bệnh.

Biểu đồ 2.4. ĐD/HS cần chuẩn bị cho người bệnh trước khi làm thủ thuật

Biểu đồ 2.4 trên cho thấy tất cả ĐD/HS Khoa Phụ Ung thư đều thực hiện đầy đủ những việc cần chuẩn bị cho người bệnh trước khi làm thủ thuật.

2.3.2.2. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, hoá chất

Biểu đồ 2.5. Các phương tiện, dụng cụ, hoá chất ĐD/HS chọn để chuẩn bị làm LEEP

Biểu đồ trên cho thấy có 2 Đ D/HS chọn chưa đúng hoá chất và dụng cụ chuẩn bị làm LEEP. Họ đã chọn Acid axetic và băng thun. Như vậy có 87% người đã chọn đúng các phương tiện, dụng cụ, hoá chất cần sử dụng khi làm LEEP.

2.3.2.3. Các biến chứng sớm của thủ thuật LEEP

Biểu đồ 2.6. Các biến chứng sớm của thủ thuật LEEP

Theo biểu đồ trên chỉ có 1 ĐD/HS chọn biến chứng sớm là nhiễm khuẩn, chiếm tỉ lệ 6,67%. Như vậy, có 93% ĐD/HS tham gia nghiên cứu trả lời biến chứng sớm của thủ thuật này là đau, chảy máu, bí tiểu.

Đồng thời tất cả 100% đối tượng nghiên cứu đều biết biến chứng đau sau cắt LEEP mà người bệnh gặp phải là do chèn nhiều mèche. Và họ cũng biết cách xử trí biến chứng này.

2.3.2.4. Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện

Biểu đồ 2.7. Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện

Biểu đồ trên cho thấy có 14/15 ĐD/HS hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện cần chú ý rút mèche âm đạo (nếu có) sau 24h, theo dõi tình trạng chảy máu, sốt, kiêng giao hợp 4 tuần, thực hiện chế độ vệ sinh, và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tỉ lệ này chiếm 93,3%.

Biểu đồ 2.8. Lý do người bệnh phải quay lại bệnh viện sau 7-10 ngày

ĐD/HS biết được lý do để người bệnh thường phải quay lại bệnh viện sau 7-10 ngày để tư vấn cho người bệnh trước khi họ ra viện. Biểu đồ 3.8 cho thấy có 14/15 và 13/15 ĐD/HS biết được điều này là người bệnh bị chảy máu nhiều do vết thương bong vảy chảy máu và xem kết quả giải phẫu bệnh lý, chiếm tỉ lệ 93% và 86%.

Biểu đồ 2.9. Trường hợp người bệnh sẽ được thông báo kết quả ngay

Bảng 2.9 cho thấy có 13/15 và 14/15 ĐD/HS sẽ thông báo ngay cho người bệnh khi kết quả giải phẫu bệnh lý là CIS/KCTC hoặc CIN III. Chiếm tỉ lệ 86% và 93%.

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

3.1.1. Những việc đã làm được và chưa làm được của đơn vị hiện nay Qua nghiên cứu ở trên, tôi thu được một số kết quả như sau: Qua nghiên cứu ở trên, tôi thu được một số kết quả như sau:

Có 15 BCH phản hồi, số lượng ĐD/HS tham gia nghiên cứu có trình độ đại học chiếm 33%, cao đẳng 27%, còn lại trung cấp chiếm 40%.

100% đối tượng tham gia nghiên cứu đều là nữ. Điều này cũng phù hợp với đặc thù của 1 bệnh viện chuyên ngành phụ sản.

Bảng 2.2 cho thấy số năm công tác của ĐD/HS ở Khoa Phụ ung thư Bệnh viện Phụ sản trung ương dưới 5 năm chiếm tỉ lệ 40%, còn trên 5 năm là 60%. Điều này cho thấy cán bộ ĐD/HS có thâm niên công tác và kinh nghiệm làm việc nhiều hơn những người mới. Nhờ đó công tác chăm sóc người bệnh cũng được chu đáo, đảm bảo, đồng thời việc hướng dẫn đào tạo nhân viên mới được tốt hơn.

Kiến thức của ĐD/HS về chăm sóc người bệnh cắt LEEP

Biểu đồ 2.3 cho thấy việc khai thác thông tin tiền sử người bệnh có mang dụng cụ cấy ghép hay máy tạo nhịp trong cơ thể có 11/15 và 8/15 ĐD/HS không hỏi, chiếm tỉ lệ 73,3% và 53,3%. Lý do vì các tài liệu về ảnh hưởng của các thiết bị này trong lúc người bệnh được dùng máy LEEP còn hạn chế. Còn lại 100% các phiếu đều khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh.

Biểu đồ 2.4 trên cho thấy tất cả ĐD/HS Khoa Phụ Ung thư đều thực hiện đầy đủ những việc cần chuẩn bị cho người bệnh trước khi làm thủ thuật.

Qua biểu đồ 2.5, các phương tiện, dụng cụ, hoá chất ĐD/HS chọn để chuẩn bị làm LEEP có 2 ĐD/HS chọn chưa đúng hoá chất và dụng cụ chuẩn bị làm LEEP. Họ đã chọn Acid axetic và băng thun. Như vậy có 87% người đã chọn đúng các phương tiện, dụng cụ, hoá chất cần sử dụng khi làm LEEP.

Biểu đồ 2.6 về các biến chứng sớm của thủ thuật LEEP thì chỉ có 1 ĐD/HS chọn biến chứng sớm là nhiễm khuẩn, chiếm tỉ lệ 6,67%. Như vậy, có 93% ĐD/HS tham gia nghiên cứu trả lời biến chứng sớm của thủ thuật này là đau, chảy máu, bí tiểu.

Đồng thời tất cả 100% đối tượng nghiên cứu đều biết biến chứng đau sau cắt LEEP mà người bệnh gặp phải là do chèn nhiều mèche. Và họ cũng biết cách xử trí biến chứng này.

Biểu đồ 2.7 trên cho thấy có 14/15 ĐD/HS hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện cần chú ý rút mèche âm đạo (nếu có) sau 24h, theo dõi tình trạng chảy máu, sốt, kiêng giao hợp 4 tuần, thực hiện chế độ vệ sinh, và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Tỉ lệ này chiếm 93,3%. Việc này giúp người bệnh hài lòng và yên tâm có thể tự theo dõi an toàn tại nhà cho đến khi vết thương liền tốt. Đồng thời họ cũng có thể đến bệnh viện bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường như sốt, chảy máu, đau, …

Bảng 2.8 về việc ĐD/HS biết được lý do để người bệnh thường phải quay lại bệnh viện sau 7-10 ngày để tư vấn cho người bệnh trước khi họ ra viện. Biểu đồ 3.8 cho thấy có 14/15 và 13/15 ĐD/HS biết được điều này là người bệnh bị chảy máu nhiều do vết thương bong vảy chảy máu và xem kết quả giải phẫu bệnh lý, chiếm tỉ lệ 93% và 86%. Lý do này giúp ĐD/HS có thái độ tích cực trong việc theo dõi tình trạng bất thường của người bệnh khi họ phải quay trở lại bệnh viện.

Bảng 2.9 cho thấy có 13/15 và 14/15 ĐD/HS sẽ thông báo ngay cho người bệnh khi kết quả giải phẫu bệnh lý là CIS/KCTC hoặc CIN III. Chiếm tỉ lệ 86% và 93%. Điều này giúp việc phân loại tình trạng người bệnh trong khoa tốt hơn, những trường hợp nặng hơn sẽ được thông báo và xử trí ưu tiên trước được kịp thời.

3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề của đơn vị hiện nay hiện nay

3.1.2.1. Thuận lợi

+ Kỹ thuật LEEP có nhiều ưu điểm:

 Kỹ thuật LEEP dễ sử dụng, giá thành thấp, cầm máu tốt bằng tác dụng kết hợp của vòng điện và điện cực bi hoặc tia laser và có tỷ lệ tái phát thấp. [19].

 Lấy được đủ bệnh phẩm còn nguyên vẹn gửi xét nghiệm mô bệnh học sau khi tiến hành thủ thuật.

 Kỹ thuật được thực hiện cho người bệnh ngay tại khoa, được làm trong ngày, và người bệnh được ra viện ngay trong ngày. Giảm số ngày giường nằm điều trị nội trú, giúp làm giảm tình trạng quá tải bệnh viện.

+ Khoa Phụ Ung thư được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám đốc Bệnh viện nên thuận lợi trong công tác điều trị, chăm sóc người bệnh và đào tạo cán bộ y tế.

Khoa được Bệnh viện trang bị máy LEEP hiện đại nhất hiện nay nên việc thực hiện kỹ thuật LEEP cho người bệnh rất thuận tiện.

+ Lãnh đạo Khoa luôn tạo điều kiện để nhân viên có thể học hỏi, hoàn thiện kiến thức chuyên môn.

+ Đội ngũ cán bộ điều dưỡng tại Khoa đều có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực ung thư nên việc theo dõi, chăm sóc, hướng dẫn tư vấn cho người bệnh cắt LEEP luôn tận tình, chu đáo.

3.1.2.2. Khó khăn

+ Nhược điểm của kỹ thuật LEEP:

 Các tổn thương ống CTC thường cần mẫu bệnh phẩm thứ hai

 Bờ các tổn thương CIN 3/CIS khó đánh giá

+ Hiện nay chưa có quy trình chăm sóc người bệnh cắt LEEP tại Bệnh viện, nên việc đánh giá hiệu quả công tác chăm sóc, đánh giá kiến thức và kỹ năng của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh cắt LEEP còn gặp khó khăn.

3.2. GIẢI PHÁP ĐỂ KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ

Để khắc phục vấn đề trên còn đang tồn tại ở Việt Nam nói chung, tại Bệnh viện Phụ Sản trung ương và Khoa Phụ ung thư nói riêng, tôi đề xuất việc xây dựng quy trình điều dưỡng phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật LEEP. Quy trình này hiện nay chúng tôi đang áp dụng tại Khoa Phụ Ung thư, phù hợp với điều kiện thực tế tại đơn vị, và có khả năng thực hiện được. Việc áp dụng quy trình này vào chăm sóc người bệnh chúng tôi thu được hiệu quả cao trong công tác chăm sóc và giúp người bệnh yên tâm, hài lòng khi đến điều trị tại Khoa Phụ Ung thư. Người bệnh được tư vấn, hướng dẫn tận tình, chu đáo. Họ được theo dõi, chăm sóc tích cực trong thời gian nằm viện. Nhờ đó việc phát hiện sớm các biến chứng của thủ thuật LEEP luôn được xử lý kịp thời. Từ khi chúng tôi thực hiện quy trình này, người bệnh đều tái khám theo hẹn, vì vậy không còn tình trạng bỏ theo dõi, bỏ điều trị, nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

3.2.1. Quy trình kỹ thuật của điều dưỡng phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật Leep được đề xuất như sau: được đề xuất như sau:

+ Mục đích:

Đảm bảo người bệnh được làm thủ thuật LEEP an toàn, hiệu quả. + Phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật LEEP:

i.Chuẩn bị người bệnh:

- Giải thích để người bệnh yên tâm, an ủi động viên bệnh nhân. Giải thích cho người nhà biết được mục đích của thủ thuật LEEP và những tai biến có thể xay ra trong khi làm thủ thuật.

- Hỏi tiền sử bệnh, tiền sử sản khoa, hỏi chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử dị ứng. - Hỏi người bệnh có mang dụng cụ cấy ghép, máy tạo nhịp trên người - Hỏi người bệnh đã từng làm thủ thuật: đốt điện, cắt Leep, khoét chóp. - Đo chiều cao, cân nặng

- Đo dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp - Cho người bệnh và người nhà ký cam đoan thủ thuật - Hướng dẫn người bệnh đi vệ sinh trước khi làm thủ thuật ii.Chuẩn bị người điều dưỡng:

Điều dưỡng có đủ mũ, khẩu trang. Rửa tay thường quy.

iii.Chuẩn bị dụng cụ:

- Máy LEEP, các đầu đốt, các vòng cắt, cán dao, bàn đạp, tấm mát cách điện - Dây hút, ống hút khói

- Đèn chiếu sáng

- Mỏ vịt, pank SK không mấu, bông khô, gạc mèche, lọ đựng bệnh phẩm - Povidine 10%, Parafin, Lugol, dung dịch formalin 10% để cố định bệnh phẩm - Cán dao, chỉ liền kim

- Thuốc gây tê Lidocain 2%,

iv.Tiến hành: Khi phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật LEEP người điều dưỡng cần làm tốt những việc sau đây:

+ Chuẩn bị tư thế cho người bệnh:

Người bệnh nằm trên bàn khám theo tư thế phụ khoa. Dán tấm mát cách điện lên 1/3 mặt ngoài đùi người bệnh

+ Trợ giúp bác sĩ trong khi tiến hành thủ thuật LEEP: -Chuẩn bị máy LEEP theo yêu cầu của bác sĩ.

-Chuẩn bị dây hút và hệ thống hút khói. -Thực hiện y lệnh thuốc (nếu có)

+ Theo dõi sát người bệnh trong quá trình làm LEEP: theo dõi toàn trạng, sắc mặt, tình trạng chảy máu khi đang làm thủ thuật.

Động viên người bệnh hợp tác với bác sĩ khi đang làm thủ thuật. v.Thu dọn dụng cụ:

- Sắp xếp dụng cụ gọn gàng, tháo găng.

- Ghi hồ sơ: Ngày, giờ làm thủ thuật. Tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi làm thủ thuật LEEP. Điều dưỡng ký tên.

vi.Theo dõi người bệnh sau khi làm LEEP:

- Theo dõi sát người bệnh: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.

- Theo dõi tình trạng đau, chảy máu âm đạo, bí tiểu: Để xử trí kịp thời. * Khi người bệnh được ra viện: Cần hướng dẫn chu đáo những việc sau: - Tự rút mèche âm đạo sau 24h nếu được dặn dò.

- Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài bằng nước sạch. - Không thụt rửa âm đạo, không ngâm mình trong nước.

- Sau cắt LEEP sẽ ra dịch vàng, ra máu âm đạo. Số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào diện tích cắt.

- Ăn uống bình thường.

- Ra nước và máu có thể kéo dài từ 15 – 20 ngày hoặc hơn, lượng máu ra nhiều nhất giống như lúc có kinh (có thể có máu đỏ tươi, máu cục).

- Nếu ra máu nhiều khám lại ngay tại Khoa Phụ Ung thư. - Kiêng giao hợp 04 tuần.

3.2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng giải pháp này

Giải pháp đề xuất việc xây dựng quy trình điều dưỡng phụ giúp bác sĩ làm thủ thuật LEEP trên đây có thuận lợi và khó khăn khi áp dụng để giải quyết vấn đề hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức của điều dưỡng trong kỹ thuật chăm sóc người bệnh cắt leep điều trị nội trú tại khoa phụ ung thư – bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)