Học thuyết điều dưỡng “niềm tin sức khỏe”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 26 - 29)

Mô hình khái niệm của nghiên cứu xây dựng dựa trên mô hình niềm tin sức khỏe (Health Belief Model). Đây là thuyết mô hình giải thích và dự đoán về hành vi sức khỏe, tập trung vào thái độ và niềm tin của mỗi cá nhân. Mô hình “niềm tin sức khỏe” được phát triển vào những năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội Hochbaum, Rosenstock và Kegels làm việc trong các dịch vụ y tế công cộng của Hoa Kỳ. Mô hình này đã được phát triển để đáp ứng với sự thất bại của một chương trình khám sức khỏe miễn phí lao. Kể từ đó, mô hình niềm tin sức khỏe đã được điều chỉnh để khám phá một loạt các hành vi sức khỏe dài hạn và ngắn hạn, bao gồm các hành vi tình dục nguy cơ và sự lây nhiễm HIV/AIDS.

Mô hình này phát triển để xem xét các lý do tại sao cá nhân thực hiện hành vi phòng ngừa bệnh tật. Hành vi sức khỏe bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như đặc điểm cá nhân, động lực để thực hiện hành động, trong đó niềm tin và nhận thức của cá nhân là vấn đề cốt lõi cho mọi hành vi sức khỏe của cá nhân đó. Khi cá nhân nhận thức được hành vi của họ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, họ sẽ chủ động tự né tránh hành vi có hại, từ đó những triệu chứng nặng nề của bệnh sẽ không xảy ra. Như vậy, chính họ đã tự bảo vệ và quản lý được bệnh tật của mình.

Mô hình niềm tin sức khỏe đã được trình bày giữa mối quan hệ của các vấn đề sau:  Nhạy cảm nhận thức (Perceived susceptibility): nhận thức của ai đó về khả

 Nhận thức về mức độ nghiêm trọng (Perceived severity): nhận thức của ai đó về mức độ nặng của bệnh sẽ mắc phải nếu không thực hiện hành vi sức khỏe nào đó.

 Nhận thức lợi ích (Perceived benefits): nhận thức của ai đó về lợi ích của việc thực hiện một hành vi sức khỏe nào đó.

 Nhận thức rào cản (Perceived barriers): nhận thức về các rào cản, khó khăn cản trở việc thực hiện một hành vi sức khỏe nào đó.

 Hướng dẫn thực hiện (Guide for practice): mức độ hỗ trợ/hướng dẫn từ bên ngoài để có thể thực hiện một hành vi sức khỏe nào đó.

 Động lực để hành động (Cues to action): người bệnh có lý do gì khiến mình phải bắt đầu hành vi nâng cao sức khỏe hay không (ví dụ người bệnh đã có triệu chứng/dấu hiệu gì khiến họ nghĩ rằng mình phải thực hiện hành vi nâng cao sức khỏe không)

 Đặc tính cá nhân (Personal characteristics): tuổi, giới, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nghề nghiệp, trình độ học vấn, bệnh kèm theo, nơi cư trú...

Đến năm 1988 Rosenstock đã bổ sung cho mô hình niềm tin sức khỏe thêm nội sung: Sự tự hiệu quả (Self-efficiency): mức độ tự tin của người đó về việc mình có thể thực hiện hành vi nâng cao sức khỏe ấy. Khái niệm này giúp các mô hình niềm tin sức khỏe tốt hơn, phù hợp với những thách thức của việc thay đổi hành vi không lành mạnh theo thói quen, chẳng hạn như là ít vận động, hút thuốc lá, hoặc ăn quá nhiều [51], [33].

Từ ngữ cảnh nghiên cứu, tổng quan tài liệu, và quản lý bệnh tim mạch và kết hợp với mô hình niềm tin sức khỏe tác giả xây dựng nên mô hình nghiên cứu:

Sơ đồ 1. 1. Khung học thuyết cho nghiên cứu Đặc tính các nhân - Tuổi, giới, trình độ học vấn, nơi cư trú. - Nghề nghiệp, Tình trạng kinh tế. - Bệnh kèm theo. Khả năng thực hiện hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành sau PCI Kiến thức dự phòng tái hẹp sau PCI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)