Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 35 - 40)

Thu thập số liệu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho đến khi đủ cỡ mẫu. Tất cả người bệnh ngoại trú đến tái khám sau khi được can thiệp mạch vành qua da tại phòng khám Tim mạch can thiệp bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đủ tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian thu thập số liệu sẽ được mời tham gia vào nghiên cứu.

Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng nghiên cứu. Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký tên vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (phụ lục 1).

Nghiên cứu viên phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham gia nghiên cứu dựa vào bộ công cụ nghiên cứu. Nghiên cứu viên tiến hành phỏng vấn từng đối tượng nghiên cứu và/hoặc thu thập thông tin từ hồ sơ theo các nội dung trong phiếu khảo sát và đánh dấu vào ô tương ứng với câu trả lời của đối tượng nghiên cứu và cho điểm tương ứng với câu trả lời của người bệnh.

Sơ đồ 2. 1. Tóm tắt các bước thu thập số liệu

Bước 1: Sàng lọc và thu nhận đối tượng

 Tại phòng hành chính khoa Tim mạch can thiệp.

 Chọn các hồ sơ bệnh án của các người bệnh có lịch tái khám lần đầu sau can thiệp.

Bước 2: Tiếp xúc với người bệnh

 Tại phòng khám khoa Tim mạch can thiệp.

 Giải thích mục đích nghiên cứu với người bệnh và mờ ingười bệnh tham gia nghiên cứu.

 Hướng dẫn người bệnh ký vào bản đồng ý tham gia nghiên cứu.

Bước 3: Thu thập số liệu

 Tại phòng khám khoa Tim mạch can thiệp.

 Khám và ghi nhận đặc điểm lâm sàng của người bệnh.

 Phỏng vấn người bệnh các nội dung dựa vào bản thu thập số liệu và ghi nhận thông tin.

2.7. Bộ công cụ nghiên cứu

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, đáp ứng các mục tiêu, các nội dung nghiên cứu và tiêu chí đánh giá, vì vậy chúng tôi xây dựng bộ câu hỏi khảo sát kiến thức và hành vi phòng ngừa tái hẹp mạch vành sau can thiệp mạch vành qua da dựa vào sự tham khảo một số tài liệu: “Khuyến cáo phòng ngừa hẹp mạch vành” của Hội Tim mạch Việt Nam (2010) [7], bộ câu hỏi của tác giả Abu-Sayeef Mirza và cộng sự (2016) [14] trong nghiên cứu “Kiến thức, thái độ và thực hành ở bệnh nhân bị bệnh động mạch vành ở Dhaka, Bangladesh”, bộ câu hỏi “Khảo sát về hành vi liên quan sức khỏe cho bệnh nhân tăng huyết áp” của Nguyễn Hoàng Mỹ Thuyên (2013) [45], “Công cụ đo lường kiến thức bệnh mạch vành dành cho phụ nữ” của tác giả Thanavaro (2010) [58],“Hướng dẫn phòng ngừa và điều trị tái hẹp mạch vành” của Hiệp hội Tim mạch Mỹ [54]. Sau khi tham khảo các tài liệu trên chúng tôi tiến hành thực hiện các bước trong quy trình xây dựng bộ công cụ nghiên cứu.

Quá trình xây dựng bộ công cụ được thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Người nghiên cứu thảo luận với giáo viên hướng dẫn và các chuyên gia trong việc sử dụng nội dung của các hướng dẫn phòng ngừa và điều trị tái hẹp mạch vành và bộ công cụ của các tác giả cho việc xây dựng bộ công cụ cho nghiên cứu này. Chúng tôi điều chỉnh và đơn giản hóa nội dung câu hỏi để phù hợp với dân số đích và ngữ cảnh nghiên cứu. Từ đó thiết kế ra bản thảo 1 của bộ công cụ khảo sát kiến thức và hành vi phòng ngừa tái hẹp mạch vành sau can thiệp mạch vành qua da .

Trình độ chuyên môn của các thành viên nhóm chuyên gia:

Các thành viên nhóm chuyên gia là những người am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu và đã quen thuộc với dân số mục tiêu[56],[49]. Do đó, các tiêu chí lựa chọn chuyên gia là (1) Có sự am hiểu sâu về chăm sóc điều trị bệnh can thiệp mạch vành, (2) Trực tiếp chăm sóc và điều trị cho người bệnh sau can thiệp mạch vành.

Do đó, các thành viên nhóm chuyên gia được mời bao gồm 01 tiến sĩ  bác sĩ về tim mạch can thiệp, 02 thạc sĩ  bác sĩ tại khoa tim mạch can thiệp, 01 điều dưỡng trưởng của khoa tim mạch can thiệp và 01 giảng viên bộ môn Điều dưỡng nội của trường Cao đẳng y tế Khánh hòa.

Nghiên cứu viên đã tiếp cận các chuyên gia qua điện thoại và/hoặc email để đạt được sự đồng ý của họ. Một tờ thông tin tham gia đã được ký xác nhận (Phụ lục 3)

Bước 2: Bản thảo 1 được gửi đến các chuyên chấm điểm và góp ý về sự phù hợp nội dung với định nghĩa và mục tiêu nghiên cứu của các mục trong bộ công cụ. Các chuyên gia sẽ đánh gía và cho điểm theo thang Likert 4 điểm tương ứng với 4 mức độ:

1.Rất không phù hợp 2. Không phù hợp 3. Phù hợp

4. Rất phù hợp

Các chuyên gia cũng đã đưa ra các góp ý sửa đổi ở những mục chưa phù hợp hoặc cần lược bỏ.

Nghiên cứu viên đã tổng hợp và đánh giá tính giá trị của bộ công cụ thông qua chỉ số CVI (CVI: Content Validity Index) cho bản thảo 1.

Chỉ số giá trị nội dung (CVI: Content Validity Index) là một kỹ thuật truyền thống sử dụng để đánh giá sự phù hợp của các câu hỏi khảo sát cho việc tạo công cụ nghiên cứu. Nó liên quan đến các thông tin phản hồi ghi được từ năm đến mười chuyên gia đánh giá sự phù hợp, hiểu, rõ ràng và phù hợp của từng mục trong bộ công cụ và gợi ý để cải thiện[56], [49]. Chỉ số CVI dao động từ 0.80.98. Bất kỳ mục nào trong bộ công cụ được đánh gía không phù hợp bởi ít nhất 2 chuyên gia đã được sửa đổi. Đối với những mục có số điểm tối thiểu dưới 50% sẽ được lượt bỏ.

Sau nhiều lần thảo luận và điều chỉnh các mục trong bộ công cụ, nhóm nghiên cứu đã đưa ra bản thảo 2 (Phụ lục 4).

Bước 3: Bản thảo 2 được gửi đến các chuyên chấm điểm và góp ý về sự phù hợp nội dung với định nghĩa và mục tiêu nghiên cứu của các mục trong bộ công cụ. Nghiên cứu viên đã tổng hợp và đánh giá tính giá trị của bộ công cụ, chỉ số CVI của bộ công cụ là 0.9.

Sau khi hoàn thành xong bộ câu hỏi, chúng tôi bắt đầu tiến hành khảo sát thử trên 30 mẫu nghiên cứu, phân tích hệ số Cronbach’s alpha, đảm bảo hệ số Cronbach’s alpha

hiệu chỉnh của các nhân tố dao động trong khoảng từ 0,6 đến 0,9. Sau đó, chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi hoàn chỉnh để tiến tiến hành khảo sát thu thập số liệu nghiên cứu.

Bộ công cụ khảo sát bao gồm 3 phần (phụ lục 2):

 Phần 1. Thông tin về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu bao gồm: Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nơi cư trú, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế và bệnh kèm.  Phần 2. Bảng câu hỏi về kiến thức dự phòng nguy tái hẹp mạch vành gồm 23 câu.

 Phần 3. Bảng câu hỏi về hành vi dự phòng nguy tái hẹp mạch vành gồm 24 câu. Cách tính điểm của bộ câu hỏi “Kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành của người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da” được chia làm 2 phần:

 Kiến thức: Được đánh giá thông qua bảng câu hỏi kiến thức về dự phòng tái hẹp mạch vành. Các câu hỏi ở nội dung kiến thức được thiết kế là câu hỏi đúng/sai. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm. Điểm kiến thức giao động từ 0  23 điểm.

 Hành vi: Được đánh giá thông qua bảng câu hỏi về hành vi sức khỏe dự phòng. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng thang điểm Likert từ 1 đến 4. Câu trả lời về hành vi càng tốt cho sức khỏe càng được điểm cao. Điểm dao động từ 24  96. Đánh giá phân loại kiến thức và hành vi dự phòng được phân loại theo Thanavaro và cộng sự (2006)[58] như sau:

Mức độ

Kiến thức Hành vi Điểm số

Có kiến thức Tốt ≥ 80% tổng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)