Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 59 - 88)

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin tại thời điểm người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tái khám lần thứ nhất sau một tháng, vì vậy chưa thu thập được biến số tuân thủ tái khám định kỳ ở khoảng thời gian xa hơn nhằm xác định các yếu tố nguy cơ biến thiên theo thời gian liên quan đến tái hẹp mạch vành của người bệnh.

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ là nghiên cứu cắt ngang mô tả về kiến thức và hành vi của người bệnh, chưa phải là nghiên cứu can thiệp để chứng minh hiệu quả của việc cung cấp kiến thức cho người bệnh tác động như thế nào trong việc thực hiện các hành vi tốt nhằm góp phần hạn chế tỷ lệ tái phát sau can thiệp mạch vành qua da.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 160 người bệnh tái khám tại khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa về kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành sau can thiệp, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Thực trạng kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành của người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da

1.1. Kiến thức

 Có đến 61,2% người bệnh thiếu kiến thức về dự phòng tái hẹp mạch vành sau can thiệp mạch vành qua da.

 Người bệnh thiếu kiến thức về chế độ dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất 64,4% và 58,1% người bệnh thiếu kiến thức cơ bản về dự phòng tái hẹp mạch vành sau can thiệp mạch vành qua da.

1.2. Hành vi

 Có đến 75% người bệnh có hành vi chưa tốt về dự phòng tái hẹp mạch vành sau can thiệp mạch vành qua da.

 Người bệnh có hành vi chưa tốt về chế độ vận động chiếm tỷ lệ cao nhất, 65,6% và 65% người bệnh có hành vi chưa tốt về chế độ dinh dưỡng.

2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành của người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da

2.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức

 Có mối liên quan giữa nơi cư trú, trình độ học vấn và tình trạng kinh tế với kiến thức của người bệnh (p<0,05).

 Khả năng có kiến thức về phòng ngừa tái hẹp mạch vành ở người bệnh có trình độ học vấn trên trung học phổ thông (bao gồm trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học) cao hơn gấp 12,75 lần so với người bệnh có trình độ tiểu học (KTC 95% = 4,14 – 39,2;p=0,001).

2.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi

 Có mối liên quan giữa giới tính, nơi cư trú và trình độ độ học vấn với hành vi của người bệnh (p<0,05).

 Nếu bệnh nhân là nam thì khả năng thực hiện hành vi tốt thấp hơn 77% so với bệnh nhân nữ (KTC 95% = 0,1-0,56;p=0.001).

 Những bệnh nhân có trình độ học vấn cao hơn bậc trung học phổ thông (bao gồm trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học) có khả năng thực hiện hành vi tốt cao hơn gấp 4,87 lần so với bệnh nhân có trình độ tiểu học (KTC 95% = 1,56- 15,21;p=0,007).

 Có sự tương quan thuận giữa kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành của người bệnh sau can thiệp. Khả năng thực hiện hành vi tốt ở nhóm người bệnh có kiến thức đúng cao hơn gấp 4,33 lần so với nhóm người bệnh thiếu kiến thức (KTC 95% = 2,03-9,25;p=0,001).

KHUYẾN NGHỊ

Căn cứ vào kết quả thu được qua nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị như sau:

1. Đối với bệnh viện:

Điều dưỡng trưởng của khoa tim mạch can thiệp phối hợp với các chuyên gia về tim mạch can thiệp tiến hành soạn thảo tài liệu và xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe về dự phòng tái hẹp mạch vành cho người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da. Tiến hành triển khai giáo dục sức khỏe cho người bệnh ngay tại thời điểm trước khi người bệnh xuất viện trong lần nhập viện để tiến hành can thiệp mạch vành qua da. Thực hiện khảo sát đánh giá lại sau giáo dục sức khỏe ở những lần tái khám tiếp theo của người bệnh để điều chỉnh hoặc hỗ trợ người bệnh kịp thời.

2. Đối với nhà nghiên cứu

Tiến hành các nghiên cứu can thiệp để triển khai thực hiện việc cung cấp kiến thức cho người bệnh cũng như khẳng định tính hiệu quả của giáo dục sức khỏe trong việc nâng cao kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành cho người bệnh sau can thiệp mạch vành qua.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Lê Thế Anh và Lê Văn Sỹ (2010). Đánh giá bước đầu kết quả can thiệp động mạch vành thì đầu trong NMCT cấp từ tháng 12/2009 đến tháng 8/2010 tại BVĐK Thanh hoá. Hội tim mạch Việt Nam.

2. Huỳnh Quốc Bình , Nguyễn Hoàng Minh Phương và Trần Nguyễn Hòa Hưng (2013). Kết quả bước đầu chụp và can thiệp động mạch vành trong hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện tim mạch an giang từ 7-9/2013. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học

Bệnh viện An giang, tr. 143 - 152.

3. Bộ y tế (2015). Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2014, tr. 18-21.

4. Phạm Mạnh Hùng (2015). Can thiệp động mạch vành qua da, Tạp chí tim mạch

Việt Nam. 70, tr. 100-104.

5. Phạm Mạnh Hùng, Đào Trọng Thành và Nguyễn Ngọc Quang (2010). Nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của can thiệp động mạch vành thì đầu qua đường động mạch quay ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 52, tr. 36-44.

6. Phạm Mạnh Hùng và Đinh Huỳnh Linh (2015). Huyết khối gây tắc lại Stent và vai trò của thuốc kháng kết tập tiểu cầu, Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 70, tr. 81-88.

7. Phạm Gia Khải (2010). Khuyến cáo 2010 của hội tim mạch học việt nam về dự phòng bệnh lý mạch vành ở phụ nữ, Khuyến cáo 2010 về các bệnh lý tim mạch và

chuyển hóa, NXB Y Học.

8. Hoàng Văn Minh (2014). Nghiên cứu kết quả và một số yếu tố ảnh hưởng của

phương pháp đặt stent trong điều trị tổn thương thân chung động mạch vành trái,

Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Trung ương Huế.

9. Nguyễn Minh Phương (2015). Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ tim mạch và dự báo nguy cơ mắc bệnh mạch vành trong 10 năm tới theo thang điểm framingham ở bệnh nhân khám nội tại bệnh viện quân y 103, Tạp chí Y Dược học quân sự. 1, tr. 62 - 69.

10. Huỳnh Văn Thưởng (2015). Nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn của bóng phủ thuốc paclitaxel điều trị tổn thương mạch máu nhỏ và tái hẹp trong stent mạch vành, Tạp chí tim mạch học Việt nam (72), tr. 262-270.

11. Vũ Thị Trang, Nguyễn Thị Bạch Yến và Nguyễn Quốc Thái (2015). Đánh giá hiệu quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do tổn thương thân chung động mạch vành trái, Tạp chí nghiên cứu y học, 95(3), tr. 64-70.

12. Nguyễn Lân Việt (2012). Dịch tễ học tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch tại Việt Nam, Thực hành bệnh tim mạch, tr. 35.

13. Ngô Hữu Vinh, Nguyễn Cữu Lợi và Huỳnh Văn Minh (2010). Nghiên cứu tỷ lệ, hình thái tái hẹp và các yếu tố liên quan trung hạn 6 tháng sau can thiệp động

mạch vành bằng stent, Đề tài cấp cơ sở, Trường đại học Y Dược Huế.

Tiếng Anh

14. Abu-Sayeef and et al (2016). Knowledge, attitudes and practices among patients with coronary artery disease in Dhaka, Bangladesh, International Journal Of

Community Medicine And Public Health. 3(10), p. 2740-2748.

15. Ali A Ammouri and et al (2016). Knowledge of Coronary Heart Disease Risk Factors among a Community Sample in Oman, Sultan Qaboos University Medical

Journal. 16(2), p. 189-196.

16. Alm-Roijer Carin and et al (2004). Better knowledge improves adherence to lifestyle changes and medication in patients with coronary heart disease, European

Journal of Cardiovascular Nursing. 3(4), p. 321-330.

17. Alona D. Angosta and Kirsten E. Speck (2014). Coronary heart disease knowledge and risk factor among Filipino- American. 2(2), p. 105-216.

18. Ayers Beverley N and Myers Lynn B (2010). Understanding of stroke and coronary heart disease in the UK: An exploratory study, Psychology, health &

19. Byrne Molly, Walsh Jane and Murphy Andrew W (2005). Secondary prevention of coronary heart disease: patient beliefs and health-related behaviour, Journal of

psychosomatic research. 58(5), p. 403-415.

20. J Am Coll Cardiol (2001). ACC/AHA guidelines for percutaneous coronary intervention (revision of the 1993 PTCA guidelines)-executive summary. 73, p. 2215-2238.

21. Nicol A and Isael SJ (2003). Platelets and anti-platelet therapy, J Pharmacol Sci. 93, p. 381-396.

22. Wang ZJ and et al (2008). Impact of clopidogrel resistance on thrombotic events after percutaneous coronary intervention with drug-eluting stent, Epub. 124(1), p. 46-51.

23. Ahmad Muayyad and Tawalbeh Loai (2015). Patients with coronary artery disease in the north of Jordan: Toward healthy lifestyle intervention, International Journal

of Public Health Research. 3(5), p. 279-287.

24. American College of Chest Physicians (2012). A Patient's Guide to Primary and Secondary Prevention of Cardiovascular Disease Using Blood - Thinning Drugs,

CHEST Journal.

25. Baldwin and Sadie Ann Schwenk (2014). Coronary heart disease knowledge, health promoting behaviors and perceived benefits and barriers to exercise and

healthy eating in Montana females, Montana State University-Bozeman, College of

Nursing.

26. Daan Kromhout and et al (2002). Prevention of Coronary Heart Disease by Diet and Lifestyle Evidence From Prospective Cross-Cultural, Cohort, and Intervention Studies, Circulation, p. 893-898.

27. David Wood and et al (1998). Prevention of coronary heart disease in clinical practice: Recommendations of the Second Joint Task Force of European and other Societies on Coronary Prevention, Elsevier Science Ireland. 140, p.199-270.

28. Duong D.N and et al (2003). Hypertension screening and cardiovascular risk profiling in Vietnam, Nurse Health Science. 5(4), p. 269-273.

29. Gara P.T (2013). 2013 ACCF/AHA guideline for the Management of ST - Elevation Myocardial Infarction: A Report of the American College of Cardiology Foundation, American Heart Association Task Force on Practice Guidelines,

Circulation (127), p. 362-425.

30. George Dangas and Frank Kuepper (2002). Restenosis: Repeat Narrowing of a Coronary Artery: Prevention and Treatment, AHA Journals. 105, p. 2586-2587.

31. Ghada Th and et al (2016). Impact Of Designed Nursing Educational Protocol On Health Promotion For Patients Undergoing Coronary Artery Stent Outcome, IOSR

Journal of Nursing and Health Science (IOSR-JNHS). 5(2), p. 54 - 63.

32. Glenn N Levine (2016). 2016 ACC/AHA Guideline Focused Update on Duration of Dual Antiplatelet Therapy in Patients With Coronary Artery Disease",

circulation. 133.

33. Hochbaum Godfrey, Rosenstock Irwin and Kegels Stephen (1952), Health belief model, United States Public Health Service.

34. Hatem AL Khayyal (2016). Elders' Knowledge About Risk Factors of Coronary Heart Disease, Their Perceived Risk, and Adopted Preventive Behaviors, Journal

of Education and Practice 7(10), p. 1735-2222.

35. Ian Platt and et al (2013). Understanding adherence in patients with coronary heart disease: Illness representations and readiness to engage in healthy behaviours,

Australian Psychologist.

36. MacInnes JD (2006). The illness perceptions of women following acute myocardial infarction: implications for behaviour change and attendance at cardiac rehabilitation, Women & health. 42(4), p. 105-121.

37. Jennifer J and et al (2007), The contribution of changes in diet, exercise, and stress management to changes in coronary risk in women and men in the multisite cardiac lifestyle intervention program, Annals of Behavioral Medicine. 33(1), p. 57-68.

38. Kayaniyil and et al (2009). Degree and correlates of cardiac knowledge and awareness among cardiac inpatients, Patient education and counseling. 75(1), p. 99-107.

39. Lemesle G (2008). Stent thrombosis in 2008: definition, predictors, prognosis and treatment, Arch Cardiovasc Dis. 101, p. 769-777.

40. Lin YuPing and et al (2008). Cardiac misconceptions: comparisons among nurses, nursing students and people with heart disease in Taiwan, Journal of advanced

nursing. 64(3), p. 251-260.

41. Malik N and et al (2001). Phosphorylcholine-coated stents in porcine coronary arteries: in vivo assessment of biocompatibility, J Invasive Cardiol. 13, p. 193-201.

42. Massimo F Piepoli and et al (2016). 2016 European Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice, European Heart Journal. 37, p. 2315-2381.

43. Rosemary Murfin (2010). Coronary Heart Disease Knowledge and Health Behaviour in Student Nurses, University of Chester. 17(301).

44. Murfin and et al (2012). Coronary Heart Disease Knowledge and Health Behaviour

, European Heart Journal 7(231).

45. Nguyen H.M.T (2013). Factors affecting health-related behaviors in patients with hypertension in Vietnam, Journal of Nurses’ association of thailand, north-eastern

division. 31(4).

46. Nguyen Q.N, Pham T.S and Nguyen L.V (2012). Effectiveness of community- based comprehensive healthy lifestyle promotion on cardiovascular disease risk factors in a rural Vietnamse population: a quasi-experimental study, BMC

Cardiovascular. 12.

47. Nguyen Q.N and et al (2012). Cardiovascular Diseases Risk Factor Patterns and Their Implications for Intervention Strategies in Vietnam, International Journal of

Hypertension. 2012.

48. Oliver-McNeil Sandra and Artinian Nancy T (2002). Women’s perceptions of personal cardiovascular risk and their risk-reducing behaviors, American Journal of

49. Polit and et al (2006). The content validity index: are you sure you know what's being reported? Critique and recommendations, Research in nursing & health. 29(5), p. 489-497.

50. Rahman Md Motlabur and et al (2014). Level of Knowledge About Coronary Artery Disease is Poor Among Bangladeshi Hospitalized Patient Following Acute Coronary Syndrome, Journal of Medicine. 14(2), p. 119-122.

51. Rosenstock and et al (2008). Social learning theory and the health belief model,

Health education quarterly. 15(2), p. 175-183.

52. Serruys PW, Kutryk MJ and Ong AT (2006). Coronary-artery stents, N Engl J Med. 95, p. 354-483.

53. Shin Y.H and et al (2006). Exercise self-efficacy, exercise benefits and barriers, and commitment to a plan for exercise among Korean women with osteoporosis and osteoarthritis, International Journal of Nursing Studies,. 43, p. 3-10.

54. Sidney C, Smith Jr and et al (2011). AHA/ACCF Secondary Prevention and Risk Reduction Therapy for Patients With Coronary and Other Atherosclerotic Vascular Disease: 2011 Update, circulation. 124, p. 2458-2473.

55. Smith C and et al (2011). AHA/ACCF Secondary Prevention and Risk Reduction Therapy for Patients With Coronary and Other Atherosclerotic Vascular Disease: 2011 Update, AHA Journals, p. 2458-2473.

56. Sousa Valmi D and Rojjanasrirat Wilaiporn (2011). Translation, adaptation and validation of instruments or scales for use in cross cultural health care research: a clear and user friendly guideline, Journal of evaluation in clinical practice. 17(2), p. 268-274.

57. Stampfer and et al (2000). Primary prevention of coronary heart disease in women through diet and lifestyle, New England Journal of Medicine. 343(1), p. 16-22.

58. Thanavaro and et al (2010). Coronary heart disease knowledge tool for women,

59. Wei-Chien Chen, Yi-Cheng Yu and Karen Glaser (2009). The Knowledge and Attitudes of Coronary Heart Disease Prevention among Middle and Older Aged People in a Community in Taipei, Taiwan Geriatrics & Gerontology. 4(4), p. 251- 262.

60. Zhou Yi and et al (2017). Cardiac rehabilitation knowledge in patients with coronary heart disease in Baoding city of China: A cross-sectional study,

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

Số 257 Hàn Thuyên, Vị Xuyên, TP. Nam Định Điện thoại: (+84) 0350.649666 – Fax: (+84) 0350.649666

Email: dieuduong@ndun.edu.vn

THỎA THUẬN ĐỒNG Ý THAM GIA VÀO NGHIÊN CỨU

Tên đề tài nghiên cứu:“Khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng nguy cơ tái

hẹp mạch vành của người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2017”

Tôi tên là: ... Tuổi: ... Mã số hồ sơ: ... Tôi đã được nghe người phỏng vấn giải thích rõ ràng về mục đích của việc phỏng vấn, tôi đã hiểu được quy trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi đồng ý về việc sử dụng và chia sẻ thông tin về sức khỏe của tôi cho mục đích nghiên cứu. Tôi tự nguyện tham gia vào nghiên cứu này và tôi có quyền từ chối, không hoặc dừng tham gia vào bất cứ lúc nào. Tôi hiểu rõ rằng nghiên cứu này tuân thủ việc bảo mật.

Với những hiểu biết trên tôi đồng ý tham gia vào nghiên cứu này. Người tham gia ký tên

PHỤ LỤC 2

BỘ CÔNG CỤ KHẢO SÁT

KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI DỰ PHÒNG TÁI HẸP MẠCH VÀNH Ở NGƯỜI BỆNH SAU CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA (PCI) TẠI

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2017

PHẦN 1: THÔNG TIN NHÂN KHẨU HỌC

Stt Nội dung Câu trả lời

C1. Tuổi ………

C2. Giới tính 1. Nam 2. Nữ

C3. Trình độ học vấn

(Xin chọn cấp học cao nhất đã hoàn thành)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 59 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)