Các nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 29 - 34)

1.6.1. Nghiên cứu ngoài nước

Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về nguy cơ, kiến thức, thái độ, hành vi của người bị bệnh lý mạch vành.

Nghiên cứu của tác giả Motlabur Rahman và cộng sự (2014) [50] “Mức độ hiểu biết về bệnh động mạch vành của bệnh nhân được nhập viện ở Bangladesh sau hội chứng mạch vành cấp tính” cho thấy chỉ có 11,6% thì tỷ lệ người bệnh có kiến thức đúng về bệnh mạch vành. Cũng theo nghiên cứu của tác giả này thì người dân có trình độ học vấn thấp và ở nông thôn thì mức độ hiểu biết về bệnh động mạch vành càng thấp.

Theo nghiên cứu của Ammouri Ali A và cộng sự (2012) [15]“Kiến thức về các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành trong cộng đồng mẫu Oman”. Kết quả nghiên cứu cho thấy 60,5% số người tham gia có số điểm kiến thức về bệnh mạch vành kém và kiến thức về các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành liên quan đáng kể với chỉ số khối cơ thể, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn (p < 0,05).

Trong nghiên cứu “Đánh giá kiến thức bệnh mạch vành và các yếu tố nguy cơ ở cộng đồng người Philippines cư trú tại Mỹ” của Alona D. Angosta(2014) [17] cho thấy kiến thức về nguy cơ bệnh mạch vành ở mức trung bình chếm 82,81% và không có sự khác biệt kiến thức giữa nam và nữ (p = 0,68). Ngoài ra, không có sự khác biệt giữa tình trạng việc làm và kiến thức (p= 0,717). Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể đã được quan sát thấy trong tình trạng hôn nhân (p = 0,012), trình độ học vấn (p = 0,003), những người tham gia có hoặc không có bảo hiểm (p = 0,029) với điểm kiến thức của họ.

Nghiên cứu củaKhayyal Hatem AL và cộng sự (2016) [34]về “Kiến thức của người già về yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành, nhận thức về các yếu tố nguy cơ và hành vi dự phòng” . Kết quả là có 27,33% người bệnh không biết về các yếu ố nguy cơ gây bệnh mạch vành; 85,33% người bệnh không nhận thức được họ có nguy cơ bị bệnh mạch vành; trình độ văn hóa có mối liên quan thuận với kiến thức, nhận thức và hành vi phòng ngừa các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành (p= 0,000). Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kiến thức về các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có mối liên quan chặt chẽ với hành vi phòng ngừa các yếu tố nguy cơ BMV (p=0,000).

Nghiên cứu của Chen Wei-Chien và cộng sự (2009) [59], “Kiến thức và thái độ về bệnh mạch vành của nhóm người trung niên và cao tuổi ở cộng đồng người Đài Bắc Trung Quốc”. Kết quả hầu hết người bệnh hạn chế về kiến thức phòng ngừa bệnh mạch vành; 26% người bệnh không thể kể được 1 yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành; tuổi và trình độ giáo dục có mối liên quan đến kiến thức và thái độ phòng ngừa bệnh mạch vành (p<0,05).

Nghiên cứu của Rosemary Murfin (2010) [43]về “Kiến thức và hành vi phòng ngừa bệnh mạch vành của sinh viên Điều dưỡng”. Kết quả là kiến thức của sinh viên năm 3 là tốt, hành vi phòng ngừa của sinh viên năm 3 là trung bình; không có mối liên quan giữa kiến thức và hành vi phòng ngừa BMV (p=0.44); không có sự khác biệt về giới với kiến thức (p=0,51) nhưng có sự khác biệt có ý nghĩa với hành vi phòng ngừa bệnh mạch vành (p=0,004).

Nghiên cứ của Kromhout D. và cộng sự (2002)[26], “Phòng ngừa bệnh tim mạch vành bằng chế độ ăn và lối sống”. Đã chỉ ra rằng các bằng chứng liên quan đến chế độ ăn uống và các yếu tố lối sống liên quan đến sự xuất hiện của động mạch vành là phù hợp. Chế độ ăn uống, hút thuốc và hoạt động thể chất là yếu tố nguy cơ quyết định khả năng bị BMV.

Nghiên cứu của Daubenmier J. và cộng sự (2007) [37], “Sự đóng góp của những thay đổi trong chế độ ăn uống, tập thể dục, và quản lý căng thẳng với những thay đổi trong nguy cơ mạch vành ở phụ nữ và nam giới trong các chương trình can thiệp lối sống”. Kết quả nêu lên những cải tiến trong chế độ ăn uống chất béo, tập thể dục, và quản lý stress là cá nhân có tương tác liên quan đến nguy cơ mạch vành và các yếu tố tâm lý xã hội, cho thấy rằng các chương trình đa thành phần tập trung vào chế độ ăn uống, tập thể dục, và quản lý căng thẳng có thể lợi cho người bệnh có bệnh mạch vành.

1.6.2. Nghiên cứu trong nước

Kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Trang (2015)[11] về “Đánh giá hiệu quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do tổn thương thân chung động mạch vành trái” thực hiện tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 11/2011 đến tháng 8/2014 cho thấy 84,8% thành công về mặt thủ thuật, tỷ lệ tái nhập viện do biến

cố tim mạch đến thời điểm kết thúc nghiên cứu là 6,1%, can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp do tổn thương thân chung động mạch vành trái cho thấy hiệu quả tái thông động mạch vành và ổn định nhanh tình trạng bệnh nhân.

Nghiên cứu của Lê Thế Anh và Lê Văn Sỹ (2010) [1] về “Đánh giá bước đầu kết quả can thiệp động mạch vành thì đầu trong nhồi máu cơ tim cấp từ tháng 12/2009 đến tháng 8/2010 tại bệnh viện đa khoa Thanh Hoá”. Kết quả cho thấy tỷ lệ thành công bước đầu là 96% (24/25) và kết luận phương pháp can thiệp động mạch vành thì đầu trong nhồi máu cơ tim cấp là một phương pháp an toàn và hiệu quả.

Những phát hiện trong nghiên cứu của Hoàng Văn Minh và cộng sự (2006) có liên quan đến tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch ở vùng nông thôn Việt Nam, đó là một tỷ lệ rất cao (33% ở nam và 31% ở nữ). Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng cần bắt đầu các chiến lược điều trị thứ phát và dự phòng ban đầu bệnh cho cộng đồng [8].

Nghiên cứu của Nguyễn Quang Ngọc và cộng sự (2012) [46] thực hiện khảo sát 2.130 người trưởng thành nhằm tìm hiểu tỷ lệ thông hành của các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch tại Việt Nam, những chiến lược dự phòng nổi bật cũng như gánh nặng do các yếu tố nguy cơ tim mạch gây ra là gì cho nhóm dân số này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sự chuyển hóa, hành vi, giới tính và khu vực sống tại thành thị là những nhân tố nguy cơ của bệnh tim mạch.

Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quốc Bình và cộng sự (2013) [2] “Kết quả bước đầu chụp và can thiệp động mạch vành trong hội chứng mạch vành cấp tại bệnh viện tim mạch An Giang từ 7 – 9/2013” cho thấy tỷ lệ thành công (ngắn hạn) của 25 trường hợp can thiệp động mạch vành đạt 100%.

Nghiên cứu của Huỳnh Văn Thưởng (2015), “Nghiên cứu tính hiệu quả và an toàn của bóng phủ thuốc Paclitaxel điều trị tổn thương mạch máu nhỏ và tái hẹp trong Stent mạch vành” tại Khánh Hòa cho thấy kết quả tốt 89,9% ; sau 6 tháng theo dõi, kết quả điều trị ở nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá có kết quả tốt hơn hút thuốc lá 94,7% so với 81,3% (p=0.04), nhóm bệnh nhân không bị đái tháo đường có kết quả tốt hơn bị đái tháo đường 98,3% so với 72,4% (p<0.000).

Ngô Hữu Vinh và cộng sự (2010) [13] nghiên cứu về “Tỷ lệ, hình thái tái hẹp và các yếu tố liên quan trung hạn 6 tháng sau can thiệp động mạch vành bằng stent”. Kết quả tỷ lệ tái hẹp sau chụp động mạch vành chọn lọc cản quang là 16,99%, tỷ lệ tái hẹp của nhóm nong bóng kết hợp stent thường là 33,33% cao hơn so với nhóm nong bóng kết hợp stent phủ thuốc là 11,67% với p < 0,05. Đái tháo đường là yếu tố có mối tương quan rõ rệt với tái hẹp sau can thiệp mạch vành với p = 0,03, làm tăng tỷ lệ tái hẹp sau can thiệp. Và việc không dùng thuốc thường xuyên như khuyến cáo làm gia tăng nguy cơ tái hẹp mạch vành sau can thiệp mạch vành bằng strent.

Tóm lại, hầu hết các nghiên cứu trong nước trước đây về bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, can thiệp mạch vành qua da đều được thực hiện trong lĩnh vực y khoa và sức khỏe cộng đồng nhằm thiết lập các chương trình điều trị và dự phòng bệnh tim mạch như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, bệnh tăng huyết áp.

Việc thực hiện nghiên cứu kiến thức và hành vi dự phòng nguy cơ tái hẹp mạch vành trên dân số người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da, cũng như khảo sát mối liên quan của tuổi, giới, trình độ văn hóa với kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành tại Việt Nam không chỉ đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu Điều dưỡng tỉnh nhà và Việt Nam, mà còn cung cấp một nền tảng cho nghiên cứu sâu hơn của Điều dưỡng và thiết lập can thiệp chăm sóc phù hợp cho nhóm dân số này.

1.6.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Tim mạch can thiệp – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa vì những lý do sau:

 Bệnh viện tỉnh là bệnh viện lớn nhất tỉnh Khánh Hòa với tổng số giường bệnh điều trị sấp xỉ 1000 giường.

 Đây là bệnh viện duy nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có khoa Tim mạch can thiệp và được phép triển khai kỹ thuật can thiệp mạch vành qua da.

 Bệnh viện đã thành lập riêng phòng khám tim mạch can thiệp và khoa tim mạch can thiệp.

+ Phòng điều trị: 20 giường.

+ Phòng cấp cứu: 06 giường cùng với các trang thiết bị.

+ Phòng thông tim: hệ thống máy DSA Siemens tái tạo hình ảnh 3 chiều, máy siêu âm tim Phillip, máy sốc điện phá rung.

 Lượng người bệnh chụp mạch vành và can thiệp mạch vành từ năm 2009 – 2015 là trên 5000 ca. Trong 9 tháng đầu năm 2016 có tổng cộng 1061 ca được chụp và can thiệp mạch vành.

Có khoảng 50  70 người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tái khám/ngày tại phòng khám tim mạch can thiệp.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)