Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 50 - 54)

4.1.1. Giới tính

Nghiên cứu thực hiện trên 160 người bệnh, trong đó có 88 nam chiếm tỷ lệ 55% và 72 nữ chiếm tỷ lệ 45%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Thưởng (2015) [10], tỷ lệ nam là 71,9% và nữ 28,1%. Và tỷ lệ này cũng tương tự của tác giả Nguyễn Minh Phương (2015) [9], tỷ lệ nam là 60,3% và nữ là 39,7%; cũng theo tác giả này khảo sát được thì nguy cơ mắc các bệnh mạch vành ở nam cao hơn nữ và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Hữu Vinh và cộng sự (2010) [13] cho thấy tỷ lệ nam là 69,3% và tỷ lệ nữ là 30,7%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả thực hiện tại nước ngoài. Kết quả nghiên cứu của tác giảAbu-Sayeef Mirza và cộng sự (2016) [14] thực hiện tại Bangladesh cho thấy tỷ lệ nam giới mắc bệnh mạch vành sau can thiệp động mạch vành qua da là 59,9% và tỷ lệ này ở nữ là 40,1%. Hay tác giả Eun Suk Shin và cộng sự (2013) [53] khảo sát được tỷ lệ nam giới mắc bệnh mạch vành sau can thiệp động mạch vành qua da 65,5% và ở nữ là 34,2%.Tỷ lệ này trong nghiên cứu của tác giả Ghada Mohamed và cộng sự (2016) [31] lần lượt là 66,7% và 33,3%.Hay tác giả Yi Zhou và cộng sự (2017)[60] khảo sát tại Trung Quốc ghi nhận có 66,4% người bị bệnh mạch vành là nam và 33,6% bệnh nhân là nữ. Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh lý mạch vành xảy ra ở nam chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ.

4.1.2. Tuổi

Tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 63,9 ± 11,2 tuổi. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Thưởng (2015), là 67,2 ± 11,89 tuổi. Tương tự như nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Trang (2014) [11] là 64,6 ± 10,3 tuổi. Nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn (2014) [8] thì tuổi trung bình của người bệnh sau đặt stent là 67,6 ± 10 tuổi. Kết quả này của trong nghiên cứu của

chúng tôi gần giống với kết quả nghiên cứu của Eun Suk Shin và cộng sự (2013) [53] thực hiện tại Hàn Quốc là 62,86 ± 10,51 tuổi hay trong nghiên cứu củaYi Zhou và cộng sự (2017)[60], tuổi trung bình của người bệnh là 62,51 ± 9,96 tuổi. Tuy nhiên, tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn tuổi trung bình trong nghiên cứu của tác giả Chen Wei-Chien và cộng sự (2009) [59] là 57 ± 10 tuổi, hay nghiên cứu của tác giả Motlabur Rahman (2014) [50] là 57,2 ± 8,4 tuổi, hay nghiên cứu của tác giả Gahada Th. Mohammed và cộng sự (2016) [31] là 55,9 ± 9,1 tuổi.

Đa số người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm tuổi già ≥ 60 chiếm tỷ lệ 60,6%, nhóm tuổi 40 – 59 chiếm tỷ lệ 39,4% và không có người bệnh nào dưới 40 tuổi. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Văn (2014)[8], theo tác giả này thì có 77,3% bệnh nhân trên 60 tuổi và 22,7% bệnh nhân thuộc nhóm tuổi trẻ hơn. Nghiên cứu của tác giả Ngô Hữu Vinh (2010) [13] có đến 86,9% bệnh nhân sau can thiệp mạch vành bằng đặt stent từ 50 tuổi trở lên và chỉ có 13,1% người bệnh ở nhóm tuổi trẻ hơn. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Eun Suk Shin và cộng sự (2013) [53]cho thấy có 66,3% người bệnh thuộc nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên và 33,7% người bệnh thuộc nhóm tuổi dưới 60 tuổi.

Như vậy, tuổi trung bình của người bị bệnh lý mạch vành trong nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả trong nước cao hơn so với phần lớn các nghiên cứu tại nước ngoài. Điều này có thể do tại Việt Nam, người bệnh đến khám và điều trị can thiệp bệnh mạch vành muộn hơn chính vì vậy mà tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả trong nước cao hơn so với một số nghiên cứu ở nước ngoài.

4.1.3. Nơi cư trú

Mặc dù nghiên cứu chúng tôi được thực hiện tại bệnh viện tuyến tỉnh nhưng đa số đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đến từ nông thôn. Khảo sát cho thấy có 54,4% bệnh nhân đến từ nông thôn và 45,6% bệnh nhân sống tại thành thị. Điều này có thể lý giải do một số bệnh nhân sống tại thành thị có thu nhập ổn định và có điều kiện để đến khám ở các cơ sở y tế tư nhân nên chủ yếu đối tượng của chúng tôi là ở khu vực nông thôn. Vì vậy, kết quả này của chúng tôi không giống như kết quả của tác giả Motlabur Rahman (2014) [50] thực hiện tại Banglades, tỷ lệ người bệnh ở nông thôn là 34,7%

và thành thị là 65,3%. Tuy vậy, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự tỷ lệ tác giả Yi Zhou và cộng sự (2017)[60] khảo sát tại Trung Quốc ghi nhận có 53,4% người bệnh đến từ nông thôn và 46,6% người bệnh sống tại thành thị.

4.1.4. Trình độ học vấn

Tỷ lệ người bệnh có trình độ tiểu học chiếm cao nhất 28,1%, tiếp đến là trung học phổ thông chiếm 26,9%, bệnh nhân có trình độ trên trung học phổ thông (bao gồm trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học) chiếm tỷ lệ 25,6% và tỷ lệ thấp nhất là trung học cơ sở 19,4%. Tỷ lệ này tương tự với tỷ lệ trong nghiên cứu của tác giả Eun Suk Shin và cộng sự (2013) [53], bệnh nhân có trình độ học vấn chiếm tỷ lệ cao nhất 43,5% và bệnh nhân có trình độ sau trung học phổ thông chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,9%. Hay nghiên cứu của Motlabur Rahman (2014) [50] ghi nhận bệnh nhân có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,5%. Tuy nhiên, trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt so với đối tượng nghiên cứu của tác giả Alona D. Angosta và cộng sự (2014) [17] thực hiện tại Hoa Kỳ có đến 78,3% người bệnh có trình độ học vấn cao hơn phổ thông trung học.

4.1.5. Nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người bệnh đang làm việc (50,6%) và tỷ lệ người bệnh không làm việc do đã già quá tuổi lao động, nghỉ hưu, thất nghiệp, nội trợ... (49,4%) là tương đương nhau. Do phần lớn người bệnh trong đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thuộc nhóm tuổi già nên số người bệnh không còn đi làm việc tương đối cao hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác. Trong nhóm đối tượng nghiên cứu của tác giả Alona D. Angosta và cộng sự (2014) [17] có đến 78,2% người bệnh đang làm việc và chỉ có 21,6% người bệnh là thất nghiệp, nghỉ hưu. Sở dĩ có sự khác biệt này là do tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu của tác giả này là 54 ± 10 tuổi trong khi tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 63,9 ± 11,2 tuổi. Hay như trong nghiên cứu của tác giả Gahada Th. Mohammed và cộng sự (2016)[31] tiến hành tại Hy Lạp cho thấy có 76,7% người bệnh đang làm việc, tương tự như cách lý giải ở trên, tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu của tác giả này là 55,9 ± 9,1 tuổi, trẻ hơn so với tuổi trung bình của người bệnh trong

nghiên cứu của chúng tôi nên số người bệnh đang còn làm việc nhiều hơn so với kết quả mà chúng tôi quan sát được.

4.1.6. Tình trạng kinh tế

Chúng tôi khảo sát tình trạng kinh tế của người bệnh với nội dung là người bệnh có kinh tế độc lập ổn định hay phụ thuộc vào sự trợ cấp của người khác như con cái, vợ chồng hoặc có thu nhập nhưng không ổn định. Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ người bệnh có kinh tế độc lập và phụ thuộc bằng nhau, đều là 50%. Khi khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng đôi khi người bệnh có kiến thức đầy đủ nhưng không thể thực hiện các hành vi tốt do không đủ điều kiện kinh tế. Có một số trường hợp họ phải sống phụ thuộc vào người khác về kinh tế nên không đủ điều kiện để thực hiện chế độ sinh hoạt riêng có lợi cho hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành sau đặt stent.

Kết quả nghiên cứu vủa tác giả Yi Zhou và cộng sự (2017)[60] cho thấy có 87,8% người bệnh có mức kinh tế nghèo hoặc trung bình và liên quan giữa tình trạng kinh tế với kiến thức về phục hồi chức năng tim mạch cho người mắc bệnh mạch vành có ý nghĩa thống kê (p = 0,001). Hay nghiên cứu của tác giả Alona D. Angosta và cộng sự (2014)[17] thực hiện tại Hoa Kỳ cho thấy liên quan giữa mức độ hiểu biết của người bệnh về hẹp động mạch vành với tình trạng kinh tế của người bệnh có ý nghĩa thống kê (p = 0,02), tuy nhiên cũng theo tác giả này, tình trạng kinh tế không phải là yếu tố dự báo cho mức độ hiểu biết của người bệnh về hẹp động mạch vành.

4.1.7. Bệnh kèm

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 60,6% người bệnh có ít nhất một bệnh kèm theo. Phần lớn bệnh kèm theo của người bị bệnh lý mạch vành cũng chính là yếu tố nguy cơ của bệnh (ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường...) [28], nên tỷ lệ người bệnh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có ít nhất một bệnh kèm theo cao hơn so với nhóm còn lại. Theo nghiên cứu tác giả Chen Wei-Chien và cộng sự (2009)[59] cho thấy có 77% người bệnh có ít nhất một bệnh kèm hay nguy cơ đối với bệnh động mạch vành và nghiên cứu này cũng đã chứng minh rằng có mối liên quan giữa một số bệnh kèm theo của người bị bệnh lý mạch vành với kiến thức của họ (p < 0,05). Phần lớn

bệnh kèm theo của người bị bệnh lý mạch vành cũng chính là yếu tố nguy cơ của bệnh (ví dụ như tăng huyết áp, đái tháo đường...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát kiến thức và hành vi dự phòng tái hẹp mạch vành ở người bệnh sau can thiệp mạch vành qua da tại bệnh viện đa khoa tỉnh khánh hòa năm 2017 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)