7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo từng phần hành cụ
cụ thể
1.3.3.1. Tổ chức phần hành kế toán vốn bằng tiền
Các loại tiền ở đơn vị hành chính, sự nghiệp bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hiện có ở đơn vị.
Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản nhập, xuất quỹ tiền mặt và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Mọi chênh lệch phát sinh phải xác định nguyên nhân, báo cáo lãnh đạo, kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. Kế toán phải tổ chức thực hiện việc theo dõi riêng từng loại tiền gửi (tiền gửi của các hoạt động: Thu phí; Sản xuất kinh doanh dịch vụ; Tiền gửi của chương trình dự án; Tiền gửi vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các loại tiền gửi khác theo từng Ngân hàng, Kho bạc). Định kỳ phải kiểm tra, đối chiếu nhằm đảm bảo số liệu gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của Ngân hàng, Kho bạc quản lý. Nếu có chênh lệch phải báo ngay cho Ngân hàng, Kho bạc để xác nhận và điều chỉnh kịp thời.
Định kỳ hàng tuần, hàng tháng kế toán viên có nhiệm vụ lập các báo cáo về tình hình lưu chuyển tiền và các báo cáo nội bộ khác. Trên cơ sở theo dõi phần hành kế toán vốn bằng tiền, kế toán viên giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị.
1.3.3.2. Tổ chức hạch toán công cụ dụng cụ, tài sản cố định
Hạch toán chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ phải thực hiện đồng thời ở kho và ở phòng kế toán. Ở kho, thủ kho phải mở sổ hoặc thẻ kho theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại vật tư, công cụ dụng cụ. Ở phòng kế toán phải mở sổ chi tiết vật tư, công cụ dụng cụ để ghi chép cả về số lượng, giá trị từng loại nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ kế toán và thủ kho phải đối chiếu về số lượng nhập, xuất, tồn kho. Trường hợp phát hiện chênh lệch phải xác định nguyên nhân và báo ngay cho kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán và Thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời có biện pháp xử lý.
36
Trường hợp nhập kho công cụ, dụng cụ do mua bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước; Nguồn phí được khấu trừ, để lại, khi xuất kho sử dụng tính vào chi phí của từng hoạt động đến đâu thì tính vào doanh thu tương ứng đến đó.
Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ. Tùy thuộc vào quá trình hình thành, nguyên giá TSCĐ được xác định trong từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành. Đơn vị phải có kế hoạch và dự toán mua sắm, sửa chữa, xây dựng, thanh lý TSCĐ. Phải có hệ thống sổ kế toán chi tiết TSCĐ đầy đủ rõ ràng và sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng; Kiểm kê TSCĐ đúng theo quy định. Các bộ phận phải có nhật ký công tác để dễ kiểm tra, đối chiếu và kiểm soát lẫn nhau.
1.3.3.3. Tổ chức hạch toán nguồn kinh phí và các khoản thu, chi
Hàng năm, đơn vị phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài chính. Mọi khoản chi phải theo đúng kế hoạch, dự toán, mục lục ngân sách (đối với kinh phí ngân sách cấp hoặc có nguồn gốc ngân sách), theo từng khoản mục chi (đối với chương trình, dự án, đề tài) hoặc theo từng khoản mục chi phí (đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ). Các khoản thu, chi phải có quá trình kiểm duyệt, phê chuẩn đúng quy định.
Kế toán mở sổ kế toán tổng hợp, chi tiết theo dõi nguồn kinh phí theo từng loại, từng nội dung chi, kiểm tra, đối chiếu định kỳ, có nhiệm vụ giao dịch với kho bạc cấp kinh phí và thực hiện các thủ tục tiếp nhận, sử dụng kinh phí thông qua hệ thống mục lục ngân sách chi tiết tới mục, tiểu mục. Phản ánh mọi nghiệp vụ chi tiêu, đảm bảo đúng nội dung, đúng nguồn, đúng kỳ và phù hợp giữa thực tế với dự toán. Các bộ phận phải có nhật ký công tác để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đối chiếu và kiểm soát nội bộ.
Đơn vị phải có kế hoạch, lập dự toán nguồn kinh phí trình cấp trên và theo dõi công khai dự toán nguồn kinh phí được duyệt. Quy định cụ thể và chặt chẽ về nội dung thu chi từng nguồn kinh phí, mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng, xử lý các vấn đề phát sinh. Xây dựng quy trình kiểm tra, xét duyệt, quy định phân công, ủy quyền trong quá trình sử dụng nguồn kinh phí.
37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này tác giả đã trình bày và phân tích những lý luận cơ bản của đơn vị sự nghiệp công lập về cơ chế quản lý tài chính và công tác kế toán tại các đơn vị này. Bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, trình bày một cách có hệ thống về khái niệm, phân loại, đặc điểm và
đặc điểm cơ chế quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập cũng như khái niệm, vai trò, nhiệm vụ và nguyên tắc, yêu cầu của tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ hai, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và phân tích những nội dung
cơ bản của tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó đi sâu phân tích những nội dung cốt lõi liên quan đến các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động bên lĩnh vực giáo dục đào tạo, nhằm đảm bảo tuân thủ khuôn khổ pháp luật kế toán và các văn bản quy định hiện hành áp dụng cho các đơn vị này để cung cấp căn cứ cho quá trình phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
Việc làm sáng tỏ lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nêu trên là hết sức quan trọng và là nền tảng cho việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định ở chương 2 và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán trong chương 3 của Luận văn sau này.
38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH