Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Những kết quả đạt được

Từ thực trạng tổ chức công tác kế toán tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định, có thể ghi nhận những kết quả đạt được như sau:

2.3.1.1. Về công tác tổ chức lập dự toán thu chi

Công tác lập dự toán được lập chi tiết cụ thể từng nội dung thu, chi theo hướng dẫn. Mô hình lập dự toán được thực hiện từ nhiều năm trước nên đội ngũ kế toán nắm rõ được quy trình thực hiện, dễ dàng hơn trong thực hiện nhiệm vụ, dẫn đến số lượng hài lòng về công việc khá cao. Công tác lập dự toán được Ban giám hiệu phân công nhiệm vụ cho các bộ phận từ việc tổng hợp số lượng học sinh, báo cáo số lượng nhân sự đến tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương và bộ phận kiểm tra việc lập dự toán, công khai dự toán. Điều đó giúp tránh được tình trạng chồng chéo, đùn đẩy và trốn tránh công việc.

Các trường chủ động xây dựng và ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài chính tương ứng với tình hình dự toán của đơn vị mình, làm cơ sở để tăng cường công tác quản lý và kiểm soát.

2.3.1.2. Tổ chức quá trình xử lý thông tin

Thứ nhất, về công tác tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán

Hệ thống chứng từ của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định đủ để phản ánh các hoạt động thu chi của đơn vị. Các biểu mẫu được sử dụng theo đúng

70

quy định hiện hành. Các trường có sự điều chỉnh các chỉ tiêu trong các biểu mẫu hướng dẫn để phù hợp với đặc điểm của đơn vị. Các trường đã xây dựng được quy trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ, đầy đủ. Kế toán đã thực hiện khá nghiêm túc trình tự này và có sự hướng dẫn cho toàn đơn vị biết quy trình cụ thể. Chứng từ được phân ra từng loại riêng thuận tiện cho công tác tìm kiếm, tra cứu chứng từ.

Thứ hai, về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Việc hạch toán các nội dung kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán đã được các trường vận dụng đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, phản ánh đúng nội dung và tính chất của các tài khoản. Các trường đã mở các tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu quản lý.

Thứ ba, về tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Các trường đã lựa chọn hạch toán kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” là phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị và đúng theo quy định hiện hành về mặt hình thức. Đơn vị đã mở sổ kế toán tổng hợp và mở các sổ chi tiết theo từng đối tượng tương ứng, đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của quản lý. Hệ thống sổ sách kế toán được tổ chức phù với hình thức kế toán mà đơn vị đã lựa chọn. Công tác ghi sổ kế toán được thiết lập trong phần mềm kế toán theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ tư, về công tác tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Các trường đã thực hiện lập đầy đủ các báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán theo đúng quy định tại thông tư 107/2017/TT-BTC và văn bản hướng dẫn của cấp trên. Thực hiện tốt công tác công khai tài chính góp phần hạn chế được những sai sót và tình trạng tham ô, lãng phí.

Thứ năm, về công tác tổ chức bộ máy kế toán

Các trường tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung nên việc kiếm tra, chỉ đạo nghiệp vụ đảm bảo sự tập trung, thống nhất. Cung cấp, kiểm tra và xử lý kịp thời thông tin kế toán. Sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng chuyên môn, ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công tác của đơn vị.

71

Tất cả các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định đều thực hiện chế độ bảo quản và lưu trữ tài liệu theo quy định. Tất cả các tài liệu kế toán được lưu tại kho của phòng kế toán hoặc phòng tài vụ ít nhất là 10 năm thuận tiện cho công tác theo dõi, đối chiếu, báo cáo số liệu khi có những báo cáo tài chính cấp bách có liên quan đến giai đoạn 5 năm, 10 năm…

Thứ bảy, về công tác tổ chức kiểm kê tài sản, kiểm tra kế toán

Các trường đã thành lập hội đồng kiểm kê tài sản và tổ chức công tác kiểm kê tài sản vào cuối năm tài chính đã giúp cho đơn vị ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí làm thất thoát tài sản; Giúp cho việc ghi chép, báo cáo số liệu về tài sản đúng tình hình thực tế; Giúp cho lãnh đạo nắm chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, phát hiện tài sản ứ đọng để có biện pháp giải quyết thích hợp nhằm nâng cao hiện quả sử dụng vốn, nâng cao trách nhiệm của người quản lý tài sản.

Công tác tổ chức kiểm tra kế toán được tiến hành bởi cả hai chủ thể: Nội bộ nhà trường và cơ quan chủ quản. Nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vào đầu năm bao gồm các quy định nội bộ về các chế độ thu - chi, tiêu chuẩn định mức các nguồn thu, các khoản chi áp dụng thống nhất trong nhà trường nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc thu chi tài chính. Hàng năm, kế toán nhà trường có thực hiện tự kiểm tra thu chi tài chính, bên cạnh có sự giám sát hoạt động thu chi của thanh tra nhân dân giúp đơn vị dễ dàng điều chỉnh khi có sai sót xảy ra. Định kỳ, sau khi kết thúc năm tài chính Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm tra quyết toán các trường bên cạnh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc quản lý thu chi tài chính định kỳ, đột xuất...giúp các trường rút ra được nhiều kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong công tác kế toán.

2.3.1.3. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán theo từng phần hành cụ thể

Các trường đã chú ý dựa vào các văn bản pháp luật để xây dựng hệ thống chỉ đạo và hệ thống thông tin phản ánh quá trình thực hiện, tập trung chính vào quản lý kinh tế tài chính trên hai phương diện thu - chi; Các trường đã chú ý khai thác nguồn thu và tiết kiệm các khoản chi, chú ý đến kiểm soát tính tuân thủ các văn bản pháp quy để điều hành các hoạt động nhằm đạt mục tiêu quản lý.

72

Định kỳ hàng tháng kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu gửi vào, rút ra và tồn cuối kỳ khớp đúng với số liệu của Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch. Thủ quỹ đã mở sổ quỹ tiền mặt, theo dõi các khoản thu chi đúng theo quy định. Hàng ngày kiểm kê, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt với sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phát sinh, thủ quỹ tiến hành xác định nguyên nhân và báo cáo lãnh đạo đề ra biện pháp xử lý chênh lệch.

Các trường đều xây dựng quy trình mua vật liệu, dụng cụ, TSCĐ thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi.

Các trường đã xây dựng quy trình tổ chức hạch toán nguồn kinh phí và các khoản thu chi phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị. Trong quá trình thu chi được thực hiện theo phân cấp quản lý, đã có sự ủy quyền phê duyệt, đã xây dựng một số định mức chi. Các khoản chi được cập nhật thường xuyên vào chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Có chế độ kiểm tra định kỳ xử lý các khoản chênh lệch. Tương ứng với các đối tượng chi tiết các trường đã mở các tài khoản chi tiết để theo dõi mục chi. Hàng ngày, khi phát sinh các chứng từ thu chi, kế toán kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ, sau đó lập các CTGS. Các CTGS đó lập được đăng ký vào sổ đăng ký CTGS và ghi Sổ Cái. Các trường đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý tài sản trong tổ chức công tác kế toán. Phần lớn các chứng từ, sổ sách kế toán được thực hiện trên phần mềm máy vi tính có tác dụng hỗ trợ tích cực cho cán bộ kế toán trong thực hành công việc hạch toán kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)